Xây dựng chương trình tiếp xúc, thương thảo với Ban điều hành ngân

Một phần của tài liệu 0637 hoạt động hợp nhất sát nhập và mua lại NH nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 106 - 107)

2.2.3 .2Tình hình mua lại cổ phần tại các NHTM Việt Nam những năm gần đây

3.2 Giải pháp phát triển hoạt động hợp nhất, sáp nhập và mua lại trong lĩnh

3.2.3 Xây dựng chương trình tiếp xúc, thương thảo với Ban điều hành ngân

hàng mục tiêu hợp lý để đạt được mục tiêu.

Quá trình sáp nhập hay mua lại ngân hàng mục tiêu nếu được sự đồng thuận của Ban điều hành ngân hàng mục tiêu thì khơng những có lợi thế về thời gian thực hiện thương vụ mà còn tạo ra được môi trường hợp tác giữa BĐH hai bên, điều này rất có ích trong q trình thực hiện tái cấu trúc ngân hàng sau sáp nhập. Giai đoạn tiếp xúc này thường dễ dẫn đến sự bất hợp tác do lợi ích của các bên bị đe doạ, ngân hàng bị thơn tính sợ sẽ mất hết quyền kiểm soát ngân hàng của mình. Giai đoạn này trong các thương vụ M&A ngân hàng tại Việt Nam lại càng gặp nhiều khó khăn hơn do do tính cách của người Á Đông nên các ông chủ ngân hàng bị thơn tính sẽ không dễ dàng gì chấp nhận để bị mua một cách đơn giản, thêm vào đó, do phần lớn các NHTM Việt Nam đều có q trình phát triển mới hơn 10 năm nên sự kỳ vọng của các ông chủ ngân hàng cũng vẫn đang

cịn rất lớn. Do đó, để đạt hiệu quả cao nhất thì Ban điều hành của ngân hàng thu mua cần phải lập kế hoạch về việc tiếp xúc và thương lượng với Ban điều hành ngân hàng mục tiêu một cách cẩn thận, chi tiết và lưu ý một số điểm sau:

- Lựa chọn người đứng đầu nhóm thương lượng có kinh nghiệm, năng lực và hiểu rõ mục tiêu của ngân hàng thu mua. Vai trò lãnh đạo của người đứng đầu nhóm thương lượng thường rất quan trọng, người này có vai trị như một thủ lĩnh, cương nhu phải đúng lúc thì mới có thể đạt được mục tiêu đề ra.

- Thông thường các ngân hàng mục tiêu đều không muốn bị thôn tính hoặc muốn được bán với giá cao nên nhóm thương lượng phải đưa ra được những lý lẽ thuyết phục được Ban lãnh đạo ngân hàng mục tiêu về những lợi ích từ sự cộng lực, các lợi ích mà cổ đông được hưởng cũng như các lợi ích của BĐH ngân hàng mục tiêu và toàn bộ nhân viên.

- Với bất kỳ cuộc thương lượng nào cũng phải đặt ra mục tiêu và phải dừng lại đúng lúc nếu không thuận lợi hoặc phải tỏ thái độ quyết đoán khi đưa ra các điều kiện với những lý lẽ đủ sức thuyết phục BĐH ngân hàng mục tiêu. Giá phí của thương vụ M&A phụ thuộc nhiều vào giai đoạn thương lượng này.

- Hợp tác để phát triển bền vững và phát triển mạnh hơn chính là nguyên tắc giúp cho cuộc đàm phán mang tính chất đồn kết gắn bó thay vì bị thơn tính.

Một phần của tài liệu 0637 hoạt động hợp nhất sát nhập và mua lại NH nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w