Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa Bảo hiểm xã hội tỉnh với các cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh hà giang (Trang 108 - 123)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Những giải pháp cơ bản tăng cƣờng quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt

3.2.7. Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa Bảo hiểm xã hội tỉnh với các cơ

với các cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức Cơng đồn trên địa bàn

3.2.7.1. Mục tiêu giải pháp

Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách BHXH đã xác định “Tăng cường công tác phối hợp, chia sẻ, kết nối thông tin, dữ liệu giữa cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, tài chính, thuế, lao động để nâng cao hiệu quả quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và thực thi chính sách bảo hiểm xã hội”.

Sự tăng cường phối hợp giữa BHXH tỉnh với các cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức Cơng đồn sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động BHXH nói chung trong đó có hoạt động quản lý thu BHXH bắt buộc. Các ngành và cơ quan trong tỉnh Hà Giang như Liên đoàn Lao động, Sở

Lao động TBXH, Sở Kế hoạch đầu tư, Cục thuế, Thanh tra, Đài Phát thanh và Truyền hình, UBND các cấp cần tích cực phối hợp chặt chẽ hơn nữa với cơ quan Bảo hiểm xã hội trong việc cung cấp thông tin đơn vị sử dụng lao động, xử lý những đơn vị vi phạm pháp luật về BHXH. Với quan điểm phải thực hiện nghiêm túc chính sách BHXH cho người lao động, các cơ quan đã có những cơ chế thống nhất trong việc xử lý vấn đề nảy sinh vì mục tiêu chung cho sự phát triển của Tỉnh, đảm bảo an sinh xã hội cho người dân nói chung và người lao động nói riêng

3.2.7.2. Điều kiện thực hiện

Nhằm tăng cường hoạt động quản lý thu thì Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang trong giai đoạn tiếp theo cần:

- Thường xuyên trao đổi thông tin và giữ mối liên lạc chặt chẽ với với các ngành chức năng: Sở Kế hoạch đầu tư và Cục Thuế. Sở Kế hoạch đầu tư sẽ cung cấp cho Bảo hiểm xã hội tỉnh thông tin về các đơn vị mới thành lập. Cơ quan BHXH có thể áp dụng việc thu nộp BHXH thông qua việc thu nộp thuế từ các doanh nghiệp, đơn vị SDLĐ. BHXH sẽ phối hợp với cơ quan Thuế yêu cầu đối với các doanh nghiệp ngoài việc đăng ký kinh doanh phải đăng ký mã số thuế, đăng ký sử dụng số lượng lao động và số lao động thay đổi thì phải thơng báo cho cơ quan BHXH biết, từ đó, cơ quan BHXH sẽ lập danh sách và số thu chi tiết gửi sang cho cơ quan Thuế. Cơ quan Thuế sẽ có trách nhiệm thu nộp hộ cho cơ quan BHXH. Hàng tháng, quý và cuối năm các doanh nghiệp này phải nộp thuế, bao gồm cả số tiền đóng quỹ BHXH cho người SDLĐ và NLĐ thì cơ quan thuế mới chấp nhận việc thu nộp này. Bởi nếu trong trường hợp các cơ quan này khơng nộp thuế thì sẽ coi là vi phạm pháp luật của Nhà nước. Việc nộp thuế cùng với BHXH sẽ mang lại hiệu quả lớn vì: Khi thực hiện nộp thuế cùng với nộp BHXH sẽ ngăn chặn được tình trạng nhiều bảng lương tại một đơn vị sử dụng lao động như đã nêu trên; Việc trốn nợ, nợ đọng BHXH cũng khơng cịn, do khi nộp thuế các DN cũng sẽ phải nộp tiền BHXH. Nếu đơn vị nào khơng nộp BHXH thì cơ quan thuế sẽ

khơng cho doanh nghiệp đó được nộp thuế, từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh; Thu BHXH cùng với thu thuế, sẽ tiết kiệm thời gian cho cả cơ quan BHXH và người SDLĐ.

- BHXH cần thiết lập mối quan hệ mật thiết với UBND các cấp và UBND tỉnh định kỳ hàng tháng nghe báo cáo của các ngành về tình hình sử dụng lao động, đóng BHXH để có hướng chỉ đạo xử lý kịp thời những đơn vị chây ỳ khơng đóng BHXH cho NLĐ. Bằng cách u cầu ngân hàng, kho bạc, nơi đơn vị mở tài khoản trích từ tài khoản của đơn vị để nộp BHXH mà không cần sự chấp thuận của đơn vị.

Công tác thu BHXH ở khu vực kinh tế ngồi nhà nước cịn rất nhiều bất cập gây ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện kế hoạch thu của tồn ngành. Để cơng tác thu BHXH được tiến hành đúng tiến độ và đúng đối tượng, BHXH tỉnh Hà Giang cần phối hợp với UBND phường, xã trong các tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH. Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND các quận, huyện ban hành các văn bản chỉ đạo việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH trên địa bàn quận huyện; thành lập các đoàn liên ngành đi khảo sát, điều tra các doanh nghiệp, tham gia BHXH, từ đó đã mở rộng và phát triển được nhiều doanh nghiệp người lao động tham gia BHXH; thành lập các đoàn liên ngành kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp nợ BHXH. Cơ quan BHXH phải phối hợp chặt chẽ với UBND phường xã để xác định doanh nghiệp nào thuộc đối tượng thực hiện BHXH trên từng địa bàn, từ đó triển khai cơng tác thu BHXH được kịp thời, đầy đủ. Như vậy, UBND phường, xã khơng chỉ giữ vai trị là đại lý chi trả mà còn là đầu mối quan trọng để giúp cơ quan BHXH quản lý đối tượng thuộc diện tham gia để hỗ trợ thu BHXH tại đây.

- Cơ quan BHXH phải liên hệ chặt chẽ với tổ chức Cơng đồn các cấp. Phối hợp chặt chẽ với tổ chức Cơng đồn để vừa nâng cao nhận thức cho NLĐ về quyền lợi của mình, vừa bảo vệ họ trong trường hợp người SDLĐ không thực hiện đúng trách nhiệm cần thiết. Hiện nay vai trò của tổ chức

Cơng đồn trong hầu hết các cơ quan, doanh nghiệp chưa thực sự mạnh đủ sức để bảo vệ quyền lợi cho NLĐ, chính vì vậy cần nâng cao hơn nữa vai trò của tổ chức này trong mỗi cơ quan, doanh nghiệp. Hiện nay, tổ chức Cơng đồn là đại diện duy nhất hợp pháp đấu tranh bảo vệ quyền lợi của người lao động, vì thế sự phối hợp của cơ quan BHXH với tổ chức Công đồn là điều vơ cùng cần thiết và hiệu quả trong việc nâng cao trách nhiệm của người SDLĐ cũng như nhận thức của NLĐ về quyền lợi chính đáng của mình.

- Bảo hiểm xã hội tỉnh cũng cần phối hợp với các cơ quan khác như: Ngân hàng và Kho bạc trong việc phong tỏa tài khoản của các đơn vị được xác định là cố tình hoặc vi phạm pháp luật BHXH nhiều lần. BHXH tỉnh Hà Giang cần phối hợp với Tòa án tỉnh, Viện kiểm sát, Cơng an để khởi tố, xử lý hình sự đối với đơn vị khơng chấp hành đóng đủ, kịp thời BHXH cho NLĐ theo quy định của pháp luật.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong chương này, trên cơ sở đưa ra dự báo và định hướng tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang, luận văn cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang. Các giải pháp được đưa ra trong luận văn như: Quản lý đối với đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; Thực hiện tốt phương thức quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc và giải quyết kịp thời các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động; Cải cách thủ tục hành chính trong công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc; Tăng cường công tác thanh, kiểm tra về bảo hiểm xã hội; Tổ chức tốt cơng tác tun truyền về chính sách Bảo hiểm xã hội bắt buộc; Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ thực hiện quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc; Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa BHXH tỉnh với các cơ quan quản lý Nhà nước và tổ chức Cơng đồn trên địa bàn, theo tác giả là tương đối phù hợp với điều kiện thực tế và góp phần nâng hiệu quả hoạt động của BHXH tỉnh Hà Giang đến năm 2025.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Nội dung của luận văn là nghiên cứu quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang.

Thực hiện nội dung này, tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng và các giải pháp quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang.

Qua nghiên cứu, tác giả đã rút ra một số kết luận chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, đã trình bày, làm rõ bản chất, nội dung một số khái niệm có

liên quan đến các vấn đề trình bày tại luận văn; các chỉ tiêu đánh giá và nội dung quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Đồng thời, qua nghiên cứu rút ra được 02 bài học kinh nghiệm về quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội thành phố Lạng Sơn và thành phố Yên Bái.

Đây là những kinh nghiệm quý, có tác dụng để Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang nói riêng và các cơ quan khác tham khảo, thực hiện trong điều kiện hiện nay.

Thứ hai, sau khi nghiên cứu quá trình xây dựng và phát triển; chức

năng nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang; tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang và rút ra những kết luận như sau:

Cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang mới được thành lập và từng bước phát triển theo ngành BHXH nhưng đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ, CCVC đủ về số lượng và có chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng tăng của Ngành.

Trong quá trình triển khai và thực hiện cơng tác quản lý thu Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang đã đạt được những thành tích đáng kể trong thời gian qua. Bảo hiểm xã hội tỉnh đã chủ động, có biện pháp chỉ đạo phù hợp với tình

hình địa phương, có sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành trong công tác quản lý thu BHXH bắt buộc.

Về đối tượng tham gia: Giai đoạn 2017-2019, Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà

Giang đã cố gắng tổ chức mở rộng các đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc để tăng nguồn thu. Số đơn vị thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc có xu hướng tăng nhẹ trong giai đoạn này.

Về chất lượng đội ngũ làm công tác quản lý thu: Các cán bộ làm công

tác thu tại cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang ngày càng được nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Các cán bộ thu luôn theo sát các đơn vị, doanh nghiệp nhất là các đơn vị, doanh nghiệp nộp chậm và nợ đọng BHXH để theo dõi đôn đốc kịp thời. Với sự hướng dẫn tận tình của các cán bộ thu mà các cán bộ làm công tác BHXH tại các đơn vị, doanh nghiệp đã khắc phục được những sai sót trong ghi chép và khai báo số lượng lao động tăng giảm.

Về tình hình nợ đọng: Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang đã cố gắng kiểm

sốt tình hình nợ đọng BHXH bắt buộc tại địa phương thời gian qua. Bảo hiểm xã hội tỉnh vẫn luôn đôc đốc nhắc nhở các đơn vị, doanh nghiệp nộp BHXH bắt buộc theo đúng quy định. Các cán bộ chuyên trách đã trực tiếp xuống đơn vị, doanh nghiệp kiểm tra, kiểm soát số tiền nợ đọng từ đầu tháng, đầu năm.

Về ứng dụng công nghệ thông tin: Bảo hiểm xã hội tỉnh đã triển khai

thực hiện các chương trình phần mềm nghiệp vụ theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam như: đồng bộ các mã số BHXH cho các đối tượng tham gia, triển khai ký số văn bản điện tử và giải quyết các vướng mắc tồn tại trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành, triển khai phần mềm chống virut đối với hệ thống mạng thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh... một cách đồng bộ và thống nhất đã góp phần giải quyết cơng việc chính xác và kịp thời nhằm đáp ứng tốt nhất cho các đối tượng.

Về công tác thanh tra, kiểm tra: Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang đã thực

lý vi phạm Luật BHXH của các đơn vị, doanh nghiệp. Ngoài ra, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã phối hợp với các sở ban ngành có liên quan như lao động, cơng an, Liên đồn lao động... để thực hiện có hiệu quả cơng tác thanh tra BHXH.

Về cơng tác tuyên truyền, quảng bá: Bảo hiểm xã hội tỉnh đã phối hợp

với các sở, ban, ngành và các cơ quan tuyên truyền như báo, đài truyền hình, đài phát thanh,... nhằm tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cho người lao động tham gia BHXH và đã đạt được những kết quả nhất định.

Thứ ba, đã đề ra những giải pháp khá đồng bộ để tăng cường quản lý

thu Bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang trong thời gian tới.

Sau khi trình bày các mục tiêu, phương hướng trong thời gian tới, tác giả đã nghiên cứu và đưa ra 07 giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang. Theo tác giả luận văn thì 07 giải pháp này có tính khả thi, cơ bản phù hợp trong điều kiện của nước ta và của Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Giang.

2. Khuyến nghị

* Đối với Nhà nước

Nhà nước nên có những quy định xử phạt nghiêm khắc hơn, với số tiền phạt lớn, mức lãi suất cao hơn gấp nhiều lần so với hiện nay đối với từng mức độ, hành vi vi phạm. Nếu tái phạm nhiều lần hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng có thể truy cứu trách nhiệm hình sự; đặc biệt phải có mức xử phạt nặng đối với những sai phạm của các đối tượng trốn tham gia, trốn đóng, nợ đọng hoặc có những hành vi vi phạm pháp luật về BHXH khác nhằm trục lợi cho bản thân; hệ thống hóa chúng thành các văn bản pháp luật và áp dụng vào thực tế.

- Nhà nước trong thời gian tới nên có những biện pháp nhằm đảm bảo việc cấp kinh phí cho các đơn vị được thực hiện đầy đủ, kịp thời, theo đúng quy định để có thể giảm tối đa số nợ trong khu vực này.

- Nhà nước cần tiếp tục tạo điều kiện về mọi mặt cho các thành phần kinh tế phát triển, có như vậy thì cơng tác thu BHXH mới đạt hiệu quả cao. Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách BHXH đã xác định “Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghiên cứu thiết kế các gói bảo hiểm xã hội ngắn hạn với mức đóng, mức hưởng, phương thức giao dịch phù hợp với người lao động trong khu vực phi chính thức” để đẩy nhanh quá trình gia tăng số lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong khu vực phi chính thức

- Tăng cường hồn thiện các văn bản pháp quy về BHXH nói chung trong đó có văn bản pháp quy nhằm hồn thiện cơng tác quản lý thu BHXH bắt buộc.

- Sở Lao động TB&XH, Sở Y tế cùng với Bảo hiểm xã hội tỉnh trên cơ

sở tổng kết hoạt động thực tiễn, nghiên cứu, đề xuất với cơ quan cấp trên những nội dung cần sửa đổi, bổ sung vào Luật BHXH, Luật BHYT và các Thông tư hướng dẫn. Trong đó, đặc biệt chú trọng đề xuất những cơ chế, chính sách đối với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn Tỉnh đã nợ đọng BHXH nhiều năm với số tiền lớn, khơng có khả năng thanh tốn, dẫn đến quyền lợi của người lao động thuộc các doanh nghiệp này bị xâm phạm nghiêm trọng. Đồng thời, cần khẩn trương tham mưu đề xuất với UBND tỉnh,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại bảo hiểm xã hội tỉnh hà giang (Trang 108 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)