Căn cứ xây dựng định hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh bắc giang (Trang 135 - 141)

3.1. Định hướng nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bắc Giang

3.1.1. Căn cứ xây dựng định hướng

3.1.1.1. Tình hình thế giới, khu vực và trong nước

Trên thế giới, xu thế tồn cầu hóa và khu vực hóa kinh tế là xu thế tất yếu và đang diễn ra hết sức mạnh mẽ. Xu thế này đặt tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam trước nhiều cơ hội và thách thức to lớn. Cơ hội lớn nhất với Việt Nam đó là hội nhập và phát triển, nhưng thách thức đặt ra là làm sao để hịa nhập mà khơng hịa tan, làm sao để vừa phát triển KT-XH vừa đảm bảo sức cạnh tranh, giữ vững hịa bình ổn định, giữ gìn được bản sắc văn hóa, đảm bảo sự cơng bằng xã hội…

Sau khi Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), 11 nước còn lại tiếp tục thúc đẩy và đạt được thỏa thuận mới với tên gọi là Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP). Là một hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao, CPTPP đề cập tới các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại, giải quyết vấn đề về lao động, mơi trường… đó là thế và lực mới để Việt Nam phát triển, nâng cao CLCS dân cư.

Vấn đề liên quan đến tranh chấp trên biển Đông giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực Đông Nam Á đã khiến Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ. Những âm mưu phá hoại kinh tế, bạo loạn lật đổ… do các thế lực thù địch gây ra đã làm cho đời sống KT-XH bị tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh. Tỉnh Bắc Giang vì thế cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ khi đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Sự tác động của biến đổi khí hậu đã làm cho nền nơng nghiệp cịn đóng vai trị rất quan trọng của Việt Nam và tỉnh Bắc Giang chịu ảnh hưởng rất lớn. Lao động, việc làm và CLCS là những vấn đề bức thiết tiếp tục được đặt ra.

3.1.1.2. Kết quả nghiên cứu CLCS dân cư tỉnh Bắc Giang

Kết quả nghiên cứu thực trạng CLCS dân cư của tỉnh Bắc Giang cho thấy đời sống của người dân đã được cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người tăng, các

chỉ số về giáo dục, y tế và CSSK cho nhân dân đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, với một tỉnh miền núi có dân cư đơng, tỉ lệ hộ nghèo tuy giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, một bộ phận dân cư vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số chưa được tiếp cận với các nhu cầu thiết yếu của đời sống, sự phân hóa trong nhiều chỉ tiêu giữa thành thị và nông thôn, giữa các huyện, thành phố còn rất sâu sắc.

Đây là những vấn đề địi hỏi chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Giang cần phải nỗ lực nhằm thúc đẩy phát triển KT-XH, giải quyết tốt các vấn đề còn tồn tại để nâng cao hơn nữa CLCS dân cư trong thời gian tới.

3.1.2. Định hướng nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bắc Giang

Định hướng nâng cao CLCS dân cư tỉnh Bắc Giang được xây dựng dựa trên hệ thống các văn bản, Nghị quyết của Thủ tướng Chính phủ và của tỉnh. Nội dung đều tập trung vào việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển KT-XH, khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, tạo nhiều việc làm cho người lao động, tăng thu nhập để nâng cao đời sống. Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm, cũng như làm tốt công tác y tế và CSSK cho nhân dân. Gắn phát triển kinh tế với phát triển xã hội, xố đói giảm nghèo, giảm chênh lệch về mức sống giữa các khu vực, các địa phương trong tỉnh và cả nước, đồng thời không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; quan tâm xây dựng và phát triển văn hóa, bảo vệ mơi trường, đảm bảo quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, cải thiện và nâng cao CLCS.

3.1.2.1. Định hướng phát triển kinh tế

- Mục tiêu đến năm 2020: Duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao hơn tốc độ phát triển chung của vùng TDMNBB và cả nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển KT-XH; khai thác và sử dụng hợp lý các tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế. Phấn đấu đến năm 2020, đưa Bắc Giang thuộc nhóm các tỉnh đứng đầu về chỉ tiêu GRDP/người của vùng TDMNBB và bằng 90 - 95% mức trung bình cả nước.

- Tầm nhìn đến năm 2030: Phấn đấu Bắc Giang trở thành tỉnh cơng nghiệp, có trình độ phát triển trên mức trung bình của cả nước. Nền kinh tế đi lên từ công nghiệp

và dịch vụ tiên tiến, phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp sạch, đô thị hiện đại và du lịch văn hóa. Tổ chức khơng gian khoa học, hệ thống đơ thị, khu vực nơng thơn phát triển hài hịa, tổ chức sản xuất với các khu, cụm công nghiệp tập trung, dịch vụ phát triển, nông nghiệp chất lượng cao; hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ.

- Mục tiêu cụ thể:

Giai đoạn 2016 – 2020 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 10 - 10,5%; tốc độ tăng năng suất lao động 8,5 - 9%/năm; TNBQĐN khoảng 2.700 - 2.800 USD; kim ngạch xuất khẩu đạt 2,5 - 3,0 tỷ USD.

Giai đoạn 2021 – 2030, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 9,5 - 10%/năm; TNBQĐN đạt 9.300 - 9.500 USD; xuất khẩu đạt trên 6,5 tỷ USD.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực với chỉ số cụ thể như sau:

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu kinh tế theo ngành của tỉnh Bắc Giang, năm 2020 và 2030

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bắc Giang, 2015) 3.1.2.2. Định hướng phát triển giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe

- Giáo dục – Đào tạo:

+ Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục để tạo chuyển biến về chất lượng và hiệu quả, xây dựng hệ thống giáo dục, đào tạo tiên tiến. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục trên cơ sở ban hành, thực hiện cơ chế, chính sách và đổi mới công tác quản lý.

+ Phát triển quy mô, nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy nghề, dạy nghề cho lao động nông thôn, xuất khẩu lao động và xây dựng nơng thơn mới. Xã hội hóa cơng tác đào tạo, ưu đãi đào tạo lao động nghề chất lượng cao.

20 % 42 % 38 % 11 % 46.5 % 42.5 %

Nông – lâm – thủy sản Công nghiệp – xây dựng Dịch vụ

- Y tế và chăm sóc sức khỏe:

+ Tiếp tục cải thiện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, CSSK cho nhân dân, giảm tối đa các bệnh xã hội; phòng, chống tốt dịch bệnh và xử lý kịp các dịch bệnh phát sinh; tiếp tục củng cố hệ thống cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị y tế và nâng cao trình độ, y đức cho đội ngũ cán bộ chuyên ngành.

+ Đẩy mạnh xã hội hóa y tế; mở rộng hợp tác, liên doanh giữa các bệnh viện đa khoa, các bệnh viện chuyên khoa; nâng cao chất lượng hoạt động y tế, nhất là các lĩnh vực chuyên khoa như tim mạch, nội tiết, sản, tâm thần...; cải tạo, nâng cấp bệnh viện tuyến tỉnh; tiếp tục thực hiện tốt các chương trình y tế dự phịng.

3.1.2.3. Định hướng phát triển văn hóa, xã hội và vệ sinh mơi trường

Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân. Giải quyết cơ bản tình trạng ơ nhiễm mơi trường. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tạo dựng cho người dân có cuộc sống tốt, mức sống cao. An ninh chính trị, quốc phịng và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

- Chỉ tiêu cụ thể:

+ Năm 2020, tỉ lệ tăng dân số bình quân khoảng 0,76%/năm, tỉ lệ dân số đô thị lên 22,3%, đạt 35 giường bệnh/1 vạn dân, tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn dưới 12%. Tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia bậc mầm non là 88,5%, TH là 97,7%, THCS là 88,8% và THPT là 75,5%; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 70% và giảm nghèo từ 1,5 - 2,0%/năm; giải quyết việc làm cho khoảng 29.000 - 30.000 người/năm, giảm tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị còn 3,5%.

+ Năm 2030, tỉ lệ dân số đô thị là 36,7%; tỉ lệ các trường mầm non và phổ thông đạt chuẩn quốc gia là 100%, cơ bản hoàn chỉnh hệ thống trường nghề và trường đại học với chất lượng khá; hệ thống cơ sở y tế hiện đại nhằm đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, dân cư được tiếp cận với các dịch vụ y tế bình đẳng và thuận lợi nhất. Trên cơ sở CLCS được nâng cao, các giá trị văn hóa, lịch sử tiếp tục được bảo tồn và phát huy, hệ thống thiết chế được quan tâm đầu tư tốt hơn.

- Khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là đất đai, nguồn nước và khoáng sản, rừng theo đúng pháp luật quy định. Phấn đấu đến năm 2020 có 100% cụm và KCN đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung; tỉ

lệ nước thải sinh hoạt được xử lý đạt tiêu chuẩn khoảng 60%; tỉ lệ hộ sử dụng nước sạch đúng tiêu chuẩn ở nông thôn đạt 100%; tỉ lệ thu gom chất thải rắn đạt 70%, trong đó tỉ lệ được xử lý đạt 98%. Phấn đấu trong giai đoạn 2021 – 2030, tỉ lệ số xã đạt tiêu chí nơng thơn mới là 35 – 40%, nâng tỉ lệ che phủ rừng đạt 45% và bảo vệ tốt đa dạng sinh học, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Tăng cường cơng tác quản lý nhà nước về quốc phịng, an ninh, chủ động nắm chắc tình hình; chống lợi dụng dân tộc, tôn giáo, tuyên truyền xuyên tạc, đặc biệt là ở các địa bàn trọng điểm. Chuẩn bị đầy đủ các phương án, kế hoạch và điều kiện cơ sở vật chất cần thiết, sẵn sàng và chủ động đối phó khi có tình huống xảy ra.

- Giữ gìn, phát huy thuần phong, mỹ tục, bản sắc văn hóa và tạo điều kiện để người dân được tham gia các hoạt động văn hóa và thể dục, thể thao.

- Trùng tu, tơn tạo, quảng bá các khu di tích văn hóa, lịch sử như: Những địa điểm khởi nghĩa Yên Thế, An toàn khu II Hiệp Hịa, chùa Vĩnh Nghiêm, chùa Bổ Đà, di tích chiến thắng Xương Giang.... Phát triển các loại hình nghệ thuật như: Hát Quan họ, Ca trù, dân ca các dân tộc thiểu số, lễ hội truyền thống.

- Đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động các nguồn vốn hợp pháp đầu tư một số cơng trình thể dục, thể thao như nhà thi đấu, sân vận động, khu liên hiệp thể thao tỉnh... và đào tạo vận động viên thành tích cao.

3.1.2.4. Định hướng phát triển thơng tin, truyền thông

- Nâng cao chất lượng cơng tác báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình đảm bảo thơng tin đầy đủ, kịp thời. Duy trì mạng lưới bưu cục như hiện nay, bảo đảm cung cấp báo chí đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Nâng cao chất lượng dịch vụ báo chí, xuất bản gắn với đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thơng tin.

- Hồn thiện Trung tâm phát thanh truyền hình tỉnh, phát triển dịch vụ phát thanh truyền hình, chuyển sang phát sóng truyền hình số theo lộ trình; củng cố hệ thống các đài phát thanh cấp huyện, truyền thanh cấp xã.

3.1.2.5. Định hướng giảm nghèo, phát triển nhân lực, giải quyết việc làm

- Tập trung các nguồn lực thực hiện giảm nghèo bền vững; nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích hộ, xã thốt nghèo; tun truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các hộ nghèo để vươn lên thoát nghèo.

- Phát triển nhân lực, thu hút lao động chất lượng cao nhằm tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm. Phát triển thông tin thị trường lao động, tổ chức tốt mạng lưới dịch vụ cung ứng lao động. Tạo việc làm cho lao động nông thôn để giảm áp lực giải quyết việc làm, thực hiện tốt tín dụng nơng nghiệp, nơng thơn.

- Tập trung giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc như ô nhiễm môi trường, thu hồi đất, giải quyết đất sản xuất, khiếu nại, tố cáo....

3.1.2.6. Định hướng phát triển hạ tầng

Phát triển hài hịa giữa đơ thị và nơng thơn. Cụ thể:

- Xây dựng hệ thống giao thơng đồng bộ, có trọng điểm, kết nối chặt chẽ giữa hệ thống giao thông trong tỉnh với cả nước; ưu tiên xây dựng đường tỉnh lộ tạo động lực tăng trưởng; tập trung vào một số tuyến chính sau:

+ Quốc lộ: Đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn; quốc lộ 31, 37; đường vành đai 5 thủ đô Hà Nội, kết nối đường 293 với đường quốc lộ 37 và hệ thống các tuyến khác kết nối một số tỉnh khác trong khu vực;

+ Tỉnh lộ: Hoàn thành cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 293 đạt tiêu chuẩn đường cấp III; tiếp tục nghiên cứu đầu tư, nâng cấp các tuyến đường mới nhằm tăng tính kết nối với các tỉnh trong vùng; nghiên cứu nâng cấp một số tuyến đường huyện, mở mới một số tuyến đường, cầu mới đáp ứng nhu cầu giao thông ở mức thuận tiện nhất.

+ Đường thủy: Tiếp tục cải tạo, hoàn thiện mạng lưới đường thủy đối với sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam và hạ tầng kết nối để phát huy hiệu quả giao thông.

- Hệ thống thủy lợi, đê điều và cấp, thoát nước:

+ Tiếp tục nâng cấp hệ thống đê điều, thủy lợi đồng bộ, ưu tiên các cơng trình trọng điểm phục vụ sản xuất nông nghiệp hiệu quả; phát triển hệ thống thủy lợi 5 vùng chính: Vùng sơng Cầu, vùng sơng Sỏi, vùng hệ thống thủy lợi Cầu Sơn - Cấm Sơn, vùng sông Lục Nam và vùng Nam Yên Dũng.

+ Quy hoạch hệ thống cấp, thoát nước, bảo đảm 100% dân cư được sử dụng nước sạch, an tồn. Hạ tầng cấp nước đơ thị, nơng thôn gồm xây dựng nhà máy nước tại các đơ thị; các cơng trình nước sinh hoạt tập trung ở khu vực nơng thơn; xây dựng hệ thống thốt nước đơ thị, nhất là ở Tp. Bắc Giang, thị trấn Thắng, thị trấn Chũ.

- Xây dựng hệ thống cấp điện các trạm hạ thế theo quy hoạch, tiếp tục đầu tư nâng cấp lưới điện đồng thời đổi mới công tác quản lý, đáp ứng nhu cầu cấp điện cho sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân.

- Phát triển bưu chính theo hướng tin học hóa, xây dựng và phát triển hạ tầng viễn thông với công nghệ hiện đại, như sau:

+ Triển khai hệ thống cáp quang đến 100% trung tâm xã; xây dựng hạ tầng viễn thông làm nền tảng cho việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong cải cách hành chính; + Ngầm hóa hạ tầng mạng ngoại vi, nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo đảm mỹ quan đô thị. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin trong các đơn vị cơ quan Nhà nước, hoàn thành việc xây dựng chính quyền điện tử vào năm 2020.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh bắc giang (Trang 135 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)