Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống dân cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh bắc giang (Trang 26 - 33)

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống dân cư

CLCS dân cư chịu tác động đồng thời của các nhân tố: Vị trí địa lí (VTĐL) và phạm vi lãnh thổ, điều kiện tự nhiên (ĐKTN) và tài nguyên thiên nhiên (TNTN), điều kiện KT-XH. Các nhân tố này sẽ có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến CLCS dân cư, trong đó các điều kiện KT-XH đóng vai trị quyết định.

1.1.3.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

VTĐL và phạm vi lãnh thổ có ảnh hưởng lớn đến CLCS nói riêng và sự phát triển KT-XH nói chung của mọi quốc gia, đặc biệt là khi q trình tồn cầu hố và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay. VTĐL tạo điều kiện cho các lãnh thổ dễ dàng tiếp cận, trao đổi và xây dựng các mối quan hệ song phương hay đa phương với các quốc gia, các tổ chức trên toàn thế giới.

Hiện nay VTĐL và phạm vi lãnh thổ được coi như một loại tài nguyên - tài nguyên vị thế. Nếu một quốc gia, một địa phương mà có VTĐL và phạm vi lãnh thổ thuận lợi thì sẽ có nhiều lợi thế, tạo ra nhiều tiềm năng cũng như tận dụng tốt các thế mạnh cho sự phát triển KT-XH, mở rộng giao lưu quốc tế trên mọi lĩnh vực, đó là điều kiện quan trọng để nâng cao CLCS dân cư.

1.1.3.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

ĐKTN và TNTN là nguồn lực quan trọng, tài sản quý báu để phát triển KT-XH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của một quốc gia. ĐKTN và TNTN bao gồm các nhân tố thành phần như địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước, sinh vật, khoáng sản,… Đây được coi là những những tiền đề quan trọng, thường xuyên và cần thiết cho mọi quá trình sản xuất. ĐKTN và TNTN có ảnh hưởng đến CLCS thơng qua các khía cạnh về

điều kiện cư trú của người dân, chất lượng môi trường sống, khả năng khai thác các tài nguyên làm nguồn lực cho sản xuất, sinh hoạt và sự tồn tại của con người.

Hiện nay, xuất phát từ những nhu cầu thực tế, cùng với quá trình phát triển kinh tế về cả mức độ và cường độ thì hoạt động khai thác TNTN cũng gia tăng tương ứng. Ở nhiều nơi, việc khai thác TNTN diễn ra chưa hợp lí, khai thác quá mức đã làm cho TNTN bị suy thối, mơi trường bị ơ nhiễm nghiêm trọng. Song song đó là hiện tượng biến đổi khí hậu tồn cầu với hàng loạt các biểu hiện tiêu cực như: Trái Đất nóng dần lên, băng tan ở vùng cực, nước biển dâng, thiên tai xuất hiện ngày càng nhiều và diễn tiến thiên tai phức tạp hơn đã ảnh hưởng rất lớn đến CLCS dân cư. Vì vậy con người cần phải có những giải pháp hữu hiệu để chủ động thích ứng, giải pháp có ý nghĩa quyết định tới việc nâng cao CLCS dân cư.

1.1.3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội * Dân cư

- Đặc điểm dân số và phân bố dân cư: Con người vừa là lực lượng sản xuất vừa

là lực lượng tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ do chính họ tạo ra. Với tư cách là lực lượng sản xuất, con người chính là chủ thể tiến hành các hoạt động sản xuất vật chất, cải tạo và sử dụng tự nhiên để tạo ra của cải phục vụ cho nhu cầu của mình. Với tư cách này con người được coi là nguồn lao động của xã hội. Số lượng, chất lượng, sự gia tăng, sự di chuyển nơi cư trú hay phân bố dân cư đều ảnh hưởng tới CLCS. Với tư cách là lực lượng tiêu thụ, bằng nhiều cách, con người sử dụng chính các sản phẩm do họ tạo ra để thoả mãn nhu cầu của mình. Vì thế các đặc điểm về quy mơ, cơ cấu dân số, truyền thống và tập quán tiêu dùng, q trình đơ thị hố có tác động trực tiếp, quy định đầu ra cho sản xuất, ảnh hưởng tới thu nhập và mức sống dân cư. Cụ thể:

+ Qui mô dân số: Quy mô dân số lớn sẽ gây ra khó khăn cho việc đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần vốn rất hạn chế của xã hội, mức vốn đầu tư cho sản xuất hạn chế và giảm xuống sẽ gây ra áp lực đối với phát triển KT-XH và tác động mạnh mẽ đến việc nâng cao CLCS dân cư. Ngược lại, quy mô dân số nhỏ sẽ gây ra sự thiếu hụt, khan hiếm nguồn lao động, khan hiếm nguồn động lực chính tạo nên sự lớn mạnh về kinh tế, tiền đề đặc biệt quan trọng để nâng cao CLCS dân cư.

+ Chất lượng dân số hay chất lượng nguồn lao động cũng là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng tới CLCS dân cư do chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định trình độ phát triển nền sản xuất xã hội và sự phát triển KT-XH của mỗi quốc gia. Quy mô dân số hợp lý, chất lượng cao sẽ là nguồn động lực to lớn để phát triển KT-XH và nâng cao CLCS dân cư.

+ Gia tăng dân số: Gồm gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học, trong đó gia tăng tự nhiên có tác động lớn hơn đến CLCS dân cư. Trong phạm vi của một quốc gia, nếu tỉ suất gia tăng tự nhiên vượt quá 3%/năm thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc nâng cao CLCS dân cư do khối lượng của cải vật chất làm ra hàng năm không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng của dân số. Tốc độ gia tăng dân số quá nhanh hay quá chậm đều dấn đến sự mất cân đối giữa dân số với sự phát triển kinh tế, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nâng cao CLCS dân cư.

+ Cơ cấu dân số: Cơ cấu dân số trẻ gây khó khăn cho việc cải thiện CLCS dân cư khi điều kiện về CSSK, giáo dục, việc làm, thu nhập… bị hạn chế. Tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm, giá lao động rẻ nên thu nhập của lao động thấp, suy dinh dưỡng và tỉ lệ tử vong của trẻ em cao, nảy sinh nhiều tệ nạn…. Ngược lại, cơ cấu dân số già dẫn đến thiếu lao động bổ sung và chịu sức ép của các vấn đề an sinh xã hội…

Một lãnh thổ có tỉ lệ người phụ thuộc cao (người ở độ tuổi dưới và trên lao động cao) sẽ địi hỏi nhiều chi phí đầu tư cho giáo dục, y tế, vui chơi giải trí… từ đó làm giảm nguồn vốn đầu tư để tái sản xuất mở rộng, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng nâng cao CLCS dân cư của lãnh thổ đó.

Cơ cấu dân số theo dân tộc và theo trình độ văn hóa cũng có ảnh hưởng nhất định đến phát triển KT-XH từ đó ảnh hưởng đến việc nâng cao CLCS. Ở hầu hết các quốc gia, trong đó có Việt Nam, bộ phận dân cư có CLCS chưa cao thường là người dân của các dân tộc thiểu số. Ở những nơi này, trình độ dân trí thấp, việc triển khai các kế hoạch giải pháp để nâng cao CLCS gặp nhiều khó khăn, bộ mặt đời sống dân cư vì vậy thường chậm có sự chuyển biến.

+ Di dân, đặc biệt là di dân tự phát thường đặt ra nhiều thách thức đối với chính quyền các cấp, đặc biệt là nơi có người nhập cư. CLCS dân cư sẽ được đảm bảo khi quá trình di dân được đặt dưới sự tổ chức, hướng dẫn của Nhà nước và đúng theo quy

hoạch phát triển KT-XH của địa phương hoặc quốc gia. Khi di dân nằm ngoài tầm kiểm sốt thì CLCS dân cư sẽ bị ảnh hưởng, giai đoạn đầu CLCS dân cư sẽ thấp và có khả năng kéo dài nếu thiếu sự can thiệp kịp thời và hiệu quả của nhà nước.

+ Phân bố dân cư cũng có ảnh hưởng lớn đến CLCS dân cư. Những nơi có nhiều thuận lợi cả về điều kiện tự nhiên và KT-XH sẽ có sức hút đối với dân cư, vì vậy dân cư sẽ đơng đúc, mật độ dân số cao, đồng thời CLCS dân cư cũng thường ở mức cao, bộ mặt KT-XH nói chung hồn thiện hơn. Ngược lại, những nơi có điều kiện sống ít thuận lợi thì dân cư thưa thớt, khơng đủ về số lượng và không đảm bảo về chất lượng để có thể khai thác và sử dụng một cách hợp lý TNTN, phát triển sản xuất nên CLCS dân cư cũng thấp hơn.

- Nguồn lao động: Là bộ phận năng động nhất của dân cư, là lực lượng tạo ra của

cải vật chất cho xã hội, cơ sở để nâng cao CLCS dân cư.

Nguồn lao động, hiểu theo nghĩa rộng, là nguồn cung cấp sức lao động cho nền sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển, là động lực của q trình sản xuất. Cịn theo nghĩa hẹp, nguồn lao động là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển KT-XH, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động tham gia vào nền sản xuất xã hội, tức là tổng thể các yếu tố thể lực và trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động.

Nguồn lao động dồi dào là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế cho quốc gia. Tuy nhiên, nếu nguồn lao động lớn nhưng trình độ phát triển kinh tế cịn hạn chế, chưa đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của con người, đặc biệt là nhu cầu việc làm thì lại trở thành gánh nặng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, tạo sức ép đến giáo dục, y tế, an sinh xã hội và nâng cao CLCS cho người dân.

Chất lượng, trình độ của người lao động là yếu tố cơ bản để đánh giá hiệu quả lao động. Trong thời kì hội nhập, nguồn lao động có chất lượng cao phải là những người có thể lực, trí lực, có tính tích cực chính trị, xã hội, đạo đức, tình cảm và có khả năng tham gia lao động. Nguồn lao động có chất lượng cao có vai trị đặc biệt quan trọng, là nguồn vốn - vốn con người, vốn tri thức, là điều kiện để rút ngắn khoảng cách về trình độ kinh tế giữa các quốc gia, tạo cơ sở vững chắc để phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, tạo ra năng suất lao động xã hội lớn, tăng thu nhập và từng bước cải thiện CLCS.

Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế: Trên cơ sở tính chất của nền sản xuất, lao động làm việc trong các ngành kinh tế được phân thành 3 khu vực: Khu vực I (nông – lâm – thủy sản), khu vực II (công nghiệp và xây dựng), khu vực III (dịch vụ). Tỉ lệ lao động ở từng khu vực phản ánh trình độ phát triển KT-XH và CLCS dân cư của mỗi quốc gia. Lực lượng lao động hoạt động ở khu vực III càng lớn thì kinh tế quốc gia đó càng phát triển và CLCS dân cư cũng sẽ cao hơn ở các nước có lực lượng lao động trong khu vực I cao. Vì vậy, muốn cải thiện CLCS thì phải có bước chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế.

- Dân tộc: Mỗi quốc gia đều có nhiều dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc lại có bản

sắc riêng về văn hố, phong tục tập qn, có sự khác nhau về trình độ phát triển, khả năng sản xuất từ đó dẫn tới sự phân hố thu nhập và mức sống của người dân.

Trong phạm vi của một đất nước, các dân tộc đa số thường sinh sống ở nơi có ĐKTN thuận lợi, là đầu mối giao thơng, có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật (VCKT), trình độ dân trí cao hơn, khả năng tiếp thu thành tựu khoa học kỹ thuật tốt, thường là địa bàn trọng điểm về KT-XH… do đó CLCS dân cư cũng cao hơn. Ngược lại, các dân tộc thiểu số thường cư trú ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới núi cao với trình độ nhận thức và khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật hạn chế, nơi đặc biệt khó khăn cho phát triển KT-XH, nên CLCS thường khơng cao.

* Trình độ phát triển kinh tế

Sản xuất vật chất và sản xuất con người là hai bộ phận cấu thành nền sản xuất xã hội, hai bộ phận này gắn bó mật thiết với nhau trong mối quan hệ biện chứng. Trình độ phát triển kinh tế là yếu tố quyết định đối với hoạt động sản xuất vật chất. Các quốc gia, địa phương có trình độ phát triển kinh tế cao thường có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, cơ cấu kinh tế hiện đại, năng suất lao động cao, GDP/người và thu nhập bình quân theo đầu người cao, CLCS dân cư sẽ cao và ngược lại. Kinh tế phát triển là cơ sở, tiền đề và điều kiện thuận lợi để dân cư tiếp cận với các dịch vụ về giáo dục, y tế và CSSK, hưởng thụ các chế độ phúc lợi xã hội.

Hiện nay, các quốc gia trên thế giới có sự tương phản về trình độ phát triển KT- XH, nó tạo nên bức tranh phân hố về CLCS giữa các nhóm nước. Vì vậy, trong chính sách phát triển KT-XH của mọi quốc gia, nâng cao CLCS dân cư là rất cần thiết và muốn nâng cao CLCS dân cư phải có chiến lược hợp lý để phát triển kinh tế.

* Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng và VCKT là tiền đề đảm bảo cho hoạt động sản xuất và đời sống xã hội diễn ra liên tục và bình thường, là điều kiện để nâng cao CLCS.

- Cơ sơ hạ tầng bao gồm mạng lưới giao thông vận tải, thông tin liên lạc, hệ thống cung cấp điện, nước và xử lý chất thải… Cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng rõ rệt đến việc hình thành chiến lược phát triển KT-XH, tạo khả năng thu hút đầu tư, mức độ tập trung sản xuất, hiệu quả khai thác lãnh thổ, từ đó ảnh hưởng đến CLCS dân cư.

- Cơ sở VCKT bao gồm các yếu tố vật chất của nền sản xuất xã hội phù hợp với trình độ kỹ thuật cơng nghệ tương ứng. Mỗi ngành sản xuất nhất định sẽ có một cơ sở VCKT tương ứng. Cơ sở VCKT của ngành nông nghiệp là các trạm bơm, các cơng trình thuỷ lợi, trại giống, trung tâm thú y…; cơ sở VCKT của ngành công nghiệp là hệ thống nhà xưởng, máy móc…; cơ sở VCKT của ngành dịch vụ là hệ thống khách sạn, nhà hàng, ngân hàng, trung tâm thương mại, khu vui chơi giải trí, nhà văn hóa… Nơi có cơ sở VCKT tốt thì sản xuất sẽ mang lại hiệu quả cao, làm chỗ dựa cho việc nâng cao hiệu quả KT-XH, tạo điều kiện hình thành và phát triển nền kinh tế độc lập tự chủ cũng như tham gia vào hệ thống phân công lao động xã hội quốc tế, đồng thời cũng tạo thuận lợi để xây dựng, mở rộng và hoàn thiện các dịch vụ đáp ứng cho nhu cầu cuộc sống của con người. Ngược lại, nơi thiếu sự đồng bộ về cơ sở VCKT thì CLCS dân cư sẽ gặp nhiều khó khăn do sự phát triển hạn chế của KT-XH.

* Khoa học kĩ thuật và công nghệ

Công nghệ là biện pháp để con người thực hiện có hiệu quả các q trình sản xuất kinh doanh, tại ra của cải vật chất, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của xã hội.

Yếu tố khoa học kĩ thuật (KHKT) và cơng nghệ ln đóng vai trị rất quan trọng, có thể nói nếu khơng có hoặc yếu kém về KHKT và cơng nghệ thì dù lãnh thổ có nhiều thuận lợi về ĐKTN và giàu có về TNTN thì chúng cũng chỉ tồn tại ở dạng tiềm năng, khó có thể tổ chức khai thác, sử dụng hợp lý cùng như sản xuất một cách hiệu quả. Tiến bộ của KHKT và công nghệ đã giúp con người mở rộng phạm vi sử dụng TNTN và tiến hành khai thác theo chiều sâu trên nhiều góc độ để phát triển sản xuất. Việc khai thác và sử dụng TNTN có liên quan chặt chẽ với mơi trường sống và tác động mạnh tới CLCS dân cư. CLCS dân cư cao đồng nghĩa với chất lượng môi trường tốt,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh bắc giang (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)