Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh bắc giang (Trang 127)

2.3. Đánh giá tổng hợp chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bắc Giang

2.3.1. Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá

Sau khi tiến hành nghiên cứu, phân tích các chỉ tiêu về CLCS dân cư của tỉnh Bắc Giang, dựa vào các tiêu chí đánh giá CLCS dân cư vận dụng cho cấp tỉnh, tác giả đã chọn 9 chỉ tiêu để đánh giá CLCS dân của tỉnh Bắc Giang như sau:

1. Thu nhập bình quân đầu người/tháng. 2. Tỉ lệ hộ nghèo.

4. Tỉ lệ học sinh THPT/tổng số học sinh. 5. Chi tiêu giáo dục/1 học sinh.

6. Số giường bệnh/1 vạn dân và số bác sĩ/1 vạn dân.

7. Tỉ lệ hộ nghèo đang ở nhà thiếu kiên cố, nhà đơn sơ, nhà tạm. 8. Tỉ lệ hộ nghèo chưa được sử dụng nước sạch.

9. Tỉ lệ hộ nghèo khơng có hố xí hợp vệ sinh.

Các chỉ tiêu mà tác giả lựa chọn là những chỉ tiêu có sự phân hóa rõ rệt giữa các huyện, thành phố, đồng thời phản ánh khá đầy đủ về CLCS dân cư của tỉnh Bắc Giang trong năm 2016. Trong đó, chỉ tiêu TNBQĐN/tháng là chỉ tiêu thể hiện và chi phối hầu hết các chỉ tiêu còn lại, đặc biệt là các chỉ tiêu về chi tiêu cho giáo dục, điều kiện tiếp cận các yếu tố cơ bản của đời sống gồm nhà ở, giáo dục, y tế, nước sạch và VSMT… Trong từng chỉ tiêu, tác giả căn cứ vào mức trung bình của cả nước, của vùng và của tỉnh cũng như kinh nghiệm nghiên cứu của bản thân, kết hợp với việc xin các ý kiến chuyên gia trong các ngành, lĩnh vực để phân thành 5 mức cơ bản (theo ngũ phân vị): Rất cao, cao, trung bình, thấp và rất thấp. Đây là 5 mức cơ bản để đánh giá mức độ đạt được của từng chỉ tiêu trong các chỉ tiêu về CLCS dân cư của các huyện, thành phố so với mức trung bình của tỉnh Bắc Giang và của cả nước.

Bảng 2.15. Xác định mức (bậc) và cho điểm các chỉ tiêu đánh giá

Stt Chỉ tiêu Mức Giá trị Điểm

1 TNBQĐN/tháng (nghìn đồng) Rất cao 4.000 trở lên 5 Cao từ 3.000 đến dưới 4.000 4 Trung bình từ 2.500 đến dưới 3.000 3 Thấp từ 2.000 đến dưới 2.500 2 Rất thấp dưới 2.000 1 2 Tỉ lệ hộ nghèo (%) Rất cao Trên 20 1 Cao từ 10 đến dưới 20 2 Trung bình từ 7,5 đến dưới 10 3 Thấp từ 5 đến dưới 4 Rất thấp dưới 5 5

3 Tỉ lệ người lớn biết chữ (%) Rất cao 100 5 Cao từ 97,5 đến dưới 100 4 Trung bình từ 95 đến dưới 97,5 3 Thấp từ 92,5 đến dưới 95 2 Rất thấp Dưới 92,5 1 4 Tỷ lệ HS THPT/tổng số HS (%) Rất cao trên 20 5 Cao từ 18,5 đến dưới 20 4 Trung bình từ 17 đến dưới 18,5 3 Thấp từ 15,5% đến dưới 17 2 Rất thấp dưới 15,5 1 5

Chi tiêu cho giáo dục/1 HS/năm (nghìn đồng) Rất cao trên 7.000 5 Cao từ 6.000 đến dưới 7.000 4 Trung bình từ 5.000 đến dưới 6.000 3 Thấp từ 4.000 đến dưới 5.000 2 Rất thấp dưới 4.000 1 6 Số giường bệnh/1 vạn dân và số bác sĩ/1 vạn dân (giường và người) Rất cao từ 50 và 10 trở lên 5 Cao từ 20 đến dưới 50 và từ 5 đến dưới 10 4

Trung bình từ 15 đến dưới 20 và từ 4 đến dưới 5 3 Thấp từ 10 đến dưới 15 và từ 3 đến dưới 4 2 Rất thấp dưới 10 và dưới 3 1 7 Tỉ lệ hộ nghèo đang có nhà ở thiếu kiên cố, nhà đơn sơ, nhà tạm (%) Rất cao trên 40 1 Cao từ 35 đến dưới 40 2 Trung bình từ 30 đến dưới 35 3 Thấp từ 20 đến dưới 30 4 Rất thấp dưới 20 5 8 Tỉ lệ hộ nghèo chưa được tiếp cận với nguồn nước sạch (%) Rất cao trên 30 1 Cao từ 20 đến dưới 30 2 Trung bình từ 15 đến dưới 20 3 Thấp từ 5 đến dưới 15 4 Rất thấp dưới 5 5

9 Tỉ lệ hộ nghèo khơng có hố xí hợp vệ sinh (%) Rất cao trên 40 1 Cao từ 30 đến dưới 40 2 Trung bình từ 25 đến dưới 30 3 Thấp từ 20 đến dưới 25 4 Rất thấp dưới 20 5 2.3.2. Đánh giá tổng hợp

Căn cứ vào từng mức trong mỗi chỉ tiêu đạt được phân theo huyện, thành phố và căn cứ vào 9 chỉ tiêu đã lựa chọn ở mục 2.3.1, tác giả đưa ra kết quả đánh giá tổng hợp CLCS dân cư tỉnh Bắc Giang năm 2016 như sau:

Bảng 2.16. Đánh giá tổng hợp CLCS dân cư tỉnh Bắc Giang năm 2016 Đơn vị hành chính 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tổng điểm Tp. Bắc Giang 5 5 5 4 5 5 5 4 4 42 H. Lục Ngạn 5 2 1 3 2 1 3 3 1 21 H. Lục Nam 1 2 2 3 2 3 2 1 2 18 H. Sơn Động 1 1 1 4 1 4 2 2 1 17 H. Yên Thế 1 2 2 3 2 4 5 4 2 25 H. Hiệp Hòa 3 3 3 3 3 3 3 5 5 31 H. Lạng Giang 2 3 4 1 3 2 4 4 5 28 H. Tân Yên 3 4 4 2 4 3 1 3 3 27 H. Việt Yên 4 4 4 2 4 3 5 5 5 36 H. Yên Dũng 2 3 4 5 3 4 4 4 4 33

Kết quả của bảng đánh giá tổng hợp CLCS dân cư phân theo huyện, thành phố của tỉnh Bắc Giang năm 2016 cho thấy sự phân hóa rõ rệt thành 5 nhóm:

- Nhóm 1: CLCS dân cư ở mức rất cao (trên 40 điểm) có Thành phố Bắc Giang. - Nhóm 2: CLCS dân cư ở mức cao (từ 35 đến dưới 40 điểm) có huyện Việt Yên. - Nhóm 3: CLCS dân cư ở mức trung bình (từ 30 đến dưới 35 điểm) có huyện Hiệp Hịa và huyện n Dũng.

- Nhóm 4: CLCS dân cư ở mức thấp (từ 25 đến dưới 30 điểm) có huyện Yên Thế, huyện Lạng Giang và huyện Tân Yên.

- Nhóm 5: CLCS dân cư ở mức rất thấp (dưới 25 điểm) có huyện Lục Ngạn, huyện Lục Nam và huyện Sơn Động.

Như vậy, mặc dù trong những năm qua nền kinh tế của tỉnh Bắc Giang có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được nhiều thành tựu to lớn với tốc độ tăng trưởng cao trong vùng và cả nước, đời sống nhân dân đã có rất nhiều cải thiện song vẫn cịn có sự phân hóa giữa các địa phương. Theo đó, Tp. Bắc Giang là địa phương có CLCS dân cư ở mức rất cao, cao nhất tỉnh. Nguyên nhân chủ yếu là do Tp. Bắc Giang là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, nơi tập trung nhiều nguồn lực thuận lợi cho sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế, đặc biệt là công nghiệp và dịch vụ. Hơn nữa, đây là địa bàn có nhiều lợi thế để phát triển giáo dục và y tế với dân cư đông, nhân lực chất lượng cao, dân trí cao, cơ sở hạ tầng và VCKT tương đối hoàn thiện, thu hút mạnh đầu tư nước ngồi.

Huyện Việt n là địa phương có CLCS dân cư ở mức cao, huyện Hiệp Hòa và huyện Yên Dũng có CLCS dân cư ở mức trung bình. Đây là ba địa phương có kinh tế tương đối phát triển, có điều kiện phát triển nơng nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống trên địa hình tương đối bằng phẳng, đặc biệt là sự phát triển của các cụm và KCN trong những năm gần đây đã thúc đẩy sản xuất phát triển mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mặt khác, đây là những địa phương nằm rất gần trung tâm tỉnh lị, dân cư tập trung đơng đúc, có các tuyến giao thơng liên tỉnh quan trọng đi qua nên rất dễ dàng cho việc giao lưu, trao đổi và bn bán hàng hóa. Hơn nữa, các hoạt động về giáo dục, y tế cũng dễ dàng được quan tâm đầu tư và triển khai hiệu quả, đã làm cho các tiêu chí của CLCS dân cư được cải thiện, CLCS dần được nâng cao hơn các địa phương khác.

Các huyện Yên Thế, Lạng Giang và Tân Yên có CLCS dân cư ở mức thấp, dù có huyện nằm sát trung tâm tỉnh lị. Đây là các huyện miền núi của tỉnh, sản xuất nơng nghiệp đóng vai trị chính trong điều kiện kinh tế nhiều khó khăn, dù những năm gần đây đã có một vài nơi hình thành được các mơ hình chun canh cây ăn quả và rau sạch có hiệu quả kinh tế cao, sự hình thành các cụm cơng nghiệp nằm dọc theo các trục giao thơng cũng đã phần nào góp phần thúc đẩy sự phát triển KT-XH nhưng chưa nhiều, đại bộ phận dân cư cịn sống trong điều kiện khó khăn và có sự phân hóa lớn.

Đặc biệt, huyện Yên Thế vẫn cịn 4 xã đặc biệt khó khăn với mức sống của người dân rất thấp, các hoạt động giáo dục, y tế và CSSK còn rất nhiều hạn chế.

Các huyện Lục Ngạn, Lục Nam và Sơn Động có CLCS dân cư ở mức rất thấp, thấp nhất là huyện Sơn Động. Những địa phương miền núi này nằm cách xa trung tâm tỉnh lị, giao thơng khơng thuận tiện, cơ sở VCKT nhìn chung cịn nghèo, đặc biệt là các xã đồng bào dân tộc thiểu số. Hoạt động kinh tế nơng nghiệp đóng vai trị chính, tại huyện Lục Nam đã hình thành được cụm cơng nghiệp Đồi Ngơ nhưng vẫn chưa có nhiều đóng góp cho kinh tế địa phương, huyện Lục Ngạn thì thị trấn Chũ có kinh tế phát triển nhất, hoạt động dịch vụ phát triển gắn với vùng trồng vải chuyên canh nên bộ mặt kinh tế có nhiều khởi sắc, CLCS dân cư khả quan hơn. Còn lại hầu hết các xã của 3 huyện đều là những xã nghèo với tỉ lệ hộ nghèo rất cao, tỉ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số chiếm trên 50% số hộ nghèo của các địa phương này. Trình độ thâm canh nông nghiệp hạn chế nên năng suất thấp, dân trí thấp nên gây nhiều trở ngại cho việc triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, tỉ lệ tái nghèo cao, nhận thức về giáo dục, y tế và CSSK chưa cao, đời sống người dân vì thế cịn rất khó khăn, khả năng nâng cao CLCS là vấn đề cần sự quan tâm lớn của chính quyền các cấp và tồn xã hội trong thời gian tới.

Tiểu kết Chương 2

Bắc Giang là tỉnh nằm ở vị trí đặc biệt quan trọng, cầu nối giữa vùng TDMNPB với Đồng bằng sông Hồng, nằm trên tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, nằm trong vùng quy hoạch thủ đô Hà Nội. ĐKTN và TNTN cũng như điều kiện KT-XH có nhiều tiềm năng, đặc biệt là lợi thế về VTĐL và nguồn lao động, là tiền đề quan trọng cho việc nâng cao CLCS dân cư trên địa bàn tỉnh.

Những năm qua, KT-XH của tỉnh Bắc Giang có những bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng cao. Hoạt động kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa và bước đầu gắn với cơng nghiệp chế biến, năng suất và chất lượng nông sản được nâng cao. Hoạt động sản xuất cơng nghiệp có nhiều khởi sắc với sự hình thành và phát triển của nhiều cụm và KCN có quy mơ nhỏ và trung bình dựa trên lợi thế về vị trí, lao động, khoa học cơng nghệ và vốn đầu tư. Hệ thống cơ sở hạ tầng và VCKT được quan tâm đầu tư ngày càng hoàn thiện trên cơ sở ứng dụng những thành tựu KHKT và công nghệ hiện đại. Các hoạt động dịch vụ được quan tâm đầu tư phát triển, trang thiết bị ngành y tế và chất lượng các cơ sở giáo dục được cải thiện theo hướng hiện đại, ứng dụng các thành tựu KHKT và công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng phục vụ cho nhân dân…. Tuy nhiên, giữa các huyện, thành phố của tỉnh lại có sự phân hóa lớn về điều kiện phát triển KT-XH, các huyện vùng núi, vùng sâu, vùng xa có quy mơ kinh tế nhỏ, sức cạnh tranh của hàng hóa nơng sản trên thị trường yếu, tốc độ gia tăng dân số cịn cao, dân trí thấp và lại là nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số với sự tồn tại của nhiều luật tục lạc hậu, điều kiện sống cịn hết sức khó khăn, CLCS dân cư vì thế khơng cao. Ngược lại, các địa phương có sự đồng bộ của các yếu tố trên thì tất cả các biểu hiện của kinh tế, văn hóa, xã hội đều ở mức cao.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của các vấn đề mang tính tồn cầu, đặc biệt là biến đổi khí hậu, những năm gần đây tỉnh Bắc Giang phải đối diện với rất nhiều thiên tai thiên nhiên như rét đậm, rét hại, sương muối, sương giá, khô hạn khắc nghiệt và mùa đông ấm hơn… đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh tế chủ yếu của tỉnh đó là nơng nghiệp. Đây chính là ngun nhân chủ yếu khiến cho những người có cuộc sống

khó khăn, người nghèo vốn đã nghèo lại càng nghèo hơn, tỉ lệ tái nghèo vì thế lại tăng lên, khả năng cải thiện CLCS dân cư cũng gặp rất nhiều trở ngại.

Từ việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CLCS dân cư của tỉnh Bắc Giang, tác giả đã tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng CLCS dân cư, làm rõ các nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa CLCS, đặc biệt chú trọng sự phân hóa giữa các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh. Kết quả cho thấy những điểm nổi bật như sau:

- CLCS dân cư có nhiều cải thiện, trong vùng TDMNPB thì tỉnh Bắc Giang dẫn đầu, nhiều chỉ số cao hơn vùng nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình của cả nước và nhiều tỉnh thành khác.

- CLCS dân cư có sự phân hóa về mặt khơng gian giữa thành thị và nơng thôn, giữa các dân tộc, đặc biệt là giữa các huyện, thành phố trong tỉnh về tất cả các chỉ số cơ bản: TNBQĐN/tháng, tỉ lệ hộ nghèo, các chỉ tiêu về giáo dục, y tế và CSSK.

- Bằng phương pháp đánh giá thang điểm tổng hợp, tác giả đã đưa ra bức tranh phân hóa khơng gian lãnh thổ về CLCS dân cư của tỉnh Bắc Giang theo 5 cấp độ. Thứ tự lần lượt của sự phân hóa đó là:

CLCS dân cư ở mức rất cao là Tp. Bắc Giang; CLCS ở mức cao là huyện Việt Yên;

CLCS dân cư ở mức trung bình là huyện Hiệp Hịa và Yên Dũng; CLCS dân cư ở mức thấp là huyện Yên Thế, Lạng Giang và Tân Yên; CLCS dân cư ở mức rất thấp là huyện Lục Ngạn, Lục Nam và Sơn Động. Theo thành thị và nơng thơn thì khu vực thành thị ln có mức sống cao hơn ở nơng thơn. Cịn theo dân tộc thì dân tộc chiếm đa số là dân tộc Kinh cũng là dân tộc có CLCS dân cư ở mức cao nhất, các dân tộc cịn lại có CLCS thấp, thậm chí dân tộc Dao, Nùng, Sán Chí, tày cịn có tỉ lệ hộ nghèo ở mức trên 50% dân cư, CLCS rất thấp. Kết quả đánh giá này chính là cơ sở quan trọng và sát thực nhất để tác giả đề xuất định hướng và những giải pháp nhằm nâng cao CLCS dân cư của tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới.

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG DÂN CƯ TỈNH BẮC GIANG

3.1. Định hướng nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bắc Giang

3.1.1. Căn cứ xây dựng định hướng

3.1.1.1. Tình hình thế giới, khu vực và trong nước

Trên thế giới, xu thế tồn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế là xu thế tất yếu và đang diễn ra hết sức mạnh mẽ. Xu thế này đặt tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam trước nhiều cơ hội và thách thức to lớn. Cơ hội lớn nhất với Việt Nam đó là hội nhập và phát triển, nhưng thách thức đặt ra là làm sao để hịa nhập mà khơng hịa tan, làm sao để vừa phát triển KT-XH vừa đảm bảo sức cạnh tranh, giữ vững hịa bình ổn định, giữ gìn được bản sắc văn hóa, đảm bảo sự cơng bằng xã hội…

Sau khi Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), 11 nước còn lại tiếp tục thúc đẩy và đạt được thỏa thuận mới với tên gọi là Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP). Là một hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao, CPTPP đề cập tới các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại, giải quyết vấn đề về lao động, mơi trường… đó là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh bắc giang (Trang 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)