Khái quát chất lượng cuộc sống dân cư vùng Trung du và miền nú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh bắc giang (Trang 50 - 59)

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2. Khái quát chất lượng cuộc sống dân cư vùng Trung du và miền nú

phía Bắc

Theo quy ước phân vùng mới của TCTK Việt Nam, vùng TDMNPB có 14 tỉnh, năm 2016, diện tích tự nhiên của vùng là 95.222,3 km2, dân số 11.984,3 nghìn người, chiếm 28,7% diện tích và 12,9% dân số của cả nước (TCTK Việt Nam, 2017).

Những năm qua, cùng với sự phát triển của cả nước thì KT-XH vùng TDMNPB cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ, CLCS dân cư trong vùng vì vậy cũng được cải thiện đáng kể. Song do có sự khác nhau về điều kiện phát triển, quy mô dân số của các địa phương, trình độ học vấn của dân cư, sự đa dạng về dân tộc, sự tác động của các điều kiện tự nhiên và thiên tai thiên nhiên, khả năng khai thác hiệu quả các nguồn lực phát

triển KT-XH… nên CLCS dân cư của các địa phương trong vùng cũng chịu tác động mạnh và giữa các tỉnh trong vùng có sự phân hóa lớn.

1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu về kinh tế

* GDP/người và thu nhập bình quân đầu người

Trong giai đoạn 2005 – 2016, GDP/người của vùng TDMNPB được cải thiện rõ rệt, tăng từ 5,6 triệu đồng/người năm 2005 lên 42,6 triệu đồng/người năm 2016, tăng hơn 7,6 lần. Tuy nhiên, GDP/người vẫn thấp, thấp hơn so với mức trung bình của cả nước 1,2 lần và đứng ở vị trí 5/7 vùng KT-XH của cả nước. GDP/người của TDMNPB cịn thấp hơn vùng có GDP/người cao nhất là Đơng Nam Bộ khoảng 3,5 lần, chỉ bằng 28,6% của vùng này vào năm 2016.

TBQĐN của TDMNPB cũng có xu hướng tăng khá nhanh. Giai đoạn 2006 – 2016, tăng từ 442 nghìn đồng/người/tháng lên 1.963 nghìn đồng/người/tháng, tăng hơn 4,6 lần. Tuy nhiên đây là mức thu nhập của vùng đứng cuối cùng trong các vùng KT- XH của nước ta, chỉ bằng 42,1% của vùng cao nhất là Đông Nam Bộ và thấp hơn mức bình quân của cả nước khoảng 1,5 lần.

Thu nhập bình quân đầu người của vùng chủ yếu từ các nguồn thu sau: Tiền lương, tiền công 44,6%; nông – lâm nghiệp và thủy sản 27,4%; công nghiệp – xây dựng và dịch vụ 18,4%; thu khác 9,6%. Như vậy có thể nhận thấy nguồn thu nhập chính và cơ sở quan trọng để nâng cao CLCS dân cư trong vùng là từ tiền lương, tiền công và hoạt động sản xuất nông – lâm nghiệp và thủy sản.

TNBQĐN/tháng của vùng TDMNPB cịn có sự phân hóa rất lớn. Theo nhóm thu nhập, năm 2016 chênh lệch giữa nhóm có thu nhập cao nhất và thấp nhất của vùng lên tới hơn 8,7 lần (4.763 nghìn đồng so với 550 nghìn đồng). Giữa các tỉnh trong vùng, tỉnh có thu nhập bình qn đầu người cao nhất là tỉnh Thái Nguyên với 6.973 nghìn đồng, thấp nhất là Sơn La với 3.237 nghìn đồng. Chênh lệch giữa tỉnh cao nhất và thấp nhất khoảng 2,8 lần (TCTK Việt Nam, 2017).

* Tỉ lệ hộ nghèo

Giai đoạn 2006 – 2016, tỉ lệ hộ nghèo của vùng TDMNPB giảm đáng kể. Năm 2006, tỉ lệ hộ nghèo của vùng là 27,5%, đến 2016 giảm xuống cịn 13,8%. Tuy nhiên

cho đến nay thì TDMNPB vẫn là vùng có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất trong các vùng KT- XH của nước ta, cao gấp 2,4 lần của cả nước và gấp 23 lần so với vùng Đông Nam Bộ là vùng thấp nhất. Tỉ lệ hộ nghèo giảm là kết quả của việc thực hiện hiệu quả hệ thống những chính sách mang tính chiến lược cũng như sự quan tâm chăm lo cho người nghèo của cả nước và của các địa phương trong vùng, tuy đã giảm nhưng vẫn cịn duy trì ở mức cao nên cần nhiều giải pháp để cải thiện.

Hơn nữa, năm 2016 tồn vùng có 14/14 tỉnh có tỉ lệ hộ nghèo theo thu nhập cao hơn mức trung bình của cả nước (5,8%). Có 5 tỉnh có tỉ lệ hộ nghèo vượt lên trên 20%, trong đó tỉnh cao nhất là Lai Châu với 27,9%, cao gấp 4,8 lần của cả nước. Nguyên nhân chính là hầu hết các địa phương trong vùng đều gặp trở ngại trong phát triển kinh tế do sự thiếu đồng bộ của các nguồn lực phát triển, dân cư trong vùng cư trú chủ yếu ở vùng núi và đa số lại là đồng bào các dân tộc ít người với trình độ dân trí thấp và trình độ canh tác lạc hậu, đời sống người dân vẫn cịn hết sức khó khăn.

Bảng 1.5. Tỉ lệ hộ nghèo và số lượng xã thuộc diện đầu tư của chương trình 135 của các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc, năm 2016

Tỉnh Tỉ lệ hộ nghèo (%) Xã thuộc chương trình 135 Tỉnh Tỉ lệ hộ nghèo (%) Xã thuộc chương trình 135 Toàn vùng 13,8 1.187 Toàn vùng 13,8 1.187 Hà Giang 20,8 141 Lạng Sơn 14,5 111 Cao Bằng 21,9 148 Bắc Giang 6,3 50 Bắc Kạn 15,8 58 Phú Thọ 6,3 72

Tuyên Quang 12,0 57 Điện Biên 26,1 98

Lào Cai 18,1 113 Lai Châu 27,9 75

Yên Bái 17,5 72 Sơn La 20,0 102

Thái Nguyên 7,1 70 Hịa Bình 13,4 92

(Chương trình 135 năm 2016 gồm: Xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới và xã an tồn khu) (Nguồn: Thủ tướng chính phủ, 2016)

Thêm một chỉ số phản ánh sự khó khăn trong đời sống dân cư các địa phương trong vùng đó là số lượng các xã thuộc diện đầu tư của chương trình 135 năm 2016 vẫn cịn nhiều, tổng cộng là 1.187 xã, chiếm hơn 52,2% của cả nước (2.275 xã). Trong đó tỉnh có số lượng cao nhất là Cao Bằng với 148 xã, thứ hai là Hà Giang với 141 xã

và thấp nhất là Bắc Giang với 50 xã. Đây là những chỉ số đáng quan tâm bởi nó phản ánh rất cụ thể thực trạng kinh tế của các địa phương trong vùng và cũng là bài tốn khó đối với vấn đề phát triển KT-XH nhiều năm tới của vùng và cả nước.

1.2.1.2. Nhóm chỉ tiêu về giáo dục * Tỉ lệ người lớn biết chữ (từ 15 tuổi trở lên)

Tỉ lệ người lớn biết chữ của vùng TDMNPB có xu hướng tăng qua các năm, đạt 90% (2016). Đây là kết quả của sự nỗ lực trong công tác phổ cập giáo dục các cấp học, nhất là cấp tiểu học trong những năm qua, song do điều kiện khó khăn ở các địa phương cùng với nhận thức của người dân về giáo dục còn hạn chế nên mức tăng còn chậm. Mặt khác, tỉ lệ này vẫn thấp hơn so với mức trung bình của cả nước 5% (cả nước là 95%) và TDMNPB đứng vị trí thấp nhất trong tất cả các vùng KT-XH.

Giữa các tỉnh trong vùng thì tỉ lệ người lớn biết chữ có sự phân hóa lớn. Năm 2016, tồn vùng có 6 tỉnh có tỉ lệ người lớn biết chữ cao hơn cả nước, trong đó tỉnh có tỉ lệ cao nhất là Thái Nguyên với 98,3%, thứ hai là Phú Thọ với 98,1%. Các tỉnh cịn lại đều có tỉ lệ người lớn biết chữ thấp hơn tỉ lệ trung bình của cả nước, trong đó thấp nhất là Lai Châu với 60,2%, thấp thứ hai là Điện Biên với 74,8%. Chênh lệch tỉ lệ giữa tỉnh cao nhất và thấp nhất là 31,8% (TCTK Việt Nam, 2017).

* Tỉ lệ nhập học tổng hợp

Tỉ lệ nhập học chung của vùng TDMNPB có xu hướng giảm dần theo cấp học từ nhỏ đến lớn và có xu hướng tăng lên qua các năm, đặc biệt cấp tiểu học và trung học cơ sở thì tỉ lệ này lại cao hơn mức trung bình của cả nước. Đây là những thay đổi phù hợp với xu hướng chung của giáo dục cả nước, phản ánh kết quả của công tác phổ cập giáo dục, đặc biệt là sự nỗ lực đáng ghi nhận trong việc vận động học sinh tới trường ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số dựa trên cơ sở CLCS dân cư và trình độ dân trí của vùng đã được cải thiện. Tuy nhiên tỉ lệ đi học đúng độ tuổi ở tất cả các cấp học đều thấp hơn tỉ lệ trung bình của cả nước, càng lên cấp học cao hơn thì tỉ lệ này càng thấp (phụ lục 7). Có thể khẳng định rằng công tác giáo dục của vùng vẫn cịn những hạn chế nhất định và cần có giải pháp cải thiện để đạt kết quả tốt hơn, góp phần quan trọng để nâng cao CLCS dân cư.

* Chi tiêu cho giáo dục/1 học sinh

Chi tiêu cho giáo dục/1 HS của vùng TDMNPB tăng lên liên tục qua các năm, từ 735 nghìn đồng năm 2006 tăng lên 2.523 nghìn đồng năm 2016, tăng gấp 3,4 lần. Tuy nhiên, mức chi tiêu bình qn cho giáo dục của vùng ln thấp hơn mức trung bình của cả nước và thấp nhất trong các vùng KT – XH. Năm 2016, chi tiêu cho giáo dục/1 HS của vùng TDMNPB chỉ bằng 55,4% mức trung bình của cả nước và bằng 39,8% vùng cao nhất nước là Đông Nam Bộ (TCTK Việt Nam, 2018).

* Một số chỉ tiêu khác

Năm 2016, số HS phổ thông của vùng TDMNPB là 2.161.856 HS, chiếm 13,9% tổng số HS cả nước, trong đó tỉ lệ học sinh THPT/tổng số HS là 14,6%, thấp hơn so với tỉ lệ của cả nước là 1,2% và đứng thứ 6/7 trong các vùng KT – XH (trên Tây Nguyên). Tổng số giáo viên phổ thông là 142.322 giáo viên, chiếm 16,6% số giáo viên phổ thông của cả nước. Số HS/1 giáo viên phổ thơng trung bình là 15,6 HS, thấp hơn so với mức trung bình của cả nước. Tỉ lệ HS tốt nghiệp THPT năm 2016 đạt 96,28%, cao hơn mức trung bình của cả nước, đứng thứ 2/7 vùng KT – XH. Tồn vùng có 11/14 tỉnh có tỉ lệ tốt nghiệp THPT cao hơn trung bình của cả nước, cao nhất là Bắc Giang với 98,22%, 4 tỉnh còn lại thấp hơn, trong đó thấp nhất là Hà Giang với 91,1%. Công tác đào tạo nghề cho người lao động cũng được quan tâm đầu tư nhằm tạo ra lực lượng lao động có trình độ và tay nghề, góp phần quan trọng vào lĩnh vực đào tạo nghề trên phạm vi cả nước.

1.2.1.3. Nhóm chỉ tiêu về y tế và chăm sóc sức khoẻ * Tuổi thọ trung bình

Trong giai đoạn 2006 – 2016, tuổi thọ trung bình của người dân vùng TDMNPB có xu hướng tăng lên, từ 69,4 tuổi năm 2006 lên 70,9 tuổi năm 2016, tăng 1,5 tuổi sau 10 năm. Đây là thành tựu to lớn của những nỗ lực kéo dài tuổi thọ cho người dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số của vùng trong những năm qua. Tuy nhiên, so với cả nước thì tuổi thọ bình quân của vùng vẫn thấp hơn 2,5 tuổi, so với các vùng KT –XH thì vùng TDMNPB có độ tuổi bình quân đứng thứ 6/7, chỉ trên Tây Nguyên.

* Số cán bộ y tế/1 vạn dân và số giường bệnh/1 vạn dân

Sự quan tâm chăm lo của nhà nước và tình hình cải thiện CLCS dân cư của vùng trong những năm qua đã đạt được những thành tựu nhất định. Số bác sĩ/1 vạn dân tăng

lên qua các năm, từ 5,6 người lên 8,7 người, tăng 3,1 người. Số cán bộ y tế/1 vạn dân tuy chưa thật ổn định nhưng đã tăng từ 15,7 người lên 21,5 người, tăng 5,8 người. Số giường bệnh/1 vạn dân cũng tăng từ 26,7 giường lên 37,5 giường, tăng 10,8 giường bệnh. Năm 2016, cả ba chỉ số này của vùng TDMNPB đều cao hơn mức trung bình của cả nước với các chỉ số tương ứng là 8,4 người, 17,7 người và 26,8 giường bệnh.

Bảng 1.6. Một số chỉ tiêu y tế vùng TDMNPB, giai đoạn 2006 – 2016

Các chỉ tiêu 2006 2010 2012 2014 2016

Số bác sĩ/1 vạn dân (người) 5,6 6,9 7,7 7,8 8,7 Số cán bộ y tế/1 vạn dân (người) 15,7 19,7 23,0 22,9 21,5 Số giường bệnh/1 vạn dân (giường) 26,7 32,1 33,2 36,1 37,5

(Nguồn: TCTK Việt Nam, 2007 - 2017)

Mạng lưới cơ sở y tế, khám chữa bệnh cho người dân cũng tăng lên, được đầu tư nâng cấp ngày càng khang trang và hiện đại hơn. Tính đến năm 2016, tồn vùng có 2.965 cơ sở khám chữa bệnh, chiếm 21,1% của cả nước, trong đó có 199 bệnh viện (chiếm 6,7%), 208 phịng khám đa khoa khu vực, 8 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng, 2.549 trạm y tế xã, phường, cơ quan, xí nghiệp. Mạng lưới này đã đáp ứng được cho nhu cầu khám, chữa bệnh cơ bản của nhân dân trong vùng.

* Chi tiêu y tế/1 người dân

Chi tiêu y tế và CSSK cho dân cư trong vùng liên tục tăng lên qua các năm. Đối với người có khám chữa bệnh, mức chi tiêu tế đã tăng từ 412,1 nghìn đồng/người (2006) lên 1.861,3 nghìn đồng/người (2016), tăng 1.449,2 nghìn đồng, gấp 4,5 lần sau 10 năm, là mức chi thấp nhất trong các vùng KT-XH. Về chi tiêu y tế và CSSK bình quân/người/tháng cũng thay đổi rõ rệt, mức chi đã tăng mạnh từ 42,4 nghìn đồng (2008) lên 70,3 nghìn đồng (2016), tăng 27,9 nghìn đồng, nhưng cũng lại là mức chi tiêu thấp nhất trong các vùng KT-XH (TCTK Việt Nam, 2018).

1.2.1.4. Nhóm chỉ tiêu về điều kiện nhà ở, sử dụng điện, nước sinh hoạt và VSMT

Trong những năm gần đây, mức sống của người dân trong vùng được cải thiện và nâng cao hơn, do đó các điều kiện sống về nhà ở, sử dụng điện, sử dụng nước sinh hoạt và VSMT được quan tâm và cải thiện ngày càng tốt hơn.

* Điều kiện nhà ở

Năm 2016, tỉ lệ nhà ở kiên cố của vùng chiếm 49%, tăng 26,9% so với năm 2006 là 22,1%. Tỉ lệ này gần ngang bằng với tỉ lệ trung bình của cả nước, đứng thứ 4/7 trong các vùng KT-XH. Tỉnh Bắc Giang là địa phương có tỉ lệ nhà ở kiên cố cao nhất với 83,2% và thấp nhất là tỉnh Yên Bái với 16,9%. Diện tích nhà ở bình qn/1 nhân khẩu cũng có xu hướng tăng lên, năm 2016 là 20,2 m2/người, tăng 6,7 m2/người so với năm 2006, tỉ lệ này vẫn thấp hơn mức trung bình của cả nước 2 m2/người, thấp hơn các vùng khác và chỉ cao hơn Tây Nguyên (0,5 m2/người).

* Điều kiện sử dụng điện

Tỉ lệ hộ gia đình dùng điện sinh hoạt của vùng tăng từ 86,5% (2006) lên 94,2% (2016), tăng 7,7%, tỉ lệ này cịn thấp hơn mức trung bình của cả nước và đứng vị trí cuối cùng trong 7 vùng KT-XH. Có 5 tỉnh trong vùng có tỉ lệ hộ gia đình sử dụng điện sinh hoạt cao hơn cả nước, trong đó có 3 tỉnh đạt 100% là Bắc Giang, Phú Thọ và Hịa Bình. Các tỉnh cịn lại đều thấp hơn cả nước, trong đó thấp nhất là Điện Biên với 78,5% (thấp hơn 20,3%) và thấp thứ hai là Cao Bằng với 81,6%.

* Điều kiện sử dụng nước sạch

Năm 2016, tỉ lệ hộ gia đình sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh của vùng đạt 81,3%, so với 89,3% năm 2008 thì con số này thể hiện tình trạng chưa thực sự ổn định trong việc đáp ứng nhu cầu sử dụng nước hợp vệ sinh và vấn đề nâng cao CLCS dân cư trong vùng. Hơn nữa đây cũng là vùng có tỉ lệ hộ gia đình sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh thấp nhất trong các vùng KT-XH của nước ta.

* Điều kiện vệ sinh môi trường

Về tỉ lệ hộ gia đình có hố xí hợp vệ sinh của vùng TDMNPB đạt 67,6%, tăng 20,7% so với năm 2006 (46,9%). Tuy nhiên chỉ số này vẫn thấp hơn mức trung bình của cả nước 15,7% (83,3%) và chỉ cao hơn vùng Đồng bằng sông Cửu Long 0,3% (67,3%). Tỉ lệ chất thải rắn được thu gom, xử lý đạt 56,4%/ngày, tỉ lệ hộ gia đình được thu gom rác thải đạt 19,7%, tuy có được cải thiện so với thời gian trước đó nhưng vẫn thấp hơn so với tỉ lệ trung bình của cả nước (81,6%/ngày và 52,1%) và thấp nhất trong các vùng KT-XH. Tình hình ơ nhiễm mơi trường của vùng còn rất nghiêm trọng và chủ yếu là do rác thải sinh hoạt. Đặc biệt, lượng chất thải ra cống rãnh, ao, hồ, sông

suối và chơn lấp của vùng cịn chiếm tỷ lệ cao (80,3%) đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của dân cư trong thời gian qua và sẽ ảnh hướng lâu dài tới CLCS dân cư của tất cả các địa phương trong vùng.

Tiểu kết Chương 1

Có nhiều quan điểm khác nhau về nội hàm khái niệm CLCS dân cư và các chỉ tiêu đánh giá cụ thể. Tuy nhiên, dù ở góc độ nào thì CLCS dân cư cũng được đánh giá dựa trên các tiêu chí cơ bản gồm: Thu nhập bình quân, tỉ lệ hộ nghèo, giáo dục, y tế và CSSK, các điều kiện về nhà ở, sử dụng điện, sử dụng nước sạch và VSMT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh bắc giang (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)