Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 0637 hoạt động hợp nhất sát nhập và mua lại NH nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 124)

2.2.3 .2Tình hình mua lại cổ phần tại các NHTM Việt Nam những năm gần đây

3.3 Một số kiến nghị

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Muốn thúc đẩy hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ nhằm giúp các NHTM Việt Nam tăng cường năng lực cạnh tranh đồng thời có thể duy trì sự phát triển bền vững và ổn định của ngành ngân hàng thì vai trị của Ngân hàng Nhà nước rất quan trọng. NHNN cần nâng cao vai trò kiểm soát, quản lý các hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng thông qua các hoạt động sau:

3.3.2.4 Xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống ngân hàng dài hạn

NHNN cần xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống ngân hàng trong vòng 10-20 năm để đảm bảo duy trì sự ổn định của toàn hệ thống, ổn định thị trường vốn. Kế hoạch phát triển hệ thống ngân hàng sẽ giúp các đối tượng muốn thành lập ngân hàng mới, muốn sáp nhập hay mua lại ngân hàng có định hướng cho mình trước khi lập các kế hoạch cụ thể để thực hiện ý tưởng và giúp các cơ quan lập pháp đưa ra các quy định pháp lý phù hợp nhằm điều chỉnh và quản lý các hoạt động của NH trong nước đi theo đúng mục tiêu vĩ mô đã đặt ra. Chiến lược phát triển cần quan tâm tới sự phát triển đồng đều của các khu vực thành thị và nông thôn nếu không sẽ tạo ra sự mất cân đối và nguy cơ tạo ra sự độc quyền của các NHTM Nhà nước ở khu vực nông thôn do khu vực này ít có sức hấp dẫn đối với các NHTMCP.

3.3.2.5 Xây dựng hệ thống thông tin ngành, chỉ số ngành chính xác, cập nhật thường xun.

Thơng tin là một trong những yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến sự thành công của các thương vụ M&A đặc biệt là các thương vụ M&A ngân hàng. Hiện nay thông tin về ngành ngân hàng của Việt Nam vẫn chưa được cung cấp đầy đủ, toàn diện và cập nhật, do vậy một NHTM muốn đánh giá, so sánh để xác định vị trí của mình trong hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng không phải là việc làm đơn giản; các nhà đầu tư muốn tìm hiểu về các NHTM để tìm kiếm cơ hội đầu tư cũng phải là dễ dàng. Đây cũng là một trong những yếu tố gây cản trở cho hoạt động M&A. Chính vì thế thơng tin, chỉ số ngành càng đầy đủ, chi tiết và chính xác thì càng thuận lợi cho quá trình M&A, đặc biệt là quá trình định giá trong giao dịch M&A. Ngoài ra, xây dựng được hệ thống thông tin chính xác, đầy đủ, cập nhật sẽ giúp cho công tác quản lý, kiểm soát của NHNN được thực hiện dễ dàng hơn.

3.3.2.6 Xây dựng một bộ phận riêng quản lý và hỗ trợ hoạt động M&A

trong lĩnh vực ngân hàng

Đây là một việc làm rất cần thiết đối với các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay khi mà kinh nghiệm và kiến thức về mảng M&A của các ngân hàng vẫn còn sơ khai, hạn hẹp. Bộ phận này chịu trách nhiệm :

- Nghiên cứu, tổng hợp thông tin về các thương vụ M&A của các ngân hàng trong khu vực và thế giới, từ đó rút ra những kinh nghiệm, bài học để giúp các NHTM Việt Nam có thể thực hiện thành công các thương vụ M&A, góp phần phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn ngành.

- Hướng dẫn và điều chỉnh các hoạt động M&A ngân hàng tuân thủ các quy định pháp luật, phù hợp với chiến lược phát triển ngành của NHNN.

- Quản lý các hoạt động M&A để đảm bảo lợi ích cho các cổ đông thiểu số, người lao động và quyền lợi của khách hàng gửi tiền.

- Nghiên cứu và đề xuất với NHNN về cách tính thị phần của các NHTM nhằm giúp các thương vụ M&A ngân hàng được diễn ra thuận lợi và tránh tạo ra thế lực độc quyền làm phá vỡ thế cạnh tranh trong ngành.

- Nghiên cứu và xây dựng quy trình thực hiện M&A ngân hàng chuẩn mực nhằm hạn chế tối đa các sai sót trong q trình thực hiện các thương vụ M&A và cũng tạo điều kiện cho việc quản lý, kiểm soát hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng được chặt chẽ nhằm đảm bảo cho hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển lành mạnh, an tồn, đúng định hướng chủ nghĩa xã hội.

Trong khn khổ luận văn, tác giả xin để xuất quy trình đề xuất thực hiện M&A ngân hàng tại Việt Nam như sau:

+ Trường hợp ngân hàng là bên sáp nhập, hợp nhất hay mua lại ngân hàng thu mua nên thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Lựa chọn ngân hàng mục tiêu

- Bước 2: Tìm hiểu tình hình tài chính, pháp lý

- Bước 3: Xác định loại giao dịch M&A dự định tiến hành - Bước 4: Đánh giá ngân hàng mục tiêu

- Bước 5: Đàm phán và ký hợp đồng

- Bước 6: Giải quyết các vấn đề hậu sáp nhập

+ Trường hợp ngân hàng là bên bán hay bị mua lại ngân hàng cần căn cứ vào tình hình cụ thể của ngân hàng mình, tự đánh giá xem có nên tham gia vào thương vụ này này, nếu tham gia sẽ được lợi gì và mất gì. Ngân hàng nên xem xét các phương án sau:

- Chấp thụân các điều khoản của lời chào mua: nếu các điều kiện bên mua đưa ra phù hợp với lợi ích của ngân hàng và được sự đồng thuận của các cổ đơng thì ngân hàng sẽ đồng ý bán.

- Cố gắng thương lượng: nếu các cổ đông của ngân hàng mục tiêu cho rằng giá chào mua chưa tương xứng với giá trị công ty hoặc cho rằng có một điều khoản nào trong các điều kiện đưa ra chưa thật hấp dẫn họ sẽ yêu cầu thương lượng thêm.

- Thực hiện các chiến lược phòng vệ trước ý đồ mua lại mang tính chất “thâu tóm” ngân hàng.

Ket luận chương III

Thực trạng năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam đã cho thấy rằng các NHTM Việt Nam cần phải nhanh chóng liên kết với nhau nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt sắp diễn ra. Hoạt động hợp nhất, sáp nhập và mua lại các NHTM Việt Nam tất yếu sẽ diễn ra và nó cũng phù hợp với xu hướng phát triển của kinh tế quốc tế. Chương III của Luận văn dựa trên kinh nghiệm của các nước trên thế giới và khu vực đã đưa ra những dự báo về các mơ hình M&A sẽ diễn ra trong hệ thống ngân hàng Việt Nam trong thời gian tới. Đồng thời, Luận văn đề xuất một số kiến nghị với cơ quan chức năng nhằm tạo điều kiện cho hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam có điều kiện phát triển và đề xuất một số giải pháp giúp các NHTM có thể thực hiện tốt các thương vụ M&A, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam.

KẾT LUẬN

Nền kinh tế Việt Nam mở cửa, hội nhập với nền kinh tế của khu vực và thế giới đã, đang và sẽ mang lại nhiều cơ hội phát triển và khơng ít khó khăn, thử thách cho hệ thống ngân hàng non trẻ của Việt Nam. Trước những thách thức và vận hội mới, các NHTM Việt Nam cần xây dựng chiến lược phát triển hợp lý nhằm nắm bắt các cơ hội để gia tăng giá trị của mình và một trong những sự lựa chọn phù hợp nhất cho các NHTM Việt Nam trong giai đoạn này chính là thơng qua hoạt động M&A để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình nhằm tồn tại và phát triển bền vững.

Đề tài “HOẠT ĐỘNG HỢP NHẤT, SÁP NHẬP VÀ MUA LẠI NGÂN HÀNG NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM” đã làm sáng tỏ được một số vấn đề có tính lý luận và thực tiễn sau:

Thứ nhất: Không phải tất cả các hoạt động M&A đã diễn ra đều thành công và

đạt được mục tiêu đã đề ra nhưng M&A đã và đang là xu hướng toàn cầu và là giải pháp hữu hiệu dể nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại.

Thứ hai: Tổng kêt được thực trạng năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng

Việt Nam trong thời gian qua. Từ những lợi ích do hoạt động M&A mang lại, có thể đưa ra kết luận rằng hoạt động M&A là giải pháp tốt nhất trong giai đoạn này giúp các NHTM Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và giúp lành mạnh hố hệ thống ngân hàng cịn nhiều hạn chế của Việt Nam

Thứ ba: Dự báo xu hướng diễn ra hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng

Việt Nam thơng qua các hình thức khác nhau, mỗi hình thức đều có những ưu điểm và khó khăn gặp phải khi thực hiện, các NHTM tuỳ vào điều kiện cụ thể, những mục tiêu và chiến lược phát triển cụ thể để lựa chọn hình thức thực hiện thích hợp.

Thứ tư: hoạt động M&A là nhân tố tất yêu và không tránh khỏi trong thời gian

sắp tới, thêm vào đó, đây là hoạt động rất phức tạp, đa dạng nên các NHTM trong nước phải có sự trang bị kiến thức về hoạt động M&A đầy đủ để tránh bị động trước làn sóng sẽ diễn ra dữ dội trong thời gian tới.

Mục tiêu của luân văn là cố gắng chứng minh sự cần thiết phải thực hiện M&A để nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tê. Việc phân tích sâu sắc hoạt động này đòi hỏi nhiều thời gian và cơng sức vì hoạt động M&A diễn ra rất đa dạng, phức tạp và đuợc thực hiện dưới nhiều hình thức, có khi một giao dịch M&A có thể kéo dài đến cả 5-10 năm, mọi thơng tin liên quan giữa các ngân hàng trong giao dịch đều được giữ bí mật do đó tài liệu về hoạt động này vẫn chưa nhiều. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn nhưng luận văn chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót, hạn chế. Mặc dù vậy, tác giả hy vọng rằng những giải pháp mà đề tài đưa ra sẽ góp một phần nhỏ bé vào việc thúc đẩy thị truờng M&A ngân hàng tại Việt Nam phát triển nhằm tạo nên những ngân hàng đủ năng lực cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài. Tác giả mong rằng, cùng với sự phát triển của các NHTM, thị trường tài chính trong thời gian tới sẽ có những cơng trình nghiên cứu chuyên sâu hơn và có tầm vóc hơn để đáp ứng thực tiễn phát triển thị trường tài chính - ngân hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Quốc hội (1997), Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam, ban hành ngày 12/12/1997

2. Quốc hội (2004), Sửa đổi, bổ sung Luật các Tổ chức tín dụng Việt Nam, ban hành ngày 15/06/2004

3. Quốc hội (2004), Luật cạnh tranh, ban hành ngày 12/12/2004

4. Chính phủ(2006), Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến 2010 và định hướng đến năm 2020, ban hành ngày 24/05/2006, Hà Nội.

5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (1998), Quy chế sáp nhập, hợp nhất và mua lại tổ chức tín dụng cổ phần Việt Nam kèm theo quyết định 241/1998/QĐ- NHNN5, ban hành ngày 15/07/1998.

6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Thông tư số 04/2010/TT-NHNN quy định việc sáp nhập, hợp nhất và mua lại tổ chức tín dụng ban hành ngày 11/02/2010

7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2008), Tài liệu triển khai nhiệm vụ ngân hàng 2008, Hà Nội ngày 09/01/2008

8. T.S Thái Bảo Anh (2006), Tham luận về khung pháp lý liên quan tới vấn đề sáp nhập và mua lại DN ở Việt Nam, tại trang web baolawfirm.com.vn

9. T.S Nguyễn Đình Cung, T.S Lưu Minh Đức (2007), Thâu tóm và hợp nhất từ khía cạnh quản trị công ty: lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam, saga.vn

10. TS Nguyễn Trọng Tài, Cạnh tranh của các ngân hàng thương mại nhìn từ góc độ lý luận và thực tiễn tại Việt Nam, tạp chí ngân hàng số 3 năm 2008.

11. Th.S Bùi Thanh Lam (2007), Mua lại DN bằng vốn vay, Thời báo kinh tế Sài Gòn, số 36/2007, trang 51.

12. Vũ Việt Phong (2007), Xu hướng sáp nhập ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạp chí Hỗ trợ phát triển, số 18, tháng 12/2007

13. Tập thể các tác giả thuộc Viện thông tin khoa học xã hội (2001), Sáp nhập một xu thế phổ biến trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, NXB Thông tin khoa học xã hội-chuyên đề, Hà Nội

14. Nguyễn Thanh Phong (2010), Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Phát triển kinh tế số 223, tháng 5/2009

15. Tổ nghiên cứu ngân hàng BIDV, M&A ngân hàng Việt Nam sẽ rất sôi động,

www. doanhnhan360 .com

Tài liệu tiếng Anh

16. Gary A.Dymski (2002), The Global bank merger wave: Implication for developing country, April 8th, 2002

17. Rym Ayadi and Georges Pujals (2005), Banking Mergers and acquisitions in the Eu: overview, assesment and prospects, The European Money and Finance Forum Vienna 2005

18. Yener Altunbas, David Marques Ibanez (2004), Mergers and Acquisitions and bank performance in Europe - the role of strategic similarities, European Central bank.

19. Ahmad, Rubi, Ariff, Mohamed, Skully, Micheal (2007), Factors Determining Mergers of Banks in Malaysia’s Banking Sector Reform, Multinational Finance Journal, Mar-June 2007

20. Joseph Benson, Jack Foley, When banks merger, what happens to the brand, at www.brandchannel.com

21. Profs.Roy C.Smith, Ingo Walter (2002), Gloabal Banking and Capital Markets.

22. Klaus Gugler, Dennis C.Mueller, B.Burcin Yurtoglu (200), The determinants of Merger Waves, University of Vienna Department of Economics, March 2005.

23. John Hawkins and Dubravko Mihaljek (2001), The banking industry in the emerging market economies competition, consolidation and system stability, Bank for international settments, August 2001.

Các website tham khảo

www.sbv.com.vn : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

www.bi.go.id : Ngân hàng trung ưong Indonesia

www.bnm.gov,my: Ngân hàng Trung ương Malaysia

www.mas.gov.sg : Ngân hàng trung ương Singapore

www.saga.vn : trang web chuyên phân tích tài chính, ngân hàng, chứng khốn

www.wikipedia.com : từ điển bách khoa tồn thư

www.muabancongty.com : sàn mua bán công ty trực tuyến

www.kiemtoan.com.vn : hội kiểm toán Việt Nam

www.vneconomy.com.vn : thời báo kinh tế Việt Nam

http ://thomsonreuters.com.vn : trang web về thơng tin tài chính tồn cầu

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: MỘT SỐ THƯƠNG VỤ M&A ĐIỂN HÌNH TRONG LĨNH Vực NGÂN HÀNG

1. TẠI MỸ

-I- Thương vụ M&A hình thành tập đồn tài chính ngân hàng Wachovia

Được thành lập vào năm 1908 là một ngân hàng nhỏ, hiện này Wachovia đã trở thành tập đồn tài chính ngân hàng lớn thứ 4 của Mỹ với tên gọi Wachovia Corp,. có trụ sở tại thành phố Charlotte, bang North Carolina (Mỹ), hiện có khoảng 122.000 nhân viên, hiện đứng thứ 46 trong số 500 doanh nghiệp lớn nhất Mỹ (Danh sách Fortune 500). Doanh thu năm 2007 của Wachovia là 55,5 tỷ USD, lợi nhuận thuần là 6,3 tỷ USD, Wachovia Corp. cung cấp nhiều loại sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ và môi giới, quản lý tài sản và của cải, và nghiêp vụ ngân hàng doanh nghiệp và đầu tư. Wachovia có hoạt động ngân hàng bán lẻ và bán sỉ tại 21 tiểu bang với 3400 cơ sở ngân hàng bán lẻ từ Connecticut tới Florida và ở miền tây tới Texas và Califonia. Ngoài ra, hai mảng kinh doanh cốt lõi hoạt động dưới thương hiệu Wachovia Securities: môi giới bán lẻ với 740 cơ sở và 49 tiểu bang tại Mỹ và tại Mỹ latin, và nghịêp vụ ngân hàng doanh nghiệp và đầu tư ở những ngành chọn lọc trên toàn nước Mỹ. Những mảng kinh doanh toàn quốc khác bao gồm cho vay mua nhà trả góp ở 39 tiểu bang, cho vay mua xe ở 36 tiểu bang. Trên toàn cầu, Wachovia phục vụ khách hàng thông qua hơn 40 trụ sở quốc tế.

Có được vị thế như hiện nay phần lớn là do Wachovia đã liên tục thực hiện thành cơng nhiều thương vụ M&A có quy mơ rất lớn trị giá hàng chục tỷ USD. Sau đây là một vài vụ M&A lớn nhất:

- Năm 2004, Wachovia đã thâu tóm được tồn bộ ngân hàng SouthTrust Corp. với giá 14,3 tỷ USD để có thêm thị phần tại các bang Texas, Florida và Georgia. Đồng

Một phần của tài liệu 0637 hoạt động hợp nhất sát nhập và mua lại NH nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w