Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh bắc giang (Trang 59 - 62)

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bắc Giang

2.1.1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Bắc Giang là vùng đất có truyền thống và bề dày lịch sử, gắn bó hữu cơ với khu vực lân cận cũng như cả nước trong quá trình dựng nước và giữ nước. Trải qua các thời kỳ, tỉnh Bắc Giang đã có nhiều tên gọi và quy mơ địa giới hành chính khác nhau. Dưới thời các vua Hùng, vùng đất dọc hai bờ sông Cầu được đặt tên là bộ Vũ Ninh; dưới ách đô hộ của nhà Hán (Trung Quốc) được chia thành 3 quận: Long Biên, Bắc Đới, Kê Từ; thời Tuỳ - Đường (Trung Quốc) đô hộ đổi thành quận Long Biên.

Khi đất nước ta bước vào thời kỳ độc lập, tự chủ, các triều đại phong kiến nước ta tiếp tục có sự điều chỉnh về địa giới hành chính và tên gọi. Thời nhà Lý, vua Lý Thái Tổ chia đất nước thành 24 lộ, lộ Bắc Giang diện tích tương ứng với hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh ngày nay. Lộ Bắc Giang tồn tại gần 400 năm trong suốt hai triều đại Lý (1010 - 1225), Trần (1225 - 1400) và những năm đầu thời hậu Lê. Năm 1469, vua Lê Thánh Tơng đổi tên đơn vị hành chính lộ thành thừa tuyên. Lộ Bắc Giang đổi thành thừa tuyên Bắc Giang. Về sau, nhà Lê đổi tên đơn vị hành chính thừa tuyên thành trấn, thừa tuyên Bắc Giang đổi thành trấn Kinh Bắc. Địa giới trấn Kinh Bắc về cơ bản vẫn như lộ Bắc Giang dưới thời Lý, Trần. Năm 1822, nhà Nguyễn đổi trấn Kinh Bắc thành trấn Bắc Ninh. Năm 1831, trấn Bắc Ninh đổi thành tỉnh Bắc Ninh.

Dưới thời thống trị của thực dân Pháp, để phục vụ cho chính sách cai trị, ngày 5/11/1889, thực dân Pháp lập ra tỉnh Lục Nam bao gồm các huyện Lục Ngạn, Bảo Lộc, Phượng Nhỡn, Hữu Lũng, Yên Bái, tỉnh lỵ đặt tại thị trấn Lục Nam ngày nay. Sau một thời gian hoạt động, thực dân Pháp thấy đơn vị hành chính tỉnh mới này khơng phù hợp, ngày 8/9/1891 tồn quyền Đơng Dương ra nghị định giải thể tỉnh Lục Nam. Ngày 10/10/1895, tồn quyền Đơng Dương ký nghị định thành lập tỉnh Bắc Giang. Tỉnh Bắc Giang gồm 2 phủ Lạng Giang, Đa Phúc và 6 huyện là Yên Dũng, Việt Yên, Kim Anh, Yên Thế, Hiệp Hoà và Phượng Nhỡn, trụ sở đặt tại Phủ Lạng Thương. Ngày 8/1/1896, phủ Đa Phúc và huyện Kim Anh cắt về tỉnh Bắc Ninh. Sông Cầu trở thành địa giới hai

tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Sau khi thành lập, địa giới tỉnh Bắc Giang tiếp tục có những biến động: Giải thể huyện Phượng Nhỡn, thành lập huyện Sơn Động, sáp nhập huyện Lục Ngạn và Hữu Lũng vào tỉnh Bắc Giang. Đến trước cách mạng tháng Tám 1945, tỉnh Bắc Giang có 2 châu (Sơn Động, Hữu Lũng), 3 phủ (Lạng Giang, Yên Thế, Lục Ngạn) và 3 huyện (Hiệp Hoà, Việt Yên, Yên Dũng).

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, địa giới tỉnh Bắc Giang tiếp tục có sự biến động. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, huyện Sơn Động và một phần huyện Lục Ngạn sáp nhập với huyện Hải Chi lập thành huyện Lục - Sơn - Hải trực thuộc liên tỉnh Quảng Hồng. Sau kháng chiến chống thực dân Pháp, huyện Sơn Động và một phần huyện Lục Ngạn trở lại tỉnh Bắc Giang; huyện Phú Bình (Thái Nguyên) cắt về Bắc Giang, sau một thời gian lại trả về Thái Nguyên; cắt huyện Hữu Lũng về tỉnh Lạng Sơn; chia huyện Yên Thế thành hai huyện Yên Thế và Tân Yên; chia hai huyện Sơn Động, Lục Ngạn thành ba huyện Sơn Động, Lục Ngạn và Lục Nam.

Ngày 27/10/1962, Quốc hội khố II nước Việt Nam dân chủ cộng hồ quyết định sáp nhập hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh thành tỉnh Hà Bắc, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Bắc Giang. Ngày 6/11/1996, Quốc hội khoá IX nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định chia tỉnh Hà Bắc thành hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Ngày 1/1/1997, tỉnh Bắc Giang chính thức đi vào hoạt động theo đơn vị hành chính mới. Khi tách ra, tỉnh Bắc Giang có tỉnh lị là thị xã Bắc Giang và 9 huyện: Hiệp Hòa, Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng, Yên Thế. Ngày 7/6/2005, thị xã Bắc Giang trở thành thành phố Bắc Giang theo Nghị định 75/2005/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Bắc Giang thuộc tỉnh Bắc Giang.

Bắc Giang là tỉnh miền núi nằm ở phía Đơng Bắc Bắc Bộ với diện tích tự nhiên là 389.548,3 ha và dân số là 1.657.573 người, chiếm 1,17% diện tích và 1,78% dân số cả nước. Phía bắc và đơng bắc giáp tỉnh Lạng Sơn; phía tây và tây bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, phía nam và tây nam giáp tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh và Tp. Hà Nội, phía đơng giáp tỉnh Quảng Ninh. Tính đến hết năm 2016, tỉnh Bắc Giang có 9 huyện và 1 thành phố với 230 xã, phường, thị trấn. Trung tâm tỉnh lỵ là thành phố Bắc Giang, nằm cách trung tâm Thủ đơ Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phịng hơn 100 km về phía Đơng. Vị trí tiếp giáp

với nhiều tỉnh thành, nằm trong phạm vi tọa độ địa lý từ 21O07’B đến 21O37’B, từ 105O53’Đ đến 107O02’Đ. Nơi rộng nhất theo hướng Đông - Tây từ điểm giáp giới tỉnh Quảng Ninh tại xã An Lạc (Sơn Động) đến điểm giáp giới với Tp. Hà Nội tại xã Đại Thành (Hiệp Hoà), khoảng 120 km. Chiều dọc từ Bắc xuống Nam rộng nhất là 48 km, từ xã Tân Sơn (Lục Ngạn) đến xã Lục Sơn (Lục Nam), chỗ hẹp nhất là 20 km, từ xã Bảo Sơn đến xã Huyền Sơn (Lục Nam). Trên bản đồ, tỉnh Bắc Giang như chữ số 8 nằm ngang với hai đầu phình to, giữa thắt lại ở đoạn huyện Lục Nam.

Bảng 2.1. Diện tích, dân số và mật độ dân số các đơn vị hành chính tỉnh Bắc Giang, năm 2016 STT Đơn vị hành chính Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2) 1 Tp. Bắc Giang 66,6 154.604 2.321,7 2 H. Lục Ngạn 1.032,5 219.491 212,6 3 H. Lục Nam 608,6 210.779 346,3 4 H. Sơn Động 860,2 72.956 84,8 5 H. Yên Thế 306,4 100.361 327,6 6 H. Hiệp Hòa 206,0 227.553 1.104,6 7 H. Lạng Giang 244,1 201.008 823,4 8 H. Tân Yên 208,3 167.989 806,3 9 H. Việt Yên 171,0 169.023 988,4 10 H. Yên Dũng 191,8 133.809 697,8 Tổng số 3.895,5 1.657.573 425,5

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, 2017)

Bắc Giang tiếp giáp với khu vực phát triển năng động là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vị trí này đã đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho tỉnh. Nằm ở khu vực chuyển tiếp từ vùng TDMNPB đến vùng đồng bằng sông Hồng, nằm trên hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, rất gần trung tâm đô thị, công nghiệp, dịch vụ lớn là Thủ đô Hà Nội, khu dịch vụ quốc gia với các trường đại học, viện nghiên cứu, bệnh viện lớn và khu vực sản xuất hàng điện tử, cơ khí, tiểu thủ cơng nghiệp lớn của cả nước. Hơn nữa, từ năm 2012 Bắc Giang còn là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội, vị trí này đã giúp Bắc Giang có nhiều điều kiện thuận lợi

để phát triển kinh tế liên vùng, giao lưu KT-XH với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Đông Bắc và các tỉnh thành khác trong cả nước. Vị trí đó cũng tạo điều kiện cho Bắc Giang có thể phát huy lợi thế sẵn có của một tỉnh giàu tiềm năng, đưa lãnh thổ này thành một đầu mối kinh tế quan trọng nối khu vực kinh tế cửa khẩu Lạng Sơn với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, là cơ hội để Bắc Giang đẩy mạnh phát triển KT-XH, vươn lên khẳng định vị trí trong khu vực, là điều kiện thuận lợi để từng bước cải thiện và nâng cao CLCS dân cư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh bắc giang (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)