Thực trạng hoạt động hợp nhất, sáp nhập và mua lại ngân hàng tại Việt

Một phần của tài liệu 0637 hoạt động hợp nhất sát nhập và mua lại NH nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 61)

NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM

2.2.1 Hành lang pháp lý cho hoạt động M&A các NHTM tại Việt Nam

Tại Việt Nam, qui định của Nhà nước liên quan đến hoạt động M&A được đề cập đến trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Bộ Luật Dân sự; Luật Cạnh tranh 2004; Luật Doanh nghiệp 2005; Luật Chứng khoán 2006; Luật Đầu tư 2005.

Luật Doanh nghiệp năm 2005

Từ điều 150 đến điều 153 của luật này đã quy định về phân loại khái niệm và thủ tục hồ sơ đăng ký chia, tách, hợp nhất, hợp nhất DN. Luật Doanh nghiệp 2005 có một điểm mới so với luật Doanh nghiệp năm 1999: tỷ lệ biểu quyết trong cuộc họp Đại hội đồng cổ đông để thông qua quyết định đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị ≥ 50% tổng giá trị tài sản của Công ty là 75% (trước đây: 65%) ÷ Quyền lợi của cổ đơng thiểu số được bảo vệ hơn.

Luật Đầu tư năm 2005

Điều 21 và 25 trong luật này đã bổ sung hai hình thức đầu tư mới, đó là sáp nhập và mua lại DN, mua cổ phần hoặc góp vốn tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

Luật Cạnh tranh năm 2004

- Điều 17 của luật đã tách hai trường hợp trong thâu tóm Cơng ty thành sáp nhập (chuyển toàn bộ nghĩa vụ tài sản và chấm dứt sự tồn tại độc lập của Công ty bị sáp nhập) và mua lại DN (thâu tóm tồn bộ hoặc tồn bộ một phần Cơng ty mục tiêu để kiểm sốt Cơng ty đó).

- Hạn chế đối với hoạt động M&A: điều18 luật quy định cấm hợp nhất hai Cơng ty có thị phần kết hợp trên 50% (hợp nhất ngang)trừ trường hợp được miễn trừ theo điều 19:

(i) Bên bị mua lại đang có nguy cơ phá sản, giải thể

(ii) Sáp nhập có tác dụng mở rộng xuất khẩu, tiến bộ khoa học công nghệ.

- Về thủ tục: điều 20 luật quy định các DN có thị phần kết hợp từ 30 - 50%, trước khi tiến hành hoạt động M&A phải gửi thông báo đến cơ quan quản lý cạnh tranh.

Do chịu sự điều tiết của nhiều văn bản pháp luật khác nhau nên hoạt động M&A vân tồn tại những cách hiểu khác nhau:

- Luật Cạnh tranh 2004, hoạt động M&A được xem là hành vi tập trung kinh tế thuộc nhóm các hành vi hạn chế cạnh tranh;

- Luật Doanh nghiệp 2005, hoạt động M&A được xem là hành vi “tổ chức lại doanh nghiệp”;

- Luật Đầu tư 2006 lại xuất phát từ việc phân loại đầu tư trực tiếp (nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư) và đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khốn và thơng qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.

Tuy nhiên, việc M&A có lúc được xem là hoạt động đầu tư trực tiếp (Điều 21) nhưng có khi lại được xem là hoạt động đầu tư gián tiếp (Điều 26), việc đầu tư ra nước ngồi dưới hình thức đầu tư gián tiếp phải tn thủ các qui định pháp luật về ngân hàng, chứng khoán và các qui định khác của pháp luật có liên quan (Điều 76).

Để kiểm sốt q trình M&A nhằm đảm bảo hoạt động này khơng dẫn đến tình trạng hình thành các DN, tập đồn đủ lớn có khả năng khống chế thị trường dẫn đến thiệt hại cho người tiêu dùng, các DN khác cũng như Nhà nước, Luật Cạnh tranh 2004 chỉ kiểm soát hoạt động M&A dựa trên cơ sở xem xét qui mơ kiểm sốt thị trường của DN sau khi thực hiện hoạt động M&A. Cụ thể như sau:

- Đối với các trường hợp trong đó, thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của các doanh nghiệp tham gia dưới 30% hoặc trường hợp DN hình thành sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại DN nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật thì các DN được tiến hành tập trung kinh tế mà không cần phải thực hiện thủ tục thông báo bắt buộc cho Cục Quản lý cạnh tranh (có vốn đăng ký dưới 10 tỉ đồng và dưới 300 lao động - Nghị định số 90/2001/NĐ-CP).- Đối với các trường hợp trong đó, thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của các DN tham gia từ 30% đến 50% thì các DN được tiến hành tập trung kinh tê, tuy nhiên, đại diện hợp pháp của các DN đó phải thực hiện thủ tục thơng báo cho Cục Quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành tập trung kinh tế theo hồ sơ thông báo tập trung

- Đối với các trường hợp trong đó, thị phần kết hợp trên thị trường liên quan của các DN tham gia chiếm trên 50% trên thị trường liên quan và DN hình thành sau hoạt động tập trung kinh tế không thuộc loại DN nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật (Điều 18, Luật Cạnh tranh) thì khơng được chấp thuận.

Tuy nhiên, các vụ M&A thuộc diện bị cấm cũng có thể được xem xét và miễn trừ trong hai trường hợp: (i) Một hoặc nhiều bên tham gia hoạt động M&A đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản; hoặc (ii) Việc M&A có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ (Điều 19, Luật Cạnh tranh).

Áp dụng các qui định của Luật cạnh tranh trong việc xác định thị phần đối với các TCTD nếu muốn tham gia vào hoạt động M&A sẽ được tính tốn (Điều 12 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh) như sau :

- Doanh thu để xác định thị phần của TCTD được tính bằng tổng các khoản thu nhập sau đây: (1) Thu nhập tiền lãi. (2) Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ. (3) Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối. (4) Thu nhập từ lãi góp vốn, mua cổ phần. (5) Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác. (6) Thu nhập khác.

- Trường hợp ngoại lệ, nếu TCTD mua lại DN khác nhằm mục đích bán lại trong thời gian dài nhất là 01 năm sẽ không bị coi là tập trung kinh tế nếu DN mua lại khơng thực hiện quyền kiểm sốt hoặc chi phối DN bị mua lại hoặc thực hiện quyền này chỉ trong khuôn khổ bắt buộc để đạt được mục đích bán lại đó (Điều 35 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP).

2.2.1.2 Các văn bản quy định hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng

Đối với hoạt động M&A giữa các TCTD Việt Nam

Theo Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ban hành ngày 11/02/2010 quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD :

- Trường hợp tự nguyện: do chủ sở hữu TCTD tự quyết định tham gia sáp nhập, hợp nhất, phù hợp với mục tiêu phát triển và nguyện vọng của chủ sở hữu.

- Trường hợp chỉ định: áp dụng với các TCTD có tính nhạy cảm cao và lan truyền. Khi một TCTD rơi vào tình trạng yếu kém, hoặc bị đặt vào tình trạng

kiểm sốt đặc biệt, không thực hiện được theo hình thức tự nguyện sáp nhập, hợp nhất và có nguy cơ đổ vỡ, ảnh hưởng đến an tồn hệ thống thì có thể phải thực hiện sáp nhập, hợp nhất theo chỉ định của Thống đốc NHNN. NHNN sẽ xây dựng phương án đối với từng trường hợp cụ thể, trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận trước khi thực hiện.

Tất cả các trường hợp sáp nhập, hợp nhất đều áp dụng hai bước chấp thuận là chấp thuận nguyên tắc và chấp thuận chính thức. Ở bước chấp thuận nguyên tắc, cần có chữ ký của các bên liên quan, như cơ quan có thẩm quyền cao nhất của TCTD tham gia sáp nhập, hợp nhất; cơ quan quản lý cạnh tranh - nếu có (nhằm thơng báo cho cơ quan này nếu thị phần kết hợp sau khi hợp nhất, sáp nhập chiếm từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan, theo Điều 20 Luật cạnh tranh); UBND tỉnh, thành phố nơi TCTD đặt trụ sở chính; Chính phủ (đối với trường hợp sáp nhập, hợp nhất theo chỉ định); NHNN Chi nhánh tỉnh, thành phố nơi TCTD đặt trụ sở chính; NHNN Trung ương. Tiếp theo, bước chấp thuận chính thức sẽ hồn thiện những thủ tục cịn lại của q trình sáp nhập, hợp nhất (như lập bộ hồ sơ trình Thống đốc NHNN quyết định, hồn tất các thủ tục đăng ký kinh doanh và đăng bố cáo...).

Thông tư cũng quy định một số trường hợp bắt buộc tạm ngừng chuyển nhượng vốn góp (đối với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm sốt, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc), nhằm hạn chế các giao dịch nội gián do những cá nhân có liên quan biết trước thơng tin sáp nhập, hợp nhất, đồng thời để gắn trách nhiệm của cán bộ quản trị điều hành chủ chốt của TCTD đối với việc sáp nhập, hợp nhất

Đối với nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia M&A ngân hàng tại Việt Nam

Theo Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/ 2007 của Chính phủ về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam:

- Tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài:

+ Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài (bao gồm cả cổ đơng nước ngồi hiện hữu) và người có liên quan của các nhà đầu tư nước ngồi đó khơng vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.

+ Mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư nước ngoài khơng phải là TCTD nước ngồi và người có liên quan của nhà đầu tư nước ngồi đó khơng vượt q 5% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.

+ Mức sở hữu cổ phần của một TCTD nước ngoài và người có liên quan của TCTD nước ngồi đó khơng vượt q 10% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.

+ Mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư chiến lược nước ngồi và người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước ngồi đó khơng vượt q 15% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam.

- Điều kiện để NHTM Việt Nam bán cổ phần cho các nhà đầu tư nước ngoài:

+ Vốn điều lệ tối thiểu đạt 1.000 tỷ đồng;

+ Có tình hình tài chính lành mạnh, đáp ứng các điều kiện liên quan của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

+ Có bộ máy quản trị, điều hành, hệ thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ hoạt động có hiệu quả;

+ Khơng bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt do vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng trong thời gian 24 tháng đến thời điểm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét.

- Điều kiện của TCTD nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng Việt Nam:

+ Có tổng tài sản Có tối thiểu tương đương 20 tỷ đơ la Mỹ vào năm trước năm đăng ký mua cổ phần.

+ Có kinh nghiệm hoạt động quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.

+ Được các tổ chức xếp loại tín nhiệm quốc tế xếp hạng ở mức có khả năng thực hiện các cam kết tài chính và hoạt động bình thường ngay cả khi tình hình, điều kiện kinh tế biến đổi theo chiều hướng không thuận lợi.

- Điều kiện của nhà đầu tư nước ngoài khi mua cổ phần của các NHTM Việt Nam trên thị trường chứng khoán:

Khi ngân hàng Việt Nam niêm yết chứng khoán, nhà đầu tư nước ngoài được mua cổ phần của NHTM Việt Nam theo các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và phải tuân thủ tỷ lệ sở hữu cổ phần quy định như trên.

- Điều kiện tham gia quản trị tại ngân hàng Việt Nam:

+ Một TCTD nước ngoài chỉ được là nhà đầu tư chiến lược tại một ngân hàng VN.

+ Một TCTD nước ngoài chỉ được tham gia Hội đồng quản trị tại không quá hai ngân hàng Việt Nam.

2.2.2 Quan điểm của Nhà nước Việt Nam về hoạt động hợp nhất, sáp nhập

và mua lại ngân hàng

Theo Quyết định số 112/QD-TTg của Chính phủ ngày 24/05/2006 về việc phê duyệt đề án phát triển ngành Ngân hàng tới năm 2010, NHNN sẽ hoạt động với vị thế độc lập hơn chuẩn bị tiền đề sau năm 2010 chuyển sang điều hành chính sách tiền tệ theo cơ chế “lạm phát mục tiêu”. Các NHTMCP và các NHTM nhà nước đóng vài trị nịng cốt của hệ thống ngân hàng Việt Nam nhưng bên cạnh đó vẫn khuyến khích sáp nhập, hợp nhất, mua lại để tăng quy mô các NHTM ngang tầm khu vực. Một trong những mục tiêu đối với các NHTM trong giai đoạn này là nâng cao năng lực tài chính như tăng quy mơ vốn điều lệ, tài sản có đi đơi với nâng cao chất lượng và khả năng sinh lời của tài sản có. Riêng đối với việc nâng cao vốn điều lệ, Đề án này đề cập tới hàng loạt giải pháp như phát hành trái phiếu, cổ phiếu, sáp nhập, hợp nhất, mua lại. Tuy nhiên, Nhà nước chỉ dừng lại ở việc khuyến khích chứ khơng dùng mệnh lệnh buộc các ngân hàng sáp nhập hay hợp nhất mà phải dựa trên điều kiện kinh tế và cơ sở tự nguyện giữa các ngân hàng. NHNN kiên quyết xử lý các NHTMCP yếu kém và có khả năng gây rủi ro lớn cho hệ thống ngân hàng, bao gồm cả các biện pháp giải thể, phá sản các NHTMCP theo quy định pháp luật, song đảm bảo không gây tác động lớn về mặt kinh tế-xã hội và tạo điều kiện cho các NHTM mua bán, hợp nhất, sáp nhập để tăng khả năng cạnh tranh nhằm bảo đảm duy trì mức vốn tự có của NHTM phù hợp với quy mơ tài sản có trên cơ sở thực hiện tỷ lệ ăn tồn vốn tối thiểu là 8% trong trung hạn và 10% trong dài hạn.

Đưa ra những quan điểm lành mạnh hoá hệ thống ngân hàng Việt Nam chứng tỏ NHNN đã nhìn thấy những bất cập của việc phát triển tràn lan và nguy cơ của các TCTD quy mơ nhỏ hoạt động khơng hiệu quả có thể làm ảnh hưởng

Năm ______Ngân hàng thu mua______ ___________Ngân hàng mục tiêu___________

hệ thống ngân hàng, đặc biệt là cho phép sáp nhập, hợp nhất, mua lại các NHTMCP, có thể thấy đây là một hướng đi đúng, phù hợp với xu thế phát triển của ngành ngân hàng ở các nước đang phát triển, đây cũng là hướng giải quyết phổ biến của nhiều nước Châu Á đang đối mặt với tình trạng thừa số lượng ngân hàng trong nước như Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Malaysia,...

2.2.3 Thực tiễn hoạt động M&A trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, khi nền kinh tế Việt Nam bắt đầu hồ nhập với nền kinh tế tồn cầu thì cũng là lúc nền kinh tế cũng chịu ảnh hưởng bởi trào lưu hoạt động M&A trên các lĩnh vực. Hoạt động M&A ở nước ta đã được khởi động từ năm 2000, đến năm 2005 cả nước có 18 vụ với tổng giá trị là 81 triệu đô la Mỹ. Năm 2006, số vụ M&A là 32 với tổng giá trị là 245 triệu đơ la Mỹ. Tính từ năm 2007 đến nay có 46 thương vụ M&A thành công đạt tổng giá trị giao dịch 626 triệu USD. Những thương vụ tiêu biểu như Quỹ Jactar& HAGL; Manulife & Chinfon; Vinacapital & DHG; Campina & Vinamilk; Vinamilk & Sài Gòn Milk; ANZ & SSI; .Tuy nhiên trong lĩnh vực ngân hàng, hoạt động M&A có vẻ “trầm lắng”hơn và chưa có giao dịch nào tầm cỡ trong khi ở các nước trên thế giới M&A ngân hàng luôn đứng đầu về số thương vụ và qui mô, giá trị. Điều này là do đặc trưng phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam.

Hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam có thể được chia thành 2 giai đoạn : giai đoạn trước năm 2004 và giai đoạn từ năm 2004 đến nay.

2.2.3.1 Hoạt động M&A ngân hàng tại Việt Nam trước năm 2004

Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng năm 1997 bắt nguồn từ Thái Lan khiến ngành ngân hàng Việt Nam cũng lâm vào tình trạng khó khăn, kiệt quệ. Nguy cơ đổ vỡ của nhóm NHTMCP bắt đầu trở nên căng thẳng từ giữa năm 1998, điển hình là 18 ngân hàng tại thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu 0637 hoạt động hợp nhất sát nhập và mua lại NH nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w