2.1.2 Thực trạng về năng lực cạnh tranh của NHTM Việt Nam
2.1.2.1 Năng lực tài chính
38
a. Về vốn chủ sở hữu: Các tư liệu cho thấy, vốn tự có của các NHTM Việt Nam
quá thấp so với các NHTM các nước trên thế giới. Mức vốn tự có trung bình của một NHTM Nhà nước là 4.200 tỷ đồng, tổng mức vốn tự có củ a các NHTM Nhà nước chỉ tương đương với một ngân hàng cỡ trung bình trong khu vực.
Bảng 2.2: So sánh quy mô ngân hàng trong nước với ngân hàng trong khu vực năm 2009 (Đơn vị tính : triệu USDJ
Ngân hàng 2007 2008 2009
NH Nno và PTNT VN 7,2 7,5 8
NH Đầu tư và Phát triển VN 11 9,46 10
NH Ngoại thương VN 11,2 8,9 8,11
NH Công thương VN 11,62 10.9 8,06
NH Á châu 16,19 14 9,73
NH Sài Gịn Thương tín 11,07 12,2 11,41
NH Eximbank 27 46 33
Nguồn: Từ các website các ngân hàng
b. Khả năng sinh lời
Khả năng sinh lời thể hiện qua chỉ số ROE và ROA là điều kiện để đánh giá hiệu quả kinh doanh của NHTM
- về hệ số ROA: do chất lượng tín dụng kém, trong khi các hoạt động kinh
doanh khác chưa phát triển nên hệ số ROA của các NHTM Việt Nam khá thấp và khơng ổn định, khoảng 0,52%. Trong khi đó, hệ số này của các NHTM các nuớc trong khu vực là tương đối cao (của nhóm các ngân hàng khu vực châu Á - Thái Bình Dương gồm 52 NHTM thuộc 10 nước là 0,94%, ở các ngân hàng thuộc các nước mới nổi gồm 14 NHTM của các nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Phillipines là 0,77%).
- Về hệ số ROE : hệ số này của các NHTM Việt Nam đang được cải thiện
khoảng 13%, tuy nhiên so với NHTM của các nước trong khu vực thì vẫn cịn rất thấp. Hệ số này của của NHTM các nước luôn ở mức trên 15%.
c. Khả năng bảo đảm an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh NHTM
+ Khả năng thanh tốn
Xét tiêu chuẩn Basel thì hệ số an tồn vốn của NHTMVN trong thời gian qua được cải thiện đáng kể, nhưng hiện nay vẫn còn một số ngân hàng có CAR trung bình của NHTMNN là 3,05%. Từ năm 2005 trở đi, quy mô vốn của các NHTMVN tăng lên, CAR của ngân hàng cũng tăng theo.
Nguồn: Website của các NHTM
Theo báo cáo tổng kết của NHNN, tỷ lệ an tồn vốn bình quân của hệ thống ngân hàng Việt Nam đến cuối năm 2009 ở mức 8%, đạt chuẩn mực Basel nhưng vẫn cịn một số khơng ít các ngân hàng thương mại chưa đạt được tỷ lệ trên. So với hệ thống ngân hàng của một số quốc gia trong khu vực châu Á, CAR của NHTMVN vẫn còn thấp, CAR bình quân của khu vực châu Á Thái Bình Dương (gồm 52 ngân hàng của 10 nước) là 13,1%, khu vực Đông Á (gồm 14 ngân hàng của Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Phillipin) là 12,3%.
Trước yêu cầu của hội nhập quốc tế, NHNN Việt Nam vừa ban hành Thơng tư số 13/2010/TT-NHNN, trong đó quy định nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của NHTM từ 8% lên 9%. Đây là một tín hiệu đáng mừng phản ánh quyết tâm của NHNN trong việc nâng cao hơn nữa khả năng bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng tiếp cận và áp dụng hệ thống chuẩn mực đánh giá an toàn ngân hàng theo Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel.
+ Khả năng thanh khoản
Khả năng thanh khoản của các NHTM Việt Nam trong thời gian qua không tốt do những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Tăng trưởng tín dụng q nóng, năm 2007 là 53,89% - q nóng so với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ huy động vốn, đi kèm với cơ cấu đầu tư không hợp
lý, tập trung lớn vào đầu tư bất động sản sẽ phát sinh rủi ro cao khi thị trường đóng băng, tạo sự mất cân đối về kỳ hạn giữa Tài sản có và tài sản nợ.
- Cơng tác dự báo và phân tích thị trường của các NHTM Việt Nam còn nhiều hạn chế, các NHTM Việt Nam còn ỷ lại quá nhiều vào cơ chế nhà nước, trong khi các NHNNg ngoài việc chấp hành nghiêm túc các tỷ lệ an tồn cịn thường xun nghiên cứu, dự báo sát các diễn biến của thị trường nên đã dự phòng vốn thanh khoản và điều chỉnh kịp thời, không bị động trước những tác động thị trường.
- Tính liên kết hệ thống giữa các NHTM để đảm bảo an toàn thanh tốn cịn yếu, tạo sự cạnh tranh không lành mạnh, đẩy lãi suất lên cao tạo khe hở cho khách hàng gửi tiền “làm giá, tăng lãi suất” hoặc rút tiền chuyển sang các NHTM.
- Năng lực quản trị thanh khoản tại các NHTM chưa tốt và sự thiếu hụt của các công cụ quản lý hữu hiệu của NHNN.
- Ngồi ra cịn có ngun nhân căn bản xuất phát từ phía khách hàng. Trong điều kiện thông tin bất cân xứng, lại chưa minh bạch, một số khách hàng (kể cả pháp nhân) đã rút tiền ra khỏi ngân hàng này và chuyển sang ngân hàng khác, mua vàng, mua đơ la Mỹ để tích trữ.. .đã làm tăng tính bất ổn của thị trường, nội và ngoại tệ.