Khái quát chất lượng cuộc sống dân cư của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh bắc giang (Trang 37 - 50)

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Khái quát chất lượng cuộc sống dân cư của Việt Nam

Sau hơn 30 năm Đổi mới, bên cạnh những thành tựu đạt được trong phát triển KT-XH là những thành tựu không nhỏ trong việc quan tâm nâng cao CLCS dân cư. Từ một đất nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, Việt Nam đã từng bước vươn lên trở thành quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, vấn đề về giáo dục, y tế và các điều kiện sống khác đều được cải thiện.

1.2.1.1. Nhóm chỉ tiêu về kinh tế * GDP và GDP/người

Là tiêu chí quan trọng hàng đầu khi đánh giá CLCS dân cư vì nó phản ánh rõ rệt về mức sống và liên quan chặt chẽ đến các tiêu chí khác. Việt Nam đang trong quá trình CNH, HĐH đất nước, do đó các tiêu chí thuộc nhóm chỉ tiêu về kinh tế thay đổi theo chiều hướng tích cực kéo theo sự thay đổi tích cực trong CLCS dân cư.

Bảng 1.1. GDP và GDP/người của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2016

Chỉ tiêu 2005 2010 2012 2014 2015 2016

GDP (nghìn tỉ đồng) 837,8 2.157,8 3.245,4 3.937,8 4.192,9 4.502,7 GDP/người triệu đồng 10,2 24,8 35,1 43,4 45,7 48,6

USD 715 1.273 1.749 2.052 2.109 2.215

(Nguồn: TCTK Việt Nam, 2006 – 2017)

Từ năm 2005 đến năm 2016, GDP của nước ta tăng liên tục, tăng gần 5,4 lần sau 11 năm. Đặc biệt tăng nhanh ở giai đoạn 2005 – 2012, giai đoạn này tăng thêm 2.407,6 nghìn tỉ đồng, tăng gấp khoảng 3,9 lần và tăng nhanh hơn giai đoạn 2012 – 2016 khoảng 2,5 lần. GDP/người của nước ta cũng có xu hướng tăng nhanh và tăng liên tục, từ 10,2 triệu đồng năm 2005 lên 46,6 triệu đồng năm 2016, tăng gấp hơn 4,6 lần. Đây chính là nguồn lực quan trọng để nâng cao CLCS cho người dân.

Tuy đã đạt được thành tựu đáng kể trong tăng trưởng GDP và GDP/người nhưng so với các quốc gia trong khu vực Đơng Nam Á thì GDP/người của Việt Nam vẫn cịn thấp, năm 2015 chỉ đứng thứ 7/11 quốc gia trong khu vực và thấp hơn so với nước đứng đầu trong khu vực là Xin-ga-po khoảng 14,3 lần, thấp hơn so với Thái Lan khoảng 2,8 lần (TCTK Việt Nam, 2017).

Giữa các vùng kinh tế và các địa phương trong cả nước, GDP và GDP/người có sự phân hố rõ rệt và khoảng cách chênh lệch cịn khá cao (phụ lục 3). Là vùng có trình độ phát triển KT-XH cao nhất với cơ cấu kinh tế hiện đại nên Đơng Nam Bộ ln có GDP/người cao nhất cả nước với CLCS dân cư cao, đạt 149,2 triệu đồng/người năm 2016, cao gấp khoảng 2,9 lần so với cả nước. Đồng bằng sông Hồng mặc dù là vùng có nền kinh tế phát triển năng động thứ hai nhưng do dân số quá đông nên GDP/người có cao hơn trung bình của cả nước nhưng vẫn thấp hơn so với Đông Nam Bộ, đạt 75,5 triệu đồng/người (2016). Các vùng cịn lại có GDP/người đều thấp hơn mức trung bình của cả nước, trong đó thấp nhất là Bắc Trung Bộ, chỉ bằng 72,2% mức trung bình cả nước (2016), do trình độ phát triển KT-XH thấp hơn, điều kiện để phát triển kinh tế cịn nhiều khó khăn. Sự chênh lệch này chính là nguyên nhân dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo cũng như nhiều vấn đề khác trong xã hội.

* Thu nhập bình quân đầu người

TNBQĐN theo tháng ở nước ta là một chỉ số quan trọng phản ánh mức hưởng thụ thực sự của cá nhân và hộ gia đình. Ở Việt Nam, Tổng cục Thống kê cứ 2 năm 1 lần lại tiến hành khảo sát MSDC, trong đó có các chỉ số về TNBQĐN/tháng. Giai đoạn 2006 – 2016, TNBQĐN/tháng ở nước ta được cải thiện rõ rệt nhờ đạt được những thành tựu trong phát triển KT-XH sau hơn 30 năm Đổi mới (phụ lục 4).

Theo thời gian, TNBQĐN/tháng của cả nước tăng tương đối nhanh, đạt 3.049 nghìn đồng (2016), tăng gấp 6,3 lần so với năm 2006. Theo lãnh thổ, TNBQĐN/tháng của khu vực thành thị và nơng thơn đều tăng lên qua các năm, trong đó khu vực thành thị đạt 4.551 nghìn đồng, khu vực nơng thơn đạt 2.422 nghìn đồng. Tuy nhiên, khu vực thành thị luôn cao hơn khu vực nông thôn, năm 2016 mức chênh lệch của hai khu vực là 1,9 lần. Giữa các vùng KT-XH cũng có sự chênh lệch lớn, Đơng Nam Bộ là vùng có TNBQĐN/tháng cao nhất (đạt 4.661 nghìn đồng), tiếp theo là Đồng bằng sơng

Hồng (đạt 3.883 nghìn đồng), cả hai vùng này có TNBQĐN/tháng cao hơn mức trung bình của cả nước. Các vùng cịn lại đều thấp hơn mức trung bình cả nước, thấp nhất là TDMNPB, năm 2016 chỉ đạt 1.963 nghìn đồng. Chênh lệch TNBQĐN/tháng giữa vùng cao nhất và thấp nhất khoảng 2,4 lần, giữa nhóm dân cư có thu nhập cao nhất và thấp nhất lên tới gần 9,8 lần (7.547 nghìn đồng so với 771 nghìn đồng).

Theo thống kê, TNBQĐN của nước ta năm 2016 phân theo các nguồn thu như sau: Tiền lương, tiền công 47,5%; nông – lâm nghiệp và thủy sản 16,8%; công nghiệp – xây dựng và dịch vụ 24,4%; thu khác 11,3% (TCTK Việt Nam, 2017). Như vậy, có thể thấy, nguồn thu nhập chính và cơ sở quan trọng để nâng cao CLCS dân cư của nước ta là từ tiền lương, tiền công và hoạt động công nghiệp – xây dựng, nông – lâm nghiệp và thủy sản khơng cịn đóng vai trị trung tâm trong nguồn thu nhập của người dân trong những năm gần đây.

* Tỉ lệ hộ nghèo

Với những thành tựu trong sự phát triển KT-XH những năm qua, Việt Nam được thế giới đánh giá là nước đi đầu trong cơng tác xóa đói giảm nghèo. Nước ta đã thực hiện nhiều chương trình xóa đói, giảm nghèo với sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Ngân hàng Thế giới… Chương trình xóa đói giảm nghèo của nước ta được thực hiện đồng bộ ở khắp các địa phương với nhiều giải pháp, nhất là các chính sách liên quan đến đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vay vốn phát triển sản xuất, dạy nghề, tạo cơ hội việc làm… tạo điều kiện nâng cao CLCS dân cư, nhờ đó tỉ lệ người nghèo và hộ nghèo ngày càng giảm.

Căn cứ vào mức TNBQĐN/tháng, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã ban hành quy định về mức chuẩn nghèo quốc gia. Từ năm 1993 đến nay, quy định về chuẩn nghèo của nước ta đã thay đổi 6 lần và hiện nay đang thực hiện theo quy định chuẩn nghèo của giai đoạn 2016 – 2020 (phụ lục 2).

Trong giai đoạn 2006 – 2016, tỉ lệ hộ nghèo trên cả nước và các vùng đều giảm. Cụ thể, tỉ lệ nghèo chung của cả nước năm 2006 là 15,5%, đến năm 2016 giảm còn 8,3%, giảm 7,2% (phụ lục 5). Tỉ lệ hộ nghèo của nước ta có xu hướng giảm nhanh và liên tục ở cả khu vực thành thị và khu vực nông thôn, tỉ lệ giảm tương ứng là 5,7% và 10,5%. Giữa các vùng KT – XH tỉ lệ hộ nghèo của tất cả các vùng đều giảm song cũng

có sự phân hố rất lớn. Tây Nguyên và TDMNPB là hai vùng có tốc độ giảm nghèo mạnh nhất, còn Đơng Nam Bộ có tốc độ giảm chậm nhất. Năm 2016, vùng có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất là TDMNPB (13,8%), cao hơn mức trung bình cả nước là 8%, tiếp đến là Tây Nguyên (9,1%), Bắc Trung Bộ và DHNTB (8%). Vùng có tỉ lệ nghèo chung thấp nhất là Đơng Nam Bộ (0,6%), tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng (2,4%), hai vùng này có tỉ lệ hộ nghèo thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình của cả nước. Sự phân hoá tỉ lệ hộ nghèo của mỗi vùng, mỗi địa phương có mối quan hệ sâu sắc với TNBQĐN/tháng và gắn với điều kiện KT-XH của từng vùng.

Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tỉ lệ hộ nghèo theo thu nhập đã giảm rõ rệt nhưng kết quả chưa thật sự vững chắc. Địa bàn các vùng nông thôn, vùng núi và vùng dân tộc thiểu số vẫn có tỉ lệ hộ nghèo cao, chiếm hơn 50% số hộ nghèo của cả nước, đời sống nhân dân những ở nhiều địa phương này vẫn phải xếp vào diện đặc biệt khó khăn. Một vài địa phương, tỉ lệ tái nghèo và phát sinh mới còn cao đã gây nhiều trở ngại cho cơng tác xóa đói giảm nghèo, hiện nay bình qn cứ 3 hộ thốt nghèo thì lại có 1 hộ tái nghèo hoặc phát sinh nghèo.

1.2.1.2. Nhóm chỉ tiêu về giáo dục * Tỉ lệ người lớn biết chữ (từ 15 tuổi trở lên)

Trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nước ta luôn đề cao việc phát triển giáo dục, coi giáo dục là “quốc sách hàng đầu” nhằm thực hiện ba mục tiêu lớn của giáo dục là “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”, góp phần to lớn vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Văn kiện Đại hội XII của Đảng cũng xác định con người là nhân tố quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển KT-XH và đưa giáo dục đào tạo lên một tầm cao mới trong giai đoạn hiện nay.

Tỉ lệ người lớn biết chữ của nước ta cao và liên tục tăng lên, đạt 95% (2016) và có sự phân hóa. Năm 2016, tỉ lệ ở thành thị là 97,7% và nông thôn là 93,6%. Vùng Đồng bằng sông Hồng với truyền thống hiếu học lâu đời chính là vùng có tỉ lệ biết chữ cao nhất với 98,3%, tiếp đến là vùng Đông Nam Bộ với 97,6%, vùng Bắc Trung Bộ và DHNTB với 95,4%, cả ba vùng này đều có tỉ lệ người lớn biết chữ cao hơn mức trung bình của cả nước. Các vùng cịn lại có tỉ lệ thấp hơn, trong đó vùng TDMNPB có tỉ lệ người lớn biết chữ thấp nhất với 90%. Nếu tính theo địa phương, Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh có tỉ lệ cao nhất với 98,7%, thấp nhất là Lai Châu với 60,2%.

Bảng 1.2. Tỉ lệ người lớn biết chữ phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng của Việt Nam, giai đoạn 2006 – 2016 (Đơn vị: %)

Năm 2006 2010 2012 2014 2015 2016

Cả nước 93,6 93,7 94,7 94,7 94,9 95,0

Phân theo thành thị, nông thôn

Thành thị 96,9 97,0 97,5 97,5 97,6 97,7 Nông thôn 92,3 92,3 92,3 93,3 93,5 93,6 Phân theo vùng TDMNPB 88,8 88,3 89,2 89,0 89,9 90,0 Đồng Bằng Sông Hồng 96,8 97,3 98,0 98,1 98,2 98,3 Bắc Trung Bộ và DHNTB 94,3 93,3 94,5 95,2 95,2 95,4 Tây Nguyên 88,2 89,9 92,1 90,3 90,4 90,9 Đông Nam Bộ 96,1 96,3 97,0 97,2 97,3 97,6

Đồng Bằng Sông Cửu Long 91,8 92,2 93,1 92,6 92,9 92,8

(Nguồn: TCTK Việt Nam, 2017)

Đến cuối năm 2016, cả nước có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, trong đó có 12 tỉnh/thành được cơng nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2. Đây là thành tựu to lớn trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước ta.

* Tỉ lệ nhập học tổng hợp

Tính đến đầu năm học 2016 – 2017, cả nước có 19,9 triệu học sinh (HS) đến trường, trong đó bao gồm: Hơn 4,4 triệu trẻ em học mầm non, hơn 7,8 triệu HS cấp tiểu học (TH), hơn 5,2 triệu HS trung học cơ sở (THCS) và gần 2,5 triệu HS trung học phổ thông (THPT). Giai đoạn từ 2006 – 2016, tỉ lệ đi học chung có xu hướng giảm xuống còn tỉ lệ đi học đúng tuổi ngày càng tăng ở cả 3 cấp học (phụ lục 6). Đó là những chỉ số phản ánh việc phổ cập giáo dục đã đạt được nhiều thành tựu trong thời gian qua, đồng thời cũng cho thấy sự tiến bộ về trình độ nhận thức của dân cư đối với giáo dục, đặc biệt là người dân ở những vùng kinh tế cịn nhiều khó khăn.

Năm 2016 – 2017, tỉ lệ đi học chung và tỉ lệ đi học đúng độ tuổi có sự phân hóa giữa thành thị và nông thôn. Ở thành thị các chỉ số đều cao hơn. Giữa các vùng KT – XH, tỉ lệ này cũng có sự phân hóa, vùng có tỉ lệ đi học chung và đi học đúng tuổi cao

nhất là Đồng bằng sông Hồng, cao thứ hai là DHNTB, vùng có tỉ lệ thấp nhất là Tây Bắc và thấp thứ hai là Tây Nguyên (58,5%). Đông Nam Bộ tuy là vùng có điều kiện rất thuận lợi về KT-XH nhưng cả hai chỉ số này đều không dẫn đầu do chịu tác động lớn của yếu tố nhập cư. Các yếu tố về truyền thống lịch sử và trình độ phát triển KT- XH của các vùng là nguyên nhân chính tạo nên sự khác biệt về tỉ lệ này (phụ lục 7).

* Chi tiêu cho giáo dục/1 học sinh

Chi tiêu cho giáo dục đào tạo bình quân cho 1 HS/năm ở nước ta trong những năm qua tăng liên tục, từ 1.211 nghìn đồng/1 HS (2006) lên 4.963 nghìn đồng (2016), tăng thêm 3.752 nghìn đồng. Điều này phản ánh mức sống của người dân đã được cải thiện, nhận thức của từng gia đình đối với vấn đề nâng cao trình độ học vấn cũng như sự quan tâm đầu tư cho giáo dục của Nhà nước có nhiều chuyển biến tích cực. Việc tăng chi tiêu giáo dục đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của Việt Nam.

Bảng 1.3. Chi tiêu cho giáo dục bình quân 1 học sinh của Việt Nam, giai đoạn 2006 – 2016 (Đơn vị: nghìn đồng)

Năm 2006 2008 2010 2012 2014 2016

Cả nước 1.211 1.844 3.028 4.082 4.557 4.963

Phân theo thành thị, nông thôn

Thành thị 2.096 3.088 5.253 6.352 6.920 7.621 Nông thôn 894 1.354 2.064 3.091 3.450 3.978 Phân theo vùng TDMNPB 735 1.131 1.516 2.175 2.523 3.011 Đồng bằng sông Hồng 1.369 1.919 3.543 5.296 5.822 6.471 Bắc Trung Bộ 956 1.578 2.333 3.567 3.842 4.201 Duyên hải Nam Trung Bộ 1.236 1.820 2.752 3.505 4.609 5.437

Tây Nguyên 958 1.361 2.295 3.255 4.387 5.116

Đông Nam Bộ 2.012 3.201 5.508 6.459 6.330 6.873 Đồng bằng sông Cửu Long 934 1.494 2.006 2.619 3.198 3.869

(Nguồn: TCTK Việt Nam, 2018)

Chi tiêu giáo dục cho 1 HS/năm có sự phân hố sâu sắc giữa thành thị và nơng thơn, theo vùng và theo nhóm thu nhập. Giữa thành thị và nơng thơn, khu vực thành thị ln có mức chi giáo dục cho 1 HS/năm cao hơn, tuy nhiên do CLCS của dân cư

ngày càng được cải thiện nên khoảng cách chênh lệch giữa hai khu vực này ngày càng rút ngắn, năm 2006 độ chênh lệch là 2,34 lần đến 2016 giảm cịn khoảng 1,9 lần. Theo vùng, Đơng Nam Bộ ln là vùng có chi tiêu giáo dục cho 1 HS/năm cao nhất, năm 2016 là hơn 6.873 nghìn đồng (gấp 1,4 lần mức trung bình cả nước), tiếp theo là Đồng bằng sơng Hồng (6.471 nghìn đồng), cả hai vùng đều cao hơn mức chi trung bình của cả nước. Các vùng cịn lại có mức chi tiêu giáo dục cho 1 HS/năm thấp hơn mức trung bình của cả nước, TDMNPB là vùng thấp nhất với 3.011 nghìn đồng.

Theo nhóm, chênh lệch chi tiêu giáo dục cho 1 HS/năm giữa nhóm có thu nhập cao nhất và thấp nhất tuy giảm nhưng cịn rất cao. Năm 2016, nhóm có thu nhập cao nhất chi 8.831 nghìn đồng/HS/năm, nhóm có thu nhập thấp nhất chi 1.641 nghìn đồng/HS/năm, chênh lệch 5,4 lần (TCTK Việt Nam, 2018).

* Một số chỉ tiêu khác

Chất lượng giáo dục của nước ta ngày càng được nâng cao, điều đó được thể hiện qua tỉ lệ của HS tốt nghiệp các cấp tăng lên, tỉ lệ học sinh khá và giỏi tăng, tỉ lệ học sinh THPT/tổng số HS, tỉ lệ HS/1 giáo viên,....

Bảng 1.4. Một số chỉ tiêu về giáo dục theo vùng của Việt Nam, năm 2016

Chỉ tiêu Tỉ lệ HS THPT/tổng số HS (%) Tỉ lệ HS tốt nghiệp THPT (%) Số HS/1 giáo viên * (học sinh) TH THCS THPH Cả nước 16,0 94,85 19,6 16,8 16,4 TDMNPB 13,8 96,28 15,6 14,3 16 Đồng bằng sông Hồng 16,6 97,08 19,2 16,8 16,7 Bắc Trung Bộ và DHNTB 18,3 93,14 18,1 15,6 16,6 Tây Nguyên 6,3 90,72 18,2 16,3 16,5 Đông Nam Bộ 15,6 94,99 25,4 20,8 16,5

Đồng bằng sông Cửu Long 14,0 94,51 19,1 18,2 16,1

(*Xử lý từ nguồn của TCTK Việt Nam, 2017)

Năm học 2016 – 2017, cả nước có 2.477,2 nghìn HS THPT, tỉ lệ HS THPT/tổng số HS đạt 15,97%. Số HS/1 giáo viên của cả nước ở tất cả các cấp học giảm, đây là tín hiệu đáng mừng bởi tỉ lệ này càng thấp thì chất lượng giáo dục sẽ càng có điều kiện

được nâng cao hơn nữa. Năm học 2005 – 2006, số HS/1 giáo viên của cả nước là 21,3 HS, trong đó: TH là 20,6 HS, THCS là 20,5 HS, THPT là 25,8 HS; năm học 2016 –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh bắc giang (Trang 37 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)