Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh bắc giang (Trang 69 - 85)

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bắc Giang

2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội

2.1.3.1. Dân cư

* Đặc điểm dân số và phân bố dân cư

Bắc Giang là một tỉnh đơng dân, năm 2016 có dân số là 1.657,6 nghìn người, đứng đầu vùng TDMNPB và thứ 16 cả nước. Giai đoạn 2010 – 2016, quy mô dân số của tỉnh Bắc Giang liên tục tăng, nguyên nhân chủ yếu do tỉ lệ gia tăng tự nhiên còn cao, cao hơn tỉ lệ trung bình của cả nước cùng thời điểm. Giữa thành thị và nông thôn, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên khá cân bằng trong nhiều năm.

Biểu đồ 2.2. Quy mô dân số và tỉ lệ gia tăng dân số của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2010 – 2016 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, 2011 – 2017)

Cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của tỉnh Bắc Giang cịn trẻ song tỉ lệ trẻ em ngày càng giảm, tỉ lệ người già và tuổi thọ trung bình của người dân đang tăng lên. Cơ cấu dân số theo giới tính chênh lệch với tỉ lệ nữ là 49,7% dân số (2016).

Phân bố dân cư không đều, tập trung chủ yếu ở các vùng địa hình thấp, khu vực đơ thị và gần các trục đường giao thơng quan trọng. Mật độ dân số trung bình của tỉnh Bắc Giang rất cao, năm 2016 là khoảng 426 người/km2, gấp 1,5 lần mật độ trung bình của cả nước. Tp. Bắc Giang là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Bắc Giang nên có mật độ dân số cao nhất, năm 2016 là 2.322 người/km2, gấp 5,5 lần trung bình của tỉnh và gấp 27,3 lần của huyện Sơn Động (85 người/km2).

Dân cư tập trung chủ yếu ở nơng thơn với hơn 88,6% dân số, hình thức quần cư chủ yếu là làng, thôn, xã, một phần mang dáng dấp của nông thôn miền núi và một phần mang đặc trưng của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Tỉ lệ dân cư thành thị chỉ chiếm khoảng 11,4%, là tỉ lệ thấp nhất cả nước và tăng rất chậm (năm 2010 là 9,6%). Điều này cho thấy q trình đơ thị hóa diễn ra cịn rất chậm chạp và trình độ đơ thị hóa cịn nhiều hạn chế nhưng đã có những đóng góp để nâng cao CLCS dân cư.

1.13 1.2 1.18 1.16 1.15 0.83 0.7 1.03 1.01 1.02 1568 1588 1624 1641 1658 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 2010 2012 2014 2015 2016 1000 1100 1200 1300 1400 1500 1600 1700

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên Tỉ lệ gia tăng dân số Dân số

. . . .

Năm Nghìn người %

* Nguồn lao động

Lao động là bộ phận dân cư năng động nhất, tạo ra của cải tích luỹ cho xã hội, tác động lớn đến thu nhập và nâng cao CLCS dân cư. Với dân số đông, gia tăng dân số khá nhanh nên Bắc Giang ln có nguồn lao động dồi dào và chất lượng lao động đang có nhiều thay đổi tích cực.

Năm 2016, dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh Bắc Giang là 1.045,5 nghìn người, chiếm 63,1%. Trong đó, lao động đang làm việc trong nền kinh tế là 1.035,8 nghìn người, chiếm 62,5% dân số và 99,1% dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh (Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, 2017). Con số này cho thấy dân số của tỉnh đang ở thời kì cơ cấu dân số vàng, tỉ lệ người phụ thuộc ở mức cho phép là thuận lợi rất lớn cần được khai thác hiệu quả cho sự phát triển KT-XH và nâng cao CLCS dân cư.

Về cơ cấu lao động đang làm việc thì lực lượng lao động đã qua đào tạo năm 2016 là 16,5% tăng thêm 3,4% so với năm 2010 (13,1%). Đây là những dấu hiệu tích cực trong nâng cao chất lượng nguồn lao động, tạo điều kiện thuận lợi để ứng dụng KHKT và công nghệ, phát triển KT-XH.

Xét theo ngành kinh tế, lao động trong khu vực nông nghiệp cao nhất với 60,8%, khu vực công nghiệp - xây dựng là 21,0% và khu vực dịch vụ là 18,2%, trong đó lao động thuộc khu vực công nghiệp và dịch vụ đang tăng lên. Theo thành phần kinh tế, tỉ lệ lao động trong khu vực ngoài Nhà nước có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn luôn chiếm ưu thế với hơn 88,3% (2016) và có đóng góp rất lớn cho sự phát triển KT-XH của tỉnh. Ngược lại, lao động trong khu vực Nhà nước và có vốn đầu tư nước ngồi chiếm tỉ lệ rất thấp, tương ứng là 5,6% và 6,1%. Tỉ lệ lao động thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngồi tăng lên nhanh chóng, đạt 6,1% (2016), nó phản ánh sự thay đổi tích cực và hiệu quả trong chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh, đáng chú ý là sự đầu tư mở rộng và thành lập mới nhiều khu công nghiệp (KCN).

Xét theo các khu vực địa hình, vùng đồng bằng chiếm trên 60% lao động, sau đó là vùng trung du với 30% và vùng núi ít nhất với trên 10%.

Nhìn chung, lực lượng lao động đã từng bước đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên chất lượng lao động cũng như sự phân bố của lao động vẫn là những vấn đề đặc biệt cần quan tâm. Việc thiếu lao động có trình độ

chun mơn kỹ thuật, đặc biệt là ở những vùng núi cao và nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đã ảnh hưởng rất lớn đến việc tuyên truyền, thực hiện đường lối, chính sách và chiến lược phát triển KT-XH và cải thiện CLCS dân cư của địa phương. Hơn nữa, các khu đô thị, KCN và vùng đồng bằng là nơi tập trung của lao động có trình độ nên rất thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động kinh tế với hiệu quả cao, ngược lại ở vùng nông thôn, khu vực miền núi cịn nhiều khó khăn có chất lượng lao động còn hạn chế đã gây rất nhiều trở ngại. Vì vậy, việc đề ra những chiến lược trong đào tạo lao động, nâng cao trình độ, góp phần khai thác hiệu quả các nguồn lực phát triển, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện CLCS dân cư là vấn đề mà các cấp chính quyền và nhân dân địa phương cần quan tâm.

* Dân tộc

Theo số liệu thống kê năm 2016, toàn tỉnh Bắc Giang có 21 dân tộc cùng chung sống. Dân tộc Kinh đông nhất với khoảng 87,6% dân số, 20 dân tộc thiểu số có số dân gần 200.538 người, chiếm khoảng 12,4% dân số toàn tỉnh. Dân tộc Kinh sống tập trung ở các huyện vùng đồng bằng, đồi thấp và đơ thị. Đây là dân tộc có vai trị quan trọng trong phát triển KT-XH của tỉnh bởi lẽ họ là lực lượng giàu truyền thống và kinh nghiệm trong các hoạt động sản xuất, có nhiều điều kiện tiếp xúc và đặc biệt nhạy bén với khoa học kỹ thuật hiện đại, trình độ dân trí cao nên khả năng ứng dụng vào phát triển KT-XH rất thuận lợi.

Đồng bào các dân tộc thiểu số cư trú tập trung ở 105 xã, thị trấn thuộc 6 huyện miền núi, vùng cao. Có dân tộc thiểu số có số dân khá đông như dân tộc Nùng chiếm tỉ lệ 4,96%, cư trú chủ yếu ở một số huyện vùng núi, bán sơn địa như Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang. Dân tộc Sán Dìu chiếm 1,77%, định cư tại các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang, Yên Thế của tỉnh Bắc Giang. Dân tộc Sán Chay: Ở Bắc Giang có cả 2 nhóm thuộc dân tộc Sán Chay là Sán Chí (hay Sán Chỉ) và Cao Lan, người Sán Chí chiếm 1,67%, cư trú chủ yếu ở các huyện Lục Ngạn, Lục Nam. Các dân tộc thiểu số tập trung ở những nơi có trình độ dân trí chưa cao, điều kiện sống rất khó khăn, vẫn cịn tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu, cơ sở hạ tầng và VCKT chưa phát triển... Đây là yếu tố dẫn đến sự phân hóa và gây nhiều trở ngại cho việc nâng cao CLCS dân cư giữa các dân tộc trong tỉnh.

2.1.3.2. Trình độ phát triển kinh tế

Sau hơn 30 năm cùng cả nước tiến hành đổi mới, nền kinh tế của Bắc Giang đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Quy mô, tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực, đóng góp quan trọng vào sự phát triển vùng và cả nước.

Bảng 2.2. Quy mô và tốc độ tăng GRDP của tỉnh Bắc Giang, 2010 – 2016 Năm 2010 2012 2014 2015 2016

Quy mô (tỷ đồng) 19.516 30.288 42.112 51.449 60.220

Tốc độ tăng (%) 9,3 9,03 9,3 9,6 10,4

Tốc độ tăng trưởng (%) 100 155,2 215,8 263,6 308,6

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, 2011 – 2017)

Qui mô GRDP của tỉnh Bắc Giang không ngừng tăng lên qua các năm, năm 2010 đạt 19.516 tỷ đồng đến năm 2016 tăng lên 60.220 tỷ đồng, trong vịng 7 năm thì GRDP của tỉnh tăng gấp gần 3,1 lần. Năm 2016, GRDP của tỉnh Bắc Giang chiếm 1,33% GDP của cả nước, đứng đầu trong các tỉnh của vùng TDMNPB.

Tốc độ tăng GRDP của tỉnh cao và tương đối ổn định, cao hơn mức tăng trưởng trung bình của cả nước. Năm 2010 đạt 9,3% (cả nước là 6,78%), đến năm 2016 đạt 10,04% (cả nước là 6,21%). Về tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2010 – 2016 rất cao, đạt 308,6% năm 2016 so với năm 2010, chỉ số này thể hiện được sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế tỉnh Bắc Giang những năm qua. Đây là cơ sở quan trọng cho việc nâng cao CLCS dân cư trên toàn tỉnh.

Trong giai đoạn 2010 – 2016, cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Giang cũng có nhiều chuyển biến tích cực. Xu hướng chung là giảm tỉ trọng khu vực nông – lâm – thủy sản, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Trong nội bộ từng ngành cũng có sự chuyển biến:

- Ngành nông – lâm – thủy sản: Phát triển mạnh theo hướng thâm canh, áp dụng

KHKT và công nghệ, tăng năng suất và sản lượng. Giá trị sản đạt 13.589,9 tỷ đồng (2016) với tốc độ tăng bình quân khoảng 5%/năm. Trong những năm gần đây tỉnh Bắc Giang đang khai thác hiệu quả các thế mạnh, đặc biệt là thế mạnh đất đai của vùng đồi núi và trung du cùng các điều kiện khác để hình thành các vùng chuyên canh cây ăn quả, cây đặc sản, sản xuất gắn với xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản ổn định, bền vững.

Sự chuyển đổi từ nền nông nghiệp truyền thống tự cung, tự cấp sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa diễn ra nhanh và mạnh, tạo nhiều tác động tích cực cho giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện CLCS dân cư. Đặc biệt, cây ăn quả là một thế mạnh quan trọng trong ngành nơng nghiệp của tỉnh, đang góp phần quan trọng vào sự thay đổi bộ mặt kinh tế khu vực nông thôn vùng núi cũng như phát triển KT- XH của tỉnh những năm qua.

Biểu đồ 2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Bắc Giang

(giá thực tế) (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, 2011 – 2017)

- Ngành công nghiệp – xây dựng: Tuy vẫn cịn khó khăn nhưng cũng đang có sự

tăng trưởng và phát triển khá nhanh, hòa nhập hiệu quả với tốc độ phát triển công nghiệp của các tỉnh lân cận cũng như làm tốt vai trị của một tỉnh vệ tinh cơng nghiệp của khu vực Bắc Bộ. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 96.456,9 tỉ đồng (2016), tăng gấp 6,7 lần so với năm 2010 với tốc độ tăng trưởng đạt 21,1% (2016).

Trong cơ cấu ngành cơng nghiệp, nhóm ngành cơng nghiệp chế biến chiếm tỉ trọng lớn nhất và khá ổn định với 95,1% giá trị sản xuất công nghiệp (2016). Trong nhóm ngành cơng nghiệp chế biến, xu hướng là phát triển mạnh các ngành tận dụng

31.7 27.7 24.6 23.3 21.3 33.6 38.3 41.3 42.5 44.1 34.7 34 34.1 34.2 34.6 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2010 2012 2014 2015 2016 Nông – lâm – ngư nghiệp Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ

được nguồn lao động, nguyên liệu và thị trường tại chỗ như công nghiệp dệt may, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp điện tử… Đây là yếu tố căn bản thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp, là cơ sở để cải thiện GRDP/người và TNBQĐN của nhân dân trong tỉnh.

Về mặt lãnh thổ, tính đến năm 2016, tỉnh đã hình thành được 6 KCN gồm Đình Trám, Vân Trung, Song Khê – Nội Hoàng, Việt Hàn, Quang Châu, Hòa Phú và 33 cụm cơng nghiệp đang hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho hơn 70.000 lao động địa phương, đóng góp vào ngân sách khoảng 72.591 tỉ đồng. Các ngành tiểu thủ công nghiệp gắn với các làng nghề truyền thống như mây tre đan Tăng Tiến, bánh đa Kế, bún Đa Mai, mỳ Chũ… cũng được khôi phục và phát triển hiệu quả với 39 làng nghề được cơng nhận, góp phần quan trọng trong việc tận dụng nguồn lực tại chỗ và tạo việc làm cho hơn 19.000 lao động nông nhàn, tạo nguồn thu nhập, cải thiện mức sống và nâng cao CLCS.

Trong cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi tăng lên nhanh chóng, đóng góp phần lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp, từ 33,5% (2010) tăng lên 71,2% (2016). Khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước tăng lên về giá trị sản xuất nhưng tỉ trọng lại giảm rất mạnh, đạt tỉ lệ tương ứng vào là 9,6% và 19,2%. Đây là kết quả của việc thu hút hiệu quả vốn đầu tư nước ngồi cũng như sự thành cơng trong quá trình CNH, HĐH của tỉnh.

Nhìn chung, tiềm năng để phát triển công nghiệp của tỉnh Bắc Giang đang được khai thác khá hiệu quả, ngành cơng nghiệp phát triển mạnh mẽ, đóng góp lớn vào GRDP đồng thời góp phần giải quyết tốt các vấn đề KT-XH.

- Ngành dịch vụ: Có nhiều chuyển biến với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh

thu dịch vụ liên tục tăng, đạt 17.209,2 tỉ đồng (2016), tăng gấp 2,8 lần so với năm 2010, trong đó thành phần kinh tế ngồi Nhà nước chiếm ưu thế với 96,8%.

Hoạt động thương mại phát triển mạnh và dịch theo hướng tích cực. Kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh, đạt 3.632,7 triệu USD (2016), tăng gấp 10,9 lần so với năm 2010, trong đó hàng cơng nghiệp nhẹ và tiểu thủ cơng nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất với 98,7%. Mặt hàng xuất khẩu ngày càng đa dạng, trong đó chủ yếu là hàng điện tử - tin học và hàng dệt may. Kim ngạch nhập khẩu cũng tăng mạnh, đạt 3.769,7 triệu USD,

tăng khoảng 10,7 lần so với năm 2010 với cơ cấu chủ yếu là nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, chiếm 41% (Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, 2011 – 2017).

Hoạt động du lịch của tỉnh Bắc Giang những năm gần đây có nhiều khởi sắc. Tài nguyên du lịch, đặc biệt là du lịch nhân văn được quan tâm đầu tư nhằm thu hút du khách, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Việc phát triển mạnh khu vực cơng nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã làm tăng thêm lượng du khách quốc tế đến với các địa điểm du lịch của tỉnh trong thời gian qua. Công tác quy hoạch, quảng bá, nâng cấp cơ sở hạ tầng và các sản phẩm du lịch, đào tạo nguồn nhân lực… được quan tâm phát triển. Các hoạt động du lịch nói riêng và hoạt động dịch vụ nói chung đang góp phần quan trọng vào việc khai thác hiệu quả các nguồn lực phát triển, tạo việc làm và tăng thu nhập, là cơ sở cho việc cải thiện CLCS cho người lao động địa phương.

Có thể thấy, tỉnh Bắc Giang đã và đang vươn mình mạnh mẽ trong những năm qua với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Tuy nhiên, xét về tiềm năng thì Bắc Giang vẫn chưa khai thác hết để phục vụ cho quá trình phát triển KT-XH của tỉnh, vẫn cịn có sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các huyện, thành phố, nhất là ở các huyện vùng núi cao cịn nhiều khó khăn. Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự phân hoá và khả năng cải thiện CLCS dân cư trên địa bàn tỉnh.

2.1.3.3. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật của tỉnh Bắc Giang được đầu tư phát triển, hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng được nhu cầu phát triển của địa phương, góp phần thúc đẩy sự phát triển của sản xuất, phân bố lại dân cư và lao động hợp lý, tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao CLCS cho nhân dân toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh bắc giang (Trang 69 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)