Xây dựng tiêu chí lựa chọn ngân hàng mục tiêu phù hợp

Một phần của tài liệu 0637 hoạt động hợp nhất sát nhập và mua lại NH nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 97 - 99)

2.2.3 .2Tình hình mua lại cổ phần tại các NHTM Việt Nam những năm gần đây

3.2 Giải pháp phát triển hoạt động hợp nhất, sáp nhập và mua lại trong lĩnh

3.2.1 Xây dựng tiêu chí lựa chọn ngân hàng mục tiêu phù hợp

Việc xây dựng tiêu chí để lựa chọn ngân hàng mục tiêu rất cần thiết trong quá trình thực hiện thương vụ M&A ngân hàng. Mỗi ngân hàng có các đặc trưng riêng có vì vậy Ban điều hành cần phải xác định chiến lược phát triển dài hạn và tuỳ thuộc và các điều kiện kinh tế vĩ mơ và các chính sách tiền tệ của NHNN để điều chỉnh các mục tiêu phát triển cho phù hợp.

Thông thường ở các thị trường tài chính phát triển lâu đời như Mỹ, Châu Âu thì tiêu chí các ngân hàng thường lựa chọn là vốn, thị phần, hệ thống khách hàng, chiến lược sản phẩm, danh mục đầu tư,... Tuy nhiên, Việt Nam mới phát triển thị trường tài chính-ngân hàng được hơn 10 năm do vậy các tiêu chí để lựa chọn các ngân hàng mục tiêu sẽ khác hơn, chẳng hạn như về mạng lưới giao dịch, nhân sự, năng lực tài chính, hệ thống khách hàng, công nghệ thông tin, sản phẩm, thị phần.

Các NHTM Việt Nam lớn thường có mạng lưới giao dịch dày đặc rộng khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước trừ một số vùng nông thơn. Trong khi đó, các ngân hàng nhỏ chuyển đổi từ ngân hàng nơng thơn thì đa số có mạng lưới giao dịch ở một số địa phương nào đó (ví dụ: NHTMCP Việt Nam Thương Tín thì hoạt động ở tỉnh Sóc Trăng là thế mạnh). Do vậy, các NHTMCP lớn phát triển quá nhanh và mạnh ở khu vực đơ thị nhưng lại khơng có hoặc có ít thị phần ở nông thôn thường nhắm đến các NHTMCP có mạng lưới giao dịch tại các vùng nông thôn mà NHTMCP lớn chưa thâm nhập tới.

- Nguồn nhân sự

Thời gian gần đây, nguồn lực cho ngành tài chính - ngân hàng đang trở nên khan hiếm, nhân sự trung và cáo cấp thiếu trầm trọng, vì thế bài toán về nguồn nhân sự là một trong những vấn đề khó giải quyết nhất hiện nay của ngành ngân hàng Việt Nam.Việc phát triển quá nhanh mạng lưới, việc thâm nhập của các ngân hàng nước ngoài vào thị trường tài chính-ngân hàng Việt Nam ngày càng nhiều tạo nên áp lực cạnh tranh cho toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam. Từ đó, các NHTM Việt Nam đều xây dựng chiến lược mở rộng mạng lưới giao dịch, phát triển sản phẩm mới làm cho việc tuyển dụng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, đặc biệt là nhân sự trung và cao cấp. Do vậy, mục tiêu nguồn nhân sự cũng có thể là một trong những mục tiêu quan trọng mà ngân hàng thu mua nhắm tới khi ngân hàng thu mua có tiềm lực về tài chính nhưng lại thiếu hụt nguồn nhân sự chất lượng cao hoặc khi ngân hàng muốn thực hiện M&A là ngân hàng nhỏ thiếu đội ngũ nhân sự để điều hành nhằm đưa ngân hàng mình vượt qua các cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt thì con đường sáp nhập với ngân hàng lớn hơn sẽ được cân nhắc đến.

- Năng lực tài chính

Đối với các NHTM Việt Nam, tiêu chí này cũng rất quan trọng. Hiện nay các NHTM Việt Nam đang gặp áp lực lớn về việc tăng vốn điều lệ để đáp ứng yêu cầu về vốn điều lệ tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP và tỷ lệ an tồn vốn theoThơng tư số 13/2010/TT-NHNN. Tuy nhiên, việc tăng vốn điều lệ đang là một vấn đề khó khăn đối với các NHTM Việt Nam do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính-ngân hàng từ Mỹ nên việc thu tăng vốn điều lệ bằng cách

Động cơ. ____________________Ngân hàng mục tiêu____________________

Mua giá thấp Những NHTM có giá thấp hơn giá thị mà ngân hàng ước tính Cộng hưởng Những NHTM mà qua đó ngân hàng có thể tiết kiệm được chi

biện pháp phát hành thêm cổ phiếu hay bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài cũng bị ảnh hưởng sâu sắc. Vì vậy, đây chính là điều kiện cho các ngân hàng lớn thơn tính các ngân hàng nhỏ hơn, đồng thời các ngân hàng nhỏ nên tìm đến các ngân hàng lớn để được sáp nhập hoặc bị các NHNNg sáp nhập.

Đối với các NHTM Việt Nam cỡ trung bình thì áp dụng tiêu chí này để thực hiện hợp nhất, sáp nhập sẽ tạo nên ngân hàng lớn hơn, làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường tài chính-ngân hàng Việt Nam trước nguy cơ bị các ngân hàng nước ngoài cạnh tranh về thị phần.

- Hệ thống khách hàng

Các ngân hàng lớn chuyên cho vay những tập đồn, Tổng cơng ty, các DN lớn thì thị phần cho vay là khách hàng các nhân sẽ rất thấp. Do vậy, các ngân hàng lớn thường tìm kiếm các ngân hàng nhỏ hơn, có năng lực cho vay các nhân để khai thác đối tượng là cán bộ công nhân viên các Tập đồn, Tổng cơng ty, DN lớn. Đồng thời, ngân hàng nhỏ có thị phần về cho vay các DN vừa và nhỏ sẽ tận dụng được khách hàng là các công ty thành viên của Tập đoàn, Tổng công ty hoặc các DN là khách hàng của ngân hàng nhỏ khi có nhu cầu vốn để tài trợ cho các dự án lớn mà ngân hàng nhỏ không đáp ứng được thì ngân hàng lớn có cơ hội cung cấp dịch vụ và phát triển hệ thống khách hàng của mình. Do vậy, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các NHTM Việt Nam nên lựa chọn mục tiêu hệ thống khách hàng để thực hiện hoạt động M&A.

Một phần của tài liệu 0637 hoạt động hợp nhất sát nhập và mua lại NH nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w