Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động M&A trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu 0637 hoạt động hợp nhất sát nhập và mua lại NH nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 120 - 122)

2.2.3 .2Tình hình mua lại cổ phần tại các NHTM Việt Nam những năm gần đây

3.3 Một số kiến nghị

3.3.1.2 Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động M&A trong lĩnh vực

ngân hàng tại Việt Nam

Hệ thống luật pháp điều chỉnh hoạt động M&A cần quan tâm tới 2 vấn đề lớn, thứ nhất là bảo vệ tính cạnh tranh của thị trường; thứ hai là bảo vệ quyền lợi của cổ đông, nhất là cổ đông thiểu số. Vì vây, hành lang pháp lý cho hoạt động này phải đồng bộ và có sự quan tâm của tất cả các bộ, ngành liên quan. Nội dung chủ dạo trước mắt của khung pháp lý cho hoạt động M&A là tạo nên điều kiện thuận lợi cho việc M&A giữa các DN Việt Nam diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

a. Bảo vệ tính cạnh tranh của thị trường

Như đã phân tích ở chương 2, hoạt động M&A trong tất cả các lĩnh vực trước hết chịu sự điều chỉnh chung của Luật Cạnh tranh. Luật Cạnh tranh hiện nay cấm những hoạt động M&A có thể dẫn tới việc một DN có mức tập trung kinh tế lớn hơn 50% thị trường liên quan. Tuy nhiên, Luật Cạnh tranh và các văn bản dưới luật khơng có quy định rõ ràng về khái niệm “thị trường liên quan” và cách thức xác định thị phần của một NHTM, điều này gây khó khăn cho các ngân hàng và các cơ quan quản lý khi tiến hành một thương vụ M&A.

Vì thế, trong khn khổ luận văn, tác giả đề xuất kiến nghị về 2 vấn đề:

+ Đối với vấn đề “xác định thị phần”: khi xác định thị phần để quyết định tỉ lệ

tập trung thị trường khi quyết định chấp thuận hay từ chối một vụ M&A nên sử dụng chỉ số cho thấy tốt nhất về năng lực cạnh tranh tương lai của DN. Ví dụ như có thể sử dụng doanh số bán nếu phân biệt các DN chủ yếu bằng sự khác biệt của các sản phẩm, hoặc sử dụng đơn vị hàng hóa tiêu thụ nếu sự phân biệt giữa họ chủ yếu dựa trên lợi thế tương đối của các DN trong việc phục vụ các khách hàng hoặc nhóm khách hàng khác nhau.

Do đó, đối với qui định sử dụng doanh thu để xác định thị phần (Nghị định số 116/2005/NĐ-CP) của các TCTD chưa phản ánh đúng bản chất của sự tập trung trong hoạt động ngân hàng mà nên sử dụng kết hợp các tiêu chí sau:

- Tỉ trọng tiền gửi/tổng tiền gửi của toàn ngành; - Tỉ trọng tín dụng/tổng tín dụng của tồn ngành;

- Tỉ trọng thu nhập từ lãi suất/tổng thu nhập lãi suất của toàn ngành;

Mặt khác, khi tính tốn mức độ tập trung, Việt Nam có thể xem xét sử dụng hệ số HHI để tính tốn sẽ có ý nghĩa hơn về mặt thực tiễn thay vì chỉ cộng dồn thị phần của các tổ chức có liên quan mà không xét đến yếu tố trọng số liên quan.

Ngoài ra, khi Ngân hàng Nhà nước và Cục Quản lý cạnh tranh xem xét hoạt động M&A giữa các TCTD có thể sử dụng bất kỳ tiêu chí liên quan đến bất kỳ hoạt động nào của các TCTD nhằm tránh việc dẫn đến sự suy giảm cạnh tranh trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ tài chính ra thị trường dưới mọi góc độ.

+ Đối với vấn đề “thị trường liên quan” : Luật cạnh tranh điều chỉnh và chi

phối đến tất cả các ngành trong nền kinh tế nhưng riêng đối với ngành ngân hàng là một ngành kinh tế đặc thù thì khái niệm “thị trường liên quan” nên được Luật các TCTD và các văn bản khác quy định cụ thể và phải được chỉnh sửa cho phù hợp với thực tiễn vì các sản phẩm của ngân hàng rất nhiều và được phát triển liên tục.

b. Bảo vệ quyền lợi của cổ đông, nhất là cổ đông thiểu số

Vấn đề thứ 2 rất cần được luật pháp quan tâm là quyền lợi của cổ đơng thiểu số vì các cố đơng lớn ln biết cách bảo vệ quyền lợi của họ trong các thương vụ

M&A. Nếu không đuợc tôn trọng, lợi ích của nhóm cổ đơng thiểu số có thể bị gạt ra khỏi các quyết định M&A hoặc có thể bị lợi dụng để làm lợi cho các cổ đông lớn. Do đó, Nhà nước phải nhìn M&A trên góc độ bảo về lợi ích của cổ đơng thiểu số. Muốn vậy, cần phải có quy định nâng cao tỷ lệ phiếu bầu phải đạt trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông để thông qua những quyết định lớn của Cơng ty trong đó có hoạt động M&A. Các ngân hàng có thể dựa vào Luật Doanh nghiệp, Luật chứng khoán để thông qua bản điều lệ bảo về quyền lợi của các cổ đông trong trường hợp không muốn bị thơn tính và đây cũng là một trong các chiến thuật mà các ngân hàng phải sử dụng để bảo về mình tránh bị thơn tính trong làn sóng M&A sắp tới.

Một phần của tài liệu 0637 hoạt động hợp nhất sát nhập và mua lại NH nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w