Kinh nghiệm M&A ngân hàng tại Châ uÁ

Một phần của tài liệu 0637 hoạt động hợp nhất sát nhập và mua lại NH nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39 - 41)

1.3 Thực tiễn hoạt động hợp nhất, sáp nhập và mua lại ngân hàng trên

1.3.1.3 Kinh nghiệm M&A ngân hàng tại Châ uÁ

a. Tại Nhật Bản

Làn sóng M&A các ngân hàng bắt đầu diễn ra vào những năm đầu thập niên 1990 ở Nhật Bản, điển hình là các thương vụ M&A ngân hàng Mitsui Bank và Taiyo Kobe Bank tiến hành hợp nhất thành ngân hàng Sakura Bank năm 1990; Kyowa Bank và Saitama Bank hợp nhất thành Asahi Bank năm 1991; Tokyo Bank và Mitsubishi Bank sáp nhập thành ngân hàng lớn nhất Nhật Bản là Tokyo-Mitsubishi Bank năm 1994. Nhưng làn sóng M&A các ngân hàng thực sự mạnh mẽ vào những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ 20 với quy mô lớn hơn nữa do tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đơng Á.

Thương vụ M&A hình thành tập đồn tài chính Mitsubishi Tokyo-UFJ

Thương vụ M&A đình đám nhất trong lĩnh vực tài chính ngân hàng diễn ra ở Nhật vào tháng 9/2005 giữa hai đại gia trong ngành ngân hàng Nhật thời bấy giờ là ngân hàng lớn thứ 2 của Nhật Mitsubishi Tokyo Financial Group Inc. và ngân hàng lớn thứ 4 là UFJ Holding Inc., đây là vụ M&A lớn nhất trong lịch sử ngành tài chính ngân hàng tính tới thời điểm năm 2005, với giá trị thương vụ sáp nhập lên tới 59,1 tỷ USD, nhờ đó Mitsubishi Tokyo-UFJ đã vượt qua tập đoàn tài chính khổng lồ Citigroup của Mỹ (có tổng tài sản 1.190 tỷ USD) và trở thành ngân hàng lớn nhất thế giới với giá trị tài sản lên tới 189.000 tỷ yên (tương đương 2.980 tỷ USD). Vụ sáp nhập này giải quyết được khủng hoảng tài chính của Nhật trong thời gian này cùng với việc cải thiện tình trạng làm ăn thua lỗ của UFJ, đồng thời tạo nên tập đoàn TCNH hàng đầu thế giới đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn TCNH hàng đầu của Mỹ, Tây Âu và nền kinh tế đang nổi Trung Quốc. Sau vụ M&A này, Nhật Bản chỉ còn 7 ngân hàng chủ chốt, giảm từ 21 ngân hàng cách đây 9 năm.

b. Tại Đơng Nam Á

Làn sóng M&A trong lĩnh vực tài chính tại khu vực châu Á bắt đầu mạnh sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 bắt nguồn từ Thái Lan. Do tác động của cuộc khủng hoảng và sự phá giá của đồng bản tệ, hệ thống ngân hàng quốc gia lâm vào tình trạng thua lỗ và đứng trước nguy cơ phá sản nên các ngân hàng tại các quốc gia Đông Nam Á phải tiến hành sáp nhập và mua lại với nhau và với các đối tác nước ngồi nhằm thốt khỏi nguy cơ phá sản và phải tiến hành cơ cấu để phục hồi.

Ở Thái Lan, HSBC Anh Quốc và các ngân hàng Singapore vốn ít chịu tác động của cuộc khủng hoảng mua lại các tổ chức ngân hàng của các quốc gia này nhằm mục đích vừa để cứu các ngân hàng này thốt khỏi nguy cơ phá sản vừa là để thâm nhập vào thị trường nội địa sau khủng hoảng.

.Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính tiền tệ này các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã đề ra những chính sách củng cố và phát triển hệ thống ngân hàng để vượt qua giai đoạn khủng hoảng, nổi bật nhất là Indonesia và Malaysia đã rất thành công với mơ hình sáp nhập để tạo ra được các ngân hàng phát triển lành mạnh, gọi là mơ hình Ngân hàng Anchor.

Chart 1

Cross-border mergers and acquisitions in crisis countries, 1995-20001

(billion dollars)

Source: Thomson Financial Secuntlas Dala.

11ncludes all cross-border acquisitions

Chart 2

Cross-border mergers and acquisitions In crisis countries,

by sector, 1997-99 (number Ot transactions)’

30

LitJtIt manufacturing I Wtiolesale and retail trade

Petrochemical products I Finance and real estate

Metal and machinery ■ Transportation and communications

Electronic and electrical equipment ∏ utilities Source: Thomson Financial Securities Data.

1 Includes acquisitions of more than 50 percent equity.

Nguồn: Cross-border Merges and Acquisitions in East Asia: Trends and Implications, Ashoka Mody and Shoko Negishi

Hình 1.4: Tình hình sáp nhập và mua lại diễn ra tại các nước châu Á trong thời kỳ khủng hoảng tài chính-tiền tệ

Sau cuộc khủng hoảng này, các ngân hàng thúc đẩy hoạt động M&A để phục hồi nhanh nền kinh tế sau khủng hoảng. Năm 2007, tại khu vực Châu Á đã thực hiện thành công 6.821 vụ M&A với tổng giá trị lên đến 466 tỷ USD, tăng 35,4% so với năm 2006.

Như vậy, từ thực tế hoạt động M&A ngân hàng tại các nước trên thế giới có thể thấy động cơ thúc đẩy các chủ thể thực hiện là:

■ Đối với hệ thống ngân hàng của Mỹ và Châu Âu, động cơ chính của hoạt động M&A ngân hàng là yếu tố tăng cường tính cạnh tranh ngày càng cao của môi trường hoạt động M&A ngân hàng.

■ Với các nước Châu Á, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997-2000 đã thúc đẩy hoạt động M&A ngân hàng diễn ra mạnh mẽ. Cuộc khủng hoảng chính là nguyên nhân khách quan quan trọng nhưng ý chí và sự nỗ lực phục hồi của Chính phủ và bản thân các ngân hàng ở các quốc gia Đông Nam Á mới là động lực thực sự của việc cơ cấu ngân hàng thông qua hoạt động M&A bằng việc nới lỏng các quy định pháp lý, dỡ bỏ các rào cản.

Như vậy, dù xuất phát từ các nguyên nhân và mục đích khác nhau nhưng chính thành quả đáng chú ý của hoạt động M&A ngân hàng tại các quốc gia này là những bài học kinh nghiệm và mơ hình cho các quốc gia khác, cũng như Việt Nam, thực hiện đối với hoạt động M&A ngân hàng ở quốc gia mình.

Một phần của tài liệu 0637 hoạt động hợp nhất sát nhập và mua lại NH nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w