Năng lực hoạt động

Một phần của tài liệu 0637 hoạt động hợp nhất sát nhập và mua lại NH nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 53 - 58)

2.1.2 Thực trạng về năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam

2.1.2.2 Năng lực hoạt động

a. Thị phần hoạt động

Các NHTM Việt Nam đang chiếm ưu thế tuyệt đối trong thị phần hoạt động (bao gồm 2 mảng chính là hoạt động huy động vốn và tín dụng) do khối NHNNg và NHLD bị hạn chế bởi các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động huy động tiền gửi và cho vay bằng đồng Việt Nam. Tuy nhiên lợi thế này sẽ dần mất đi sau khi các Hiệp định, thoả thuận thương mại quốc tế có hiệu lực vào đầu năm 2011.

Hình 2.1 : Thị phần huy động vốn và thị phần tín dụng của NHTM Việt Nam

b. Tốc độ tăng trưởng

+ Tốc độ tăng trưởng huy động vốn

Sự phát triển của các sản phẩm tiết kiệm linh hoạt mà các NHTM đã và đang triển khai đã đóng góp một phần khơng nhỏ trong việc tăng tiết kiệm của dân cư. Từ những năm 90, lượng vốn huy động qua hệ thống NHTM tăng trưởng không ngừng với tốc độ nhanh và vững chắc. Do sự ổn định giá trị đồng Việt Nam cùng với việc giảm mức lạm phát từ phi mã xuống còn 1 con số, các NHTM Việt Nam đã phát huy được hiệu quả trong chiến lược huy động vốn từ dân chúng. Lượng vốn huy động của toàn hệ thống qua các năm đều tăng với

Nguồn: NHNNVN

Hình 2.2 : Tốc độ tăng trưởng huy động vốn của các NHTM giai đoạn 2005-2009 Từ năm 2008, tình hình huy động vốn của các NHTM giảm sút rõ rệt nguyên nhân là do lạm phát cao bùng phát, và năm 2009, Việt Nam đã có những

dấu hiệu rõ rệt về suy giảm kinh tế do tác động của suy giảm kinh tế tồn cầu. Do đó, để nâng cao khả năng huy động vốn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng của các DN, các NHTM đã đưa ra nhiều chính sách khuyến mãi, hậu mãi, sự cạnh tranh nhìn chung là khá quyết liệt. Tuy nhiên có thể thấy là các NHTM Việt Nam vẫn chủ yếu sử dụng công cụ giá thấp để huy động vốn. Một số NHTM cũng sử dụng biện pháp mở rộng chi nhánh để tiến tới gần hơn với khách hàng, tuy nhiên, việc mở chi nhánh khá ổ ạt, chưa thực sự tính đến hiệu quả, gây khó khăn cho cơng tác quản trị, gia tăng rủi ro. Rõ ràng là với chính sách tăng lãi suất để huy động vốn ít nhiều sẽ làm giảm lợi nhuận của các NHTM.

+ Tốc độ tăng trưởng tín dụng

Tín dụng tại các NHTMCP tăng trưởng mạnh do tác động của chương trình kích cầu kinh tế và nhu cầu tín dụng của nền kinh tế tăng cao, cụ thể: năm 2007 tốc độ tăng trưởng lên tới 53,9%/năm, năm 2009 là 38%. Đây là một mức tăng trưởng quá cao, vượt xa mức trung bình của các NHTM trong khu vực (hầu hết các NHTM trong khu vực đều có mức tăng trưởng tín dụng dưới 10%, riêng Trung Quốc có mức tăng trưởng tín dụng chỉ khoảng 20%/năm so với mức tăng trưởng GDP bình quân trên 10%/năm). Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng tín dụng cao diễn ra trong một khoảng thời gian khá dài đi đôi với năng lực quản trị rủi ro cịn nhiều hạn chế trong một mơi trường kinh doanh đầy rủi ro có thể dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng cao, xói mịn sự ổn định vĩ mơ của hệ thống tiền tệ ngân

Hình 2.3: Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các NHTMVN giai đoạn 2005-2009

Ngành ngân hàng vẫn đuợc đánh giá là ngành có tốc độ tăng trưởng cao với tốc độ tăng trưởng tổng tài sản bình qn trong vịng 5 năm từ 2005 đến 2009 là xấp xỉ 30% và sẽ giữ vững trong thời gian tới. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản nhanh cho thấy quy mô hoạt động của các NHTM Việt Nam ngày một

Hình 2.4: Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của NHTM Việt Nam so với tốc độ tăng trưởng huy động vốn, tín dụng và GDP giai đoạn 2006-2009

c. Sự đa dạng về sản phẩm, dịch vụ

Điểm yếu rõ ràng và nổi bật nhất của các ngân hàng Việt Nam là sự đơn điệu về sản phẩm, dịch vụ và nặng về dịch vụ ngân hàng truyền thống. Các ngân hàng huy động vốn chủ yếu dưới dạng tiền gửi chiếm 94% tổng nguồn vốn huy động và cấp tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, chiếm trên 80% tổng thu nhập. Do khơng thể đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng đã khiến các NHTM Việt Nam chủ yếu dựa vào công cụ lãi suất để cạnh tranh thu hút khách hàng. Các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng bắt đầu xuất hiện nhưng không đáng kể, chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong thu nhập và lợi nhuận của ngành. Ở các nước phát triển, một ngân hàng hiện đại có thể cung cấp tới khoảng 1.000 sản phẩm dịch vụ cho các đối tượng khách hàng khác nhau thì ở Việt Nam con số chỉ lên đến hàng chục sản phẩm. Khi lợi nhuận chủ yếu dựa vào cho vay truyền thống thì mức độ an tồn của các ngân hàng thấp vì hoạt động cho vay chứa đựng nhiều rủi ro. Tuy nhiên trong thời gian gần đây (sau năm 2002 tới nay), tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm dịch vụ tài chính, tín dụng ln cao hơn

tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Việt Nam, đây là một dấu hiệu rất khả quan cho thấy năng lực hoạt động của các NHTM Việt Nam đang được cải thiện.

Nguồn: Tạp chí Ngân hàng số 18 năm 2009

Hình 2.5 : Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm, dịch vụ tài chính tín dụng so với tốc độ tăng trưởng kinh tế

d. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ

Chất lượng thật sự của sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thể hiện qua các yếu tố sau: đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng, an tồn, độ chính xác cao, tốc độ xử lý giao dịch nhanh, thủ tục đơn giản với chi phí thấp nhất.

- Thủ tục giao dịch: từ trước đến nay, thủ tục ngân hàng của các NHTM Việt Nam vẫn được xem là một trong những thủ tục hành chính quan liêu và rắc rối nhất.

- Tốc độ xử lý giao dịch: Tốc độ xử lý của các nhân viên NHTM Việt Nam thường rất chậm so với các NHNNg. Có thể so sánh những con số sau: HSBC cung cấp dịch vụ cho vay gấp 6 lần lương tháng của một các nhân với khoản vay lên đến 100 triệu đồng trong 3 năm chỉ mất 24 giờ để đưa ra kết quả thẩm định; trong khi đó, ACB mất 10 ngày để để thẩm định và chấp nhận cho vay trung hạn với khoản tiền thấp hơn-một sự chênh lệch quá lớn về thời gian xử lý giao dịch.

- Độ an tồn, chính xác trong giao dịch: Do các NHTM Việt Nam sử dụng hệ thống kiểm tra nhiều lần, nhiều cấp độ một cách thủ công nên để đảm bảo được tính chính xác phải mất rất nhiều thời gian so với các NHNNg. Ví dụ như qui trình mở L/C thanh toán nhập khẩu hoặc xuất khẩu tại ngân hàng TMCP

Sacombank rất chặt chẽ, trải qua 5 lần kiểm tra từ nhân viên, trưởng bộ phận đến Giám đốc ở cấp độ chi nhánh và cấp Hội Sở

- Chi phí : Chi phí dịch vụ của các NHTM Việt Nam rất cạnh tranh so với các NHNNg, đây là một trong những ưu thế khá lớn của các NHTM Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ. Tuy nhiên, các khách hàng lớn (các DN lớn, các cá nhân có tài chính mạnh,...) lại sẵn sàng chấp nhận mức phí cao hơn để có được dịch vụ tốt hơn sẽ là một khúc thị trường tiềm năng mà các NHTM Việt Nam chưa khai thác được, ở khúc thị trường này lợi thế về chi phí dịch vụ thấp khơng cịn quan trọng và hiện nay các NHNNg đang khai thác khá tốt mảng khách hàng này.

Một phần của tài liệu 0637 hoạt động hợp nhất sát nhập và mua lại NH nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w