2.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bắc Giang
2.2.4. Một số chỉ tiêu về nhà ở, sử dụng điện, nước sinh hoạt và vệ sinh
2.2.4.1. Điều kiện nhà ở
Những năm qua, cùng với sự phát triển của kinh tế, đời sống nhân dân đã được
cải thiện nên nhu cầu về nhà ở của người dân cũng được đáp ứng đầy đủ hơn, chất lượng nhà ở được nâng cao.
Giai đoạn 2010 – 2016, cơ cấu nhà ở phân theo loại nhà của tỉnh Bắc Giang có sự thay đổi rất lớn. Tỉ lệ nhà ở kiên cố tiếp tục tăng lên và luôn cao nhất với 77,3% và 83,5%, đứng đầu trong các tỉnh của vùng TDMNPB và năm 2016 cao hơn tỉ lệ trung bình của cả nước 33,8%. Tỉ lệ nhà ở bán kiên cố vẫn tiếp tục giảm, giảm đi 1,9%. Tỉ lệ nhà tạm và nhà thiếu kiên cố nhỏ, năm 2016 chỉ chiếm 1,7%.
Diện tích nhà ở bình qn đầu người tăng. Năm 2010 là 17,6 m2/người, đến năm 2016 tăng lên 23,8 m2/người, tăng thêm 6,2 m2/người, cao hơn bình quân của cả nước 1,6 m2/người và cao hơn vùng TDMNPB 3,6 m2/người, đứng thứ hai sau Phú Thọ.
Biểu đồ 2.11. Cơ cấu nhà ở phân theo loại nhà tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2010 – 2016 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, 2011 – 2017)
Tỉ lệ nhà ở kiên cố có sự phân hóa giữa các huyện, thành phố của tỉnh Bắc Giang. Những khu vực có kinh tế tương đối phát triển là nơi có tỉ lệ nhà ở kiên cố cao, chất lượng nhà ở tốt, điển hình là Tp. Bắc Giang, huyện Việt Yên. Các huyện cịn lại do đời sống cịn nhiều khó khăn, điều kiện đầu tư xây dựng nhà ở eo hẹp nên tỉ lệ nhà ở kiên cố còn thấp, đặc biệt là huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Tân Yên và Hiệp Hòa, địa bàn cư trú chủ yếu của đồng bào dân tộc thiểu số. Tỉ lệ này đặc biệt cao đối với nhóm hộ nghèo trên địa bàn tỉnh.
Căn cứ vào số lượng và tỉ lệ hộ nghèo đang có nhà ở thiếu kiên cố, nhà đơn sơ, nhà tạm của tỉnh Bắc Giang năm 2016, có thể chia thành 5 nhóm như sau:
- Nhóm 1: Tỉ lệ hộ nghèo có nhà ở thiếu kiên cố, nhà đơn sơ, nhà tạm ở mức rất cao (trên 40%) có huyện Tân Yên.
- Nhóm 2: Tỉ lệ hộ nghèo có nhà ở thiếu kiên cố, nhà đơn sơ, nhà tạm ở mức cao (từ 35% đến dưới 40%) có huyện Lục Nam và huyện Sơn Động.
- Nhóm 3: Tỉ lệ hộ nghèo có nhà ở thiếu kiên cố, nhà đơn sơ, nhà tạm ở mức trung bình (từ 30% đến dưới 35%) có huyện Hiệp Hịa và huyện Lục Ngạn.
- Nhóm 4: Tỉ lệ hộ nghèo có nhà ở thiếu kiên cố, nhà đơn sơ, nhà tạm ở mức thấp (từ 20% đến dưới 30%) huyện Yên Dũng và huyện Lạng Giang.
77.3 84 82 83.5 16.7 11.4 12.9 14.8 6 4.5 5.1 1.7 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2010 2012 2014 2016 Nhà kiên cố Nhà bán kiên cố Nhà khác
- Nhóm 5: Tỉ lệ hộ nghèo có nhà ở thiếu kiên cố, nhà đơn sơ, nhà tạm ở mức rất thấp (dưới 20%) có huyện Yên Thế, huyện Việt Yên và Tp. Bắc Giang.
Bảng 2.11. Số lượng và tỉ lệ hộ nghèo theo mức độ thiếu hụt về nhà ở phân theo huyện, thành phố của tỉnh Bắc Giang, năm 2016
Stt Đơn vị hành chính Tổng số hộ nghèo
Hộ có nhà ở thiếu kiên cố, nhà đơn sơ, nhà tạm
Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Tp. Bắc Giang 438 85 19,41 2 H. Lục Ngạn 9.319 2.852 30,60 3 H. Lục Nam 10.121 3.691 36,47 4 H. Sơn Động 8.999 3.274 36,38 5 H. Yên Thế 5.281 989 18,71 6 H. Hiệp Hòa 4.287 1.353 31,56 7 H. Lạng Giang 4.131 881 21,32 8 H. Tân Yên 3.160 1.355 42,88 9 H. Việt Yên 3.042 402 13,21 10 H. Yên Dũng 3.016 676 22,41 Tổng số 51.794 15.034 29,03
(Nguồn: Báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, 2017)
Như vậy, tồn tỉnh có 15.034 hộ nghèo đang ở trong nhà thiếu kiên cố, nhà đơn sơ hoặc nhà tạm, chiếm 29,03% tổng số hộ nghèo. Trong đó, các huyện Tân Yên, Lục Nam và Sơn Động là những địa phương có tỉ lệ ở mức cao và rất cao, tập trung chủ yếu ở các xã vùng nơng thơn miền núi cịn nhiều khó khăn, CLCS của người nghèo ở mức thấp và rất thấp, điều kiện nhà ở chưa được đảm bảo. Các địa phương cịn lại thì tỉ lệ hộ này thấp hơn, vì thế khả năng thốt nghèo cũng sẽ cao hơn, tỉ lệ hộ nghèo sẽ giảm xuống nhanh hơn, người dân khơng cịn phải lo lắng về nhà ở nên có điều kiện đầu tư vốn cho phát triển sản xuất, cải thiện kinh tế và nâng cao CLCS.
2.2.4.2. Sử dụng điện
Giai đoạn 2010 – 2016, tỉ lệ hộ dân sử dụng điện luôn ở mức rất cao, đến năm 2016 đạt 100% số hộ gia đình của 230/230 xã, phường, trị trấn trong tỉnh. So với cả nước, tỉ lệ hộ gia đình sử dụng điện từ lưới điện quốc gia của tỉnh Bắc Giang cao hơn
1,2%, còn so với vùng TDMNPB thì cao hơn 5,8%. Đây là thành quả của quá trình đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là phát triển mạng lưới điện cùng với chính sách xây dựng nơng thơn mới.
Năm 2016, 100% số thơn, xóm trên địa bàn tỉnh được sử dụng điện, 99,98% số hộ dân trên địa bàn tỉnh được cấp điện lưới quốc gia, chất lượng điện không ngừng được củng cố từ khu vực nông thôn vùng sâu, vùng xa đến thành thị. Sản lượng điện tăng trưởng cao, đứng tốp đầu các tỉnh khu vực phía Bắc, điện thương phẩm năm 2016 đạt 1.985 triệu kWh, tăng 26,48% so với năm 2015, trong đó điện năng cấp cho cơng nghiệp, xây dựng đạt 1.017 triệu kWh, tăng 40,8% so với 2015.
Biểu đồ 2.12. Tỉ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia của tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2010 – 2016 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, 2011 - 2017)
Trong năm 2016 Cơng ty điện lực Bắc Giang đã hồn thành chương trình tiếp nhận lưới điện và làm các thủ tục hoàn trả vốn theo quy định, tập trung các nguồn lực vốn để cải tạo nâng cấp lưới điện. Tính từ năm 2009 đến nay, tổng số tiền đầu tư cải tạo lưới điện khu vực nông thôn đạt trên 1.300 tỷ đồng, riêng năm 2016 thực hiện 65 dự án chống quá tải với giá trị trên 420 tỷ đồng để nâng cao chất lượng điện khu vực nông thôn. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu về nguồn điện phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh với tốc độ tăng trưởng cao, tỉnh được Tổng công ty Điện lực miền Bắc đầu tư xây
98.5 99.6 97.3 99.3 100 0 20 40 60 80 100 2010 2012 2014 2015 2016 Năm %
dựng nâng cấp các trạm 110KV, các cụm và KCN tập trung được cấp điện từ đường dây trung thế riêng, các đường dây có thể hỗ trợ cho nhau đảm bảo cấp điện an tồn liên tục. Chương trình cấp điện nơng thơn, miền núi, điện khí hố nơng thơn đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa nơng thơn và thành thị, giữa vùng núi và đồng bằng.
Cùng với việc cải tạo nâng cấp hệ thống lưới điện, nâng cao chất lượng điện, đảm bảo an tồn sử dụng điện, Cơng ty Điện lực Bắc Giang đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng như công khai minh bạch các dịch vụ cung ứng điện qua nhiều kênh thơng tin, đa dạng hóa các hình thức thu tiền điện... tạo điều kiện thuận lợi và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của dân cư.
Sự phát triển KT-XH làm cho nhu cầu tiêu thụ điện năng không ngừng tăng cao, tuy nhiên lại có sự phân hóa giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa các ngành kinh tế và giữa các địa phương trong tỉnh. Khu vực thành thị và các địa phương có kinh tế phát triển là nơi có mức tiêu thụ điện cao do đó là nơi tập trung đông dân cư, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, nhiều nhà máy xí nghiệp cũng như các KCN, các trung tâm dịch vụ, nhu cầu chiếu sáng công cộng cao…. Ngược lại, tại các huyện miền núi như Sơn Động, Yên Thế thì nhu cầu sử dụng điện năng sẽ khơng cao do điều kiện sống cịn khó khăn, các đồ dùng gia đình cần nguồn năng lượng lớn cũng không nhiều, hoạt động công nghiệp và dịch vụ kém phát triển, thu nhập thấp nên mức tiêu thụ và chi trả cho tiêu thụ điện năng cũng hạn chế hơn.
2.2.4.3. Sử dụng nước sạch
Nguồn nước mặt được cung cấp chủ yếu từ hệ thống sông chảy qua là sông Cầu, sông Thương, sơng Lục Nam với tổng chiều dài 347 km có lưu lượng nước lớn quanh năm và còn được cung cấp bởi lượng nước mưa hằng năm. Nguồn nước ngầm trên địa bàn tỉnh chủ yếu tồn tại dưới các lỗ hổng và khe nứt. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, vùng đồi núi nguồn nước ngầm bị hạn chế, hiện nay do biến đổi khí hậu, hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp… gây ô nhiễm môi trường nước nên nguồn nước ngầm trên địa bàn tỉnh bị suy giảm, ô nhiễm.
Nằm trong kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường đến năm 2020, tỉnh Bắc Giang không ngừng tập trung đầu tư nâng cấp và
mở rộng các cơng trình cung cấp nước sạch hiện có, xây dựng mới các cơng trình có quy mơ lớn tại nhiều địa phương, nhất là những địa phương có mật độ dân cư đông và nguồn nước dễ bị ô nhiễm do các hoạt động sản xuất cơng – nơng nghiệp… Nhờ đó, tỉ lệ hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh tăng lên nhanh chóng.
Tỉ lệ hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh của tỉnh Bắc Giang đã đạt 100% vào năm 2016. Những năm trước đó, một vài khu vực nơng thơn có tỉ lệ nhỏ số hộ dân sử dụng nước không hợp vệ sinh, nhưng đến năm 2016 tỉ lệ hộ dân sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đã đạt 100%.
Biểu đồ 2.13. Tỉ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh của tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2010 – 2016 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, 2011 – 2017)
Có được thành tựu này là nhờ vào sự nỗ lực của chính quyền các cấp trong cơng tác tuyên truyền, vận động người dân về việc chăm lo và bảo vệ sức khỏe bắt đầu từ việc sử dụng nguồn nước an tồn cho sinh hoạt hàng ngày. Để người dân nơng thơn từ bỏ thói quen sử dụng nước trong ao, hồ, sơng, suối hoặc việc phải chi một khoản nhất định để trả tiền điện bơm nước từ giếng khoan, bơm nước lên bồn lọc hay trả tiền nước được cung cấp từ các công ty cấp nước sạch… là điều khơng dễ dàng khi thu nhập cũng như trình độ nhận thức của dân cư cịn thấp. Tuy nhiên, với những lợi ích của
98.5 99.6 97.3 99.3 100 0 20 40 60 80 100 2010 2012 2014 2015 2016 % Năm
việc sử dụng nước hợp vệ sinh và công tác tuyên truyền về CSSK đạt kết quả tốt nên đã được người dân quan tâm và thực hiện hiệu quả, nhờ đó tỉ lệ họ dân được tiếp cận với nguồn nước hợp vệ sinh trên toàn tỉnh đạt 100%.
Mặc dù tỉ lệ hộ dân sử dụng nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 100% nhưng tỉ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đúng tiêu chuẩn quy định vẫn chưa đạt chỉ tiêu. Từ năm 2008 đến nay, tỉnh Bắc Giang đã huy động được trên 539 tỷ đồng từ các nguồn vốn cho thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thơn và nhiều chương trình cung cấp nước sạch khác, nhờ đó hiện đã có khoảng 92% số dân nơng thơn và 79% dân thành thị được cấp nước sạch đúng tiêu chuẩn. Ở khu vực nơng thơn có 15 cơng trình cung cấp nước sạch hoạt động ổn định, hiệu quả, như cơng trình thị trấn Thanh Sơn, cơng trình xã An Lập (huyện Sơn Động), cơng trình thị trấn Neo, xã Đồng Việt, xã Tiến Dũng (huyện Yên Dũng),.... và đang đẩy mạnh đầu tư và đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nâng cấp với 13 cơng trình cung cấp nước sạch khác. Ở khu vực thành thị, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của Tp. Bắc Giang cũng như các đô thị khác và nâng cao chất lượng đời sống của người dân, Công ty cổ phần Nước sạch Bắc Giang đã chủ động đầu tư, xây dựng mới, lắp đặt thêm đường ống dẫn nước; nâng cao năng lực sản xuất, vận hành bơm cấp nước… nhờ đó, số hộ dân thành thị được sử dụng nước sạch đã đạt 79% vào năm 2016 nhưng vẫn thấp hơn ở nông thôn do ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ đang làm cho môi trường nước ở khu vực đô thị bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hơn nữa, ở khu vực nông thơn, ngồi các cơng trình cấp nước sạch được chính quyền đầu tư thì các hộ dân cũng tự đầu tư để xây dựng hệ thống xử lý nước, đảm bảo nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt của gia đình.
Một chỉ số đáng quan tâm là tỉ lệ hộ dân chưa tiếp cận với nguồn nước sạch đúng tiêu chuẩn quy định lại tập trung hầu hết ở đối tượng người nghèo. Trong tổng số hộ nghèo trên địa bàn tỉnh, vẫn còn khoảng 16,3% số hộ nghèo chưa được tiếp cận với nguồn nước sạch hoặc thiếu nước sạch cho các nhu cầu sinh hoạt cơ bản, tuy là nguồn nước hợp vệ sinh nhưng chưa đạt tiêu chuẩn về chất lượng, chiếm 1,91% số hộ dân trên địa bàn tỉnh.
Bảng 2.12. Tỉ lệ hộ nghèo chưa được tiếp cận với nguồn nước sạch phân theo huyện, thành phố của tỉnh Bắc Giang, năm 2016
Stt Đơn vị hành chính Tổng số hộ nghèo
Hộ nghèo chưa được tiếp cận với nguồn nước sạch
Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Tp. Bắc Giang 438 45 10,27 2 H. Lục Ngạn 9.319 1.428 15,32 3 H. Lục Nam 10.121 3.075 30,38 4 H. Sơn Động 8.999 2.216 24,62 5 H. Yên Thế 5.281 381 7,21 6 H. Hiệp Hòa 4.287 262 6,11 7 H. Lạng Giang 4.131 32 0,77 8 H. Tân Yên 3.160 561 17,75 9 H. Việt Yên 3.042 120 3,94 10 H. Yên Dũng 3.016 323 10,71 Tổng số 51.794 8.443 16,3
(Nguồn: Báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, 2017)
Căn cứ vào tỉ lệ hộ nghèo chưa được tiếp cận với nguồn nước sạch phân theo huyện, thành phố của tỉnh Bắc Giang năm 2016, có thể chia thành 5 nhóm như sau:
- Nhóm 1: Tỉ lệ hộ nghèo chưa được tiếp cận với nguồn nước sạch ở mức rất cao (trên 30%) có huyện Lục Nam.
- Nhóm 2: Tỉ lệ hộ nghèo chưa được tiếp cận với nguồn nước sạch ở mức cao (từ 20% đến dưới 30%) có huyện Sơn Động.
- Nhóm 3: Tỉ lệ hộ nghèo chưa được tiếp cận với nguồn nước sạch ở mức trung bình (từ 15% đến dưới 20%) có huyện Tân Yên và huyện Lục Ngạn.
- Nhóm 4: Tỉ lệ hộ nghèo chưa được tiếp cận với nguồn nước sạch ở mức thấp (từ 5% đến dưới 15%) có huyện Yên Dũng, huyện Yên Thế, huyện Hiệp Hòa, huyện Lạng Giang và Tp. Bắc Giang.
- Nhóm 5: Tỉ lệ hộ nghèo chưa được tiếp cận với nguồn nước sạch ở mức rất thấp (dưới 5%) có huyện Lạng Giang và huyện Việt Yên.
Có thể thấy, tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh Bắc Giang chưa được tiếp cận với nguồn nước sạch cịn cao và phân hóa lớn. Sự phân hóa này phụ thuộc vào trình độ phát triển KT-XH, thực trạng của các hoạt động sản xuất và trình độ ứng dụng thành tựu KHKT và cơng nghệ vào phục vụ cho đời sống của dân cư. Địa phương có tỉ lệ thấp là nơi có kinh tế phát triển, dân trí cao, sản xuất phát triển và khả năng ứng dụng thành tựu KHKT và công nghệ phục vụ cho đời sống cao. Ngược lại, tại các địa phương có tỉ lệ cịn cao thì tất cả các chỉ tiêu nên trên đều ở mức thấp, có nghĩa là đời sống của người dân các địa phương này, đặc biệt là nhóm hộ nghèo vẫn cịn rất khó khăn, CLCS thấp. Đây là thách thức lớn địi hỏi chính quyền địa phương và người dân phải tìm ra những giải pháp hiệu quả để cải thiện trong thời gian tới.
2.2.4.4. Vệ sinh môi trường
Nhiều năm nay, vấn đề vệ sinh môi trường của tỉnh Bắc Giang đã từng bước được cải thiện. Cùng với sự tăng lên về tỉ lệ sử dụng điện từ lưới điện quốc gia và tỉ lệ sử