Về chỉ tiêu giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh bắc giang (Trang 95 - 106)

2.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bắc Giang

2.2.2. Về chỉ tiêu giáo dục

Bắc Giang là mảnh đất có truyền thống hiếu học, tuy điều kiện KT-XH cịn nhiều khó khăn, song lãnh đạo tỉnh Bắc Giang qua các thời kỳ luôn quan tâm đặc biệt đến phát triển giáo dục và đào tạo. Cho đến nay, sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Giang phát triển khá vững chắc, chất lượng giáo dục được nâng cao, vị thế ngày càng được khẳng định và đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.

2.2.2.1. Tỉ lệ người lớn biết chữ (từ 15 tuổi trở lên)

Nhờ những thành tựu trong phổ cập giáo dục, sự quan tâm chăm lo cho của chính quyền và nhân dân địa phương nên chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực và vững chắc, trong đó tỉ lệ người lớn biết chữ của tỉnh Bắc Giang không ngừng tăng lên. Giai đoạn từ 2010 – 2016, tỉ lệ người lớn biết chữ của tỉnh Bắc Giang luôn ở mức cao, cao hơn cả nước, năm 2016 đạt 97,9%. So với các địa phương trong vùng TDMNPB, tỉnh Bắc Giang đứng thứ 3 sau tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Phú Thọ.

Việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục, coi giáo dục là vấn đề quan trọng hàng đầu đã giúp tỉ lệ người biết chữ của tất cả các huyện, thành phố của tỉnh ngày càng tăng, tuy nhiên vẫn cịn có sự phân hóa giữa thành thị và nơng thơn, giữa các địa phương và giữa các dân tộc trong toàn tỉnh.

Căn cứ vào tỉ lệ người lớn biết chữ phân theo huyện, thành phố của tỉnh Bắc Giang năm 2016, có thể phân thành 5 nhóm như sau:

- Nhóm 1: Tỉ lệ người lớn biết chữ ở mức rất cao (100%) có Tp. Bắc Giang. - Nhóm 2: Tỉ lệ người lớn biết chữ ở mức cao (từ 97,5% đến dưới 100%) có huyện Lạng Giang, huyện Tân Yên, huyện Việt Yên và huyện Yên Dũng.

- Nhóm 3: Tỉ lệ người lớn biết chữ ở mức trung bình (từ 95% đến dưới 97,5%) có huyện Hiệp Hịa.

- Nhóm 4: Tỉ lệ người lớn biết chữ ở mức thấp (từ 92,5% đến dưới 95%) có huyện Lục Nam và huyện Yên Thế.

- Nhóm 5: Tỉ lệ người lớn biết chữ ở mức rất thấp (dưới 92,5%) có huyện Lục Ngạn và huyện Sơn Động.

Biểu đồ 2.8. Tỉ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết chữ phân theo huyện, thành phố của tỉnh Bắc Giang, năm 2016 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, 2017)

100 91.2 93.5 87.4 94.3 97.1 97.8 99.9 99.7 99.3 80 85 90 95 100 105 Tp. Bắc Giang Lục Ngạn Lục Nam Sơn Động Yên Thế Hiệp Hòa Lạng Giang Tân Yên Việt Yên Yên Dũng 97.9 % Huyện

Nhìn chung thì các địa phương trong tỉnh Bắc Giang đều có tỉ lệ người lớn biết chữ cao, trung bình là 97,9%. Trong đó Tp. Bắc Giang có tỉ lệ cao nhất với 100%, sau đó là huyện Tân Yên, huyện Việt Yên, huyện Yên Dũng và huyện Lạng Giang. Đây là những địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển giáo dục. Các địa phương cịn lại, điển hình là huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Yên Thế là các huyện miền núi có đại bộ phận dân cư là người dân tộc thiểu số, điều kiện sống cịn nhiều khó khăn nên có tỉ lệ người lớn biết chữ thấp hơn mức trung bình của tỉnh, thấp nhất là huyện Sơn Động với 89,4%. Hơn nữa, số hộ nghèo có con trong độ tuổi từ 5 đến 15 tuổi không đi học ở một số địa phương rất cao, huyện Lục Ngạn có 174 hộ dân (1,87%), Lục Nam là 490 hộ (4,84%) và Sơn Động là 407 hộ (4,52%).

Tỉ lệ người lớn biết chữ của tỉnh Bắc Giang cịn có sự phân hóa giữa thành thị và nơng thôn. Khu vực thành thị luôn cao hơn nông thôn, năm 2016 là 100% và 95,4%, chênh lệch 4,6%. Giữa các dân tộc trong tỉnh, dân tộc Kinh có tỉ lệ cao nhất, các dân tộc thiểu số thường có tỉ lệ thấp hơn, một phần là do tàn dư của thời kỳ đặc biệt khó khăn trước đây, mặt khác là do trình độ dân trí thấp đã tác động đến khả năng nhận thức và việc vận dụng hiệu quả sự hỗ trợ đối với sự nghiệp giáo dục tại các vùng cư trú của người dân tộc thiểu số.

Sự phân hóa tỉ lệ người lớn biết chữ phản ánh rất rõ nét sự khác biệt về trình độ phát triển KT-XH. Sự khác biệt này dẫn đến những hạn chế nhất định trong quá trình giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các địa phương, giữa thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và với các tỉnh lân cận, là trở ngại cho quá trình hội nhập, phát triển KT-XH và nâng cao đời sống cho nhân dân.

2.2.2.2. Giáo dục phổ thông * Tình hình chung

Tương tự như các tỉnh và thành phố trên cả nước, hệ thống giáo dục phổ thông của tỉnh khá hoàn thiện với 3 cấp học: Tiểu học (TH), trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thơng (THPT), ngồi ra cịn có các trường phổ thơng cơ sở và trung cấp nghề. Mạng lưới giáo dục phổ thông của tỉnh Bắc Giang phát triển ngày càng hợp lý, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trong tỉnh; số lượng HS và số lượng giáo viên tăng; giáo viên được nâng cao về trình độ chun mơn, nghiệp vụ, cân đối về cơ cấu, đáp ứng tốt nhu cầu và nhiệm vụ được giao.

Giai đoạn 2010 – 2016, hệ thống giáo dục phổ thông của tỉnh Bắc Giang có sự biến động. Năm học 2016 – 2017, toàn tỉnh giảm 1 trường học, tăng 9.156 học sinh và giảm 150 giáo viên so với năm học 2010 – 2011 (phụ lục 12). Cụ thể:

- Về giáo dục TH: So với năm học 2010 – 2011 thì năm học 2016 – 2017 tăng 1 trường học, 128 lớp học, 18.470 HS và 335 giáo viên.

- Về giáo dục THCS: So với năm học 2010 – 2011 thì năm học 2016 – 2017 tăng 2 trường học, nhưng lại giảm 40 lớp học, 2.901 HS và 471 giáo viên.

- Về giáo dục THPT: So với năm học 2010 – 2011 thì năm học 2016 – 2017 giảm 6 trường học, 48 lớp học, 6.350 HS và 14 giáo viên.

Nhìn chung, số trường học khá ổn định, số lớp học ở cấp TH tăng nhiều nhưng ở cấp THCS và THPT thì giảm mạnh. Trong đó, nhờ cơng tác xã hội hóa giáo dục và huy động được nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tích cực vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và nhân dân ủng hộ về trí lực, vật lực để xây dựng nên tỉ lệ phòng học kiên cố đạt 84,8% và tồn tỉnh có 462 trường phổ thơng đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỉ lệ 80,5% (2016).

Số lượng và cơ cấu HS của các cấp học thay đổi. Tổng số HS tăng 9.156 HS, trong đó cấp TH thì tăng mạnh nhưng ở 2 cấp cịn lại thì giảm. Tỉ lệ HS các cấp có sự biến động theo hướng tăng tỉ lệ HS cấp TH và giảm HS cấp THCS và THPT. Năm học 2010 – 2011, tỉ lệ HS TH, THCS và THPT lần lượt là 44,1%, 35,4% và 20,5%, đến năm học 2016 – 2017 con số tương ứng là 49,2%, 33,2% và 17,6%. Nguyên nhân là do tỉ lệ sinh khá cao, số trẻ em sinh ra nhiều nên hàng năm số lượng trẻ em đến tuổi đi học tăng, cùng đó là chính sách xóa mù chữ được thực hiện rộng rãi và đạt hiệu quả gần như tuyệt đối nên số HS tham gia lớp phổ cập TH đầy đủ hơn. Tuy nhiên do số HS sau khi tốt nghiệp TH cũng như THCS tiếp tục học lên cấp THCS và THPT giảm nên số HS và tỉ lệ HS của hai cấp này vì đó giảm rất nhiều.

Đội ngũ giáo viên có nhiều biến động, tổng số giáo viên phổ thông giảm 150 người, trong đó cấp TH tăng 335 người, THCS giảm mạnh với 471 người và THPT giảm 14 người. Sự biến động của đội ngũ giáo viên gắn liền với sự thay đổi số lượng HS các cấp, ngồi ra cịn phản ánh hiệu quả của những đổi mới và cải cách trong giáo dục phổ thơng. Việc nhận thức tốt vai trị và vị trí của giáo dục cấp THPT đã giúp địa

phương xác định được nhu cầu nhân sự và hoạch định được chiến lược tuyển dụng giáo viên phù hợp. Chất lượng giáo viên cũng được nâng cao nhờ việc triển khai tích cực cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và đạo đức nghề nghiệp đã góp phần ổn định chất lượng giáo dục toàn diện cho tất cả các cấp học những năm qua. Để đánh giá sự phát triển của ngành giáo dục và đào tạo, ta xét thêm chỉ tiêu về số HS/1 giáo viên và số HS/1 lớp học.

Bảng 2.6. Số học sinh/1 lớp học và số học sinh/1 giáo viên của tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2010 – 2016 (Đơn vị: học sinh)

Năm học 2010 – 2011 2016 – 2017 Tăng/giảm (+/-) Số HS/1 lớp học 29,2 30,1 + 0,9 - Tiểu học 24,3 27,3 + 3 - Trung học cơ sở 30,7 30,6 - 0,1 - Trung học phổ thông 44,6 41,1 - 3,5 Số HS/1 giáo viên 16,5 17,2 + 0.7 - Tiểu học 17,2 18,9 + 1,7 - Trung học cơ sở 14,3 14,9 + 0,6 - Trung học phổ thông 20,1 17,9 - 2,2

(Xử lý từ nguồn Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, 2011 – 2017)

Số HS/1 lớp học tăng nhẹ, trong đó cấp TH tăng đáng kể, còn cấp THCS và THPT lại giảm. Số HS/1 giáo viên cũng có xu hướng tăng nhẹ, cấp TH và THCS đều tăng, còn cấp THPT giảm. Sự thay đổi số HS/1 giáo viên và số HS/1 lớp học đối với cấp THCS và THPT đã và sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo của tỉnh, giáo viên có điều kiện chăm lo tốt hơn cho HS, chất lượng giáo dục được nâng cao. Tuy nhiên vẫn cịn những khó khăn nhất định đối với cấp TH khi cả hai chỉ số này đều tăng bởi đây là cấp học căn bản, nền tảng cho sự phát triển tồn diện về trí và lực của một nhân cách hồn thiện trong tương lai.

Năm 2016, số HS/1 lớp học và số HS/1 giáo viên có sự phân hóa giữa các địa phương trong tỉnh (phụ lục 13). Những địa phương có số HS/1 lớp học và số HS/1 giáo viên ở mức cao là những địa phương có dân số đông, kinh tế phát triển hoặc tương đối phát triển, gồm Tp. Bắc Giang, huyện Việt Yên, huyện Lạng Giang, huyện Tân n, huyện Hiệp Hịa. Những nơi có kinh tế cịn khó khăn, giao thơng khơng thuận

tiện, dân trí thấp đã khiến cho số HS đến trường ít hơn, việc quan tâm nâng cao về số lượng và chất lượng trường, lớp, số giáo viên và chất lượng giáo viên đã làm cho tương quan giữa số HS/1 lớp học và số HS/1 giáo viên ở mức thấp nên về mặt chất lượng giáo dục dù đã được cải thiện nhưng còn nhiều hạn chế. Chỉ số này là cơ sở quan trọng đòi hỏi hoạt động giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải được quan tâm để phát triển hơn trong thời gian tới.

* Tỉ lệ nhập học tổng hợp

Biểu đồ 2.9. Tỉ lệ nhập học tổng hợp tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2009 – 2016

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, 2011 - 2017)

Giai đoạn 2009 – 2016, tỉ lệ nhập học tổng hợp của tỉnh phân theo từng cấp học đều có xu hướng tăng. Năm học 2009 – 2010, tỉ lệ đi học chung của tỉnh Bắc Giang đạt 83,8%, đến năm học 2016 – 2017, tỉ lệ đi học chung toàn tỉnh tăng lên đáng kể, tăng thêm 14,6% so với năm học 2009 – 2010, trong đó cấp TH là 100%, THCS đạt 98,5% và THPT đạt 84,8%.

Tỉ lệ nhập học đúng tuổi năm học 2009 – 2010 của tỉnh Bắc Giang đạt 85,2%, trong đó cấp TH đạt 98,9%, THCS đạt 98,7% và THPT đạt 54,7%. Đến năm học 2016 – 2017, tỉ lệ tương ứng là 98,5%, 99,5%, 98,1% và 96,4%. Tỉ lệ nhập học đúng tuổi những năm gần đây đạt mức cao và tăng mạnh đã phản ánh đúng kết quả của công tác phổ cập giáo dục, đồng thời cũng thể hiện được sự thay đổi về trình độ dân trí, về nhận

98.998.1 99.598.7 54.7 96.4 0 20 40 60 80 100 120 2009 - 2010 2016 - 2017 100.7 100 92.4 98.5 54.9 84.8 0 20 40 60 80 100 120 2009 - 2010 2016 - 2017

Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông

% %

Năm học Năm học

thức của người dân. Khi con cái của họ đến độ tuổi đi học và khi điều kiện sống được cải thiện thì việc đáp ứng cho nhu cầu học tập cũng tốt hơn.

Nhìn chung, các chỉ tiêu giáo dục trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có nhiều thay đổi, tuy nhiên sự thay đổi đó lại có sự phân hóa. Ở khu vực thành thị và vùng địa hình tương đối bằng phẳng với đa số người dân tộc Kinh sinh sống sự thay đổi diễn ra nhanh và theo hướng tích cực. Cịn ở khu vực nơng thơn và miền núi, đặc biệt là các huyện Sơn Động, Lục Ngạn và Yên Thế, nơi có điều kiện khó khăn, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số thì sự thay đổi diễn ra rất chậm, hệ thống cơ sở giáo dục chậm được nâng cấp, lực lượng giáo viên dù được quan tâm tăng cường nhưng vẫn chưa đảm bảo tính ổn định, một bộ phận giáo viên thuộc diện tăng cường theo thời hạn ít có sự gắn bó với những nơi cịn q nhiều khó khăn này. Đây cũng là bài tốn khó cho những người làm công tác quản lý giáo dục và những người hoạch định chiến lược phát triển vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số trong thời gian tới.

* Tỉ lệ học sinh THPT/tổng số học sinh

Tỉ lệ học sinh THPT/tổng số HS của tỉnh Bắc Giang tương đối cao, cao hơn mức trung bình của cả nước, tuy nhiên chỉ số này lại giảm theo từng năm học, từ 20,5% xuống còn 17,6% trong giai đoạn 2010 – 2016. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi nhận thức và sự tin tưởng của người dân với việc học nghề và đào tạo nghề, nhiều HS thay vì theo học tuần tự các bậc học thì đã chọn vào các trường trung học nghề. Học tại đây, người học tiết kiệm được chi phí và thời gian, tốt nghiệp vừa có bằng văn hóa lại vừa có được nghề theo nhu cầu cá nhân, có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm cũng như ổn định cuộc sống sớm hơn những người cùng độ tuổi khác.

Căn cứ vào tỉ lệ học sinh THPT/tổng số học sinh phân theo huyện, thành phố của tỉnh Bắc Giang năm học 2016 – 2017, có thể chia thành 5 nhóm như sau:

- Nhóm 1: Tỉ lệ học sinh THPT/tổng số HS ở mức rất cao (trên 20%) có huyện Yên Dũng.

- Nhóm 2: Tỉ lệ học sinh THPT/tổng số HS ở mức cao (từ 18,5% đến dưới 20%) có huyện Sơn Động và Thành phố Bắc Giang.

- Nhóm 3: Tỉ lệ học sinh THPT/tổng số HS ở mức trung bình (từ 17% đến dưới 18,5%) có huyện Lục Ngạn, huyện Lục Nam, huyện Yên Thế và huyện Hiệp Hịa.

- Nhóm 4: Tỉ lệ học sinh THPT/tổng số HS ở mức thấp (từ 15,5% đến dưới 17%) có huyện Tân Yên và huyện Việt Yên.

- Nhóm 5: Tỉ lệ học sinh THPT/tổng số HS ở mức rất thấp (dưới 15,5%) có huyện Lạng Giang.

Bảng 2.7. Học sinh phổ thông và tỉ lệ học sinh THPT phân theo các huyện, thành phố của tỉnh Bắc Giang, năm học 2016 – 2017

STT Đơn vị hành chính Tổng số HS (học sinh) Trong đó Tỷ lệ HS THPT/tổng số học sinh (%)* TH THCS THPT Toàn tỉnh 283.468 139.524 94.076 49.868 17,6 1 Tp. Bắc Giang 29.086 14.642 8.838 5.606 19,3 2 H. Lục Ngạn 39.019 18.094 13.768 7.157 18,3 3 H. Lục Nam 33.495 15.894 11.487 6.114 18,3 4 H. Sơn Động 12.309 5.824 4.102 2.383 19,4 5 H. Yên Thế 17.010 8.215 5.638 3.112 18,3 6 H. Hiệp Hòa 41.076 20.336 13.603 7.137 17,4 7 H. Lạng Giang 32.597 16.652 11.140 4.805 14,7 8 H. Tân Yên 27.689 14.023 9.187 4.488 16,2 9 H. Việt Yên 29.234 15.498 9.140 4.596 15,7

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh bắc giang (Trang 95 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)