3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bắc Giang
3.2.1. Nhóm giải pháp về kinh tế
3.2.1.1. Đẩy mạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế, cơ sở vững chắc để nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư
Phải tiếp tục thực hiện tốt mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống nhằm góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn. Thực hiện hiệu quả đường lối chính sách, đẩy mạnh hợp tác quốc tế và liên kết vùng trong phát triển kinh tế. Đây là những cơ sở vững chắc thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao CLCS dân cư.
* Huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư
Để thu hút nguồn vốn, cần thực hiện tốt công tác quy hoạch, xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư; đồng thời có giải pháp huy động cụ thể đối với từng nguồn vốn cũng như định hướng sử dụng nguồn vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Tổng vốn cần huy động đến năm 2030 khoảng 230 tỷ đồng.
- Đối với nguồn vốn ngân sách Nhà nước: Ưu tiên sử dụng vốn cho các cơng trình hạ tầng khơng huy động được nguồn vốn xã hội hóa. Nâng cao chất lượng tăng
trưởng để tăng tỉ lệ tích lũy từ nội bộ nền kinh tế, tạo nguồn cho chi đầu tư phát triển. Trên cơ sở cân đối ngân sách, chủ động xây dựng kế hoạch và phân kỳ đầu tư phù hợp nhằm đảm bảo vốn cho các cơng trình, các dự án trọng điểm, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn từ Trung ương thơng qua các chương trình phát triển và chính sách ưu đãi. - Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI): Đổi mới công tác xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn cho các dự án phát triển các ngành công nghiệp điện tử, công nghiệp phụ trợ..., dịch vụ, chế biến nông, lâm sản.
Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, tạo các điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư vào địa bàn tỉnh, nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tỉnh phát triển sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh các hoạt động huy động nguồn vốn trực tiếp trong dân, tạo điều kiện để phát huy hiệu quả vai trò của người dân trong phát triển KT-XH tại địa phương họ sinh sống.
Ưu tiên chọn các dự án đầu tư vốn cho sản xuất áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, sử dụng lao động hợp lý và có đóng góp trực tiếp cho ngân sách tỉnh cũng như không gây ô nhiễm môi trường; các dự án chế biến nông sản, sản xuất hàng xuất khẩu; đặc biệt ưu tiên các dự án đầu tư vào khu vực nông thôn, miền núi nhằm tạo cơ hội cho người dân miền núi, người đồng bào dân tộc thiểu số tham gia sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập và nâng cao CLCS.
Tập trung đầu tư vốn để phát triển các khu vực kinh tế trọng điểm, đặc biệt là Tp. Bắc Giang, vùng kinh tế năng động của huyện Hiệp Hịa, vùng cây cơng nghiệp và cây ăn quả ở huyện Lục Ngạn, vùng trọng yếu có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn đang sinh sống của huyện Sơn Động.
* Thực hiện hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần
Trong chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước để làm tốt vai trò chủ đạo, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Có chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ để mở rộng sản xuất, tạo thêm việc làm, cải thiện thu nhập cho lao động địa phương.
Khuyến khích phát triển nhân rộng các mơ hình kinh tế đang mang lại hiệu quả cao, nhất là trong nông nghiệp. Chú trọng tổng kết, phổ biến kiến thức và kinh nghiệm
sản xuất kinh doanh cho các nơng hộ, khuyến khích nơng dân mạnh dạn đầu tư và làm giàu, thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ gia đình.
Phát huy mạnh mẽ tính năng động, nâng cao hiệu quả kinh doanh, sức cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân, hướng dẫn, trợ giúp doanh nghiệp tham gia hội nhập kinh tế nhằm chủ động trong sản xuất và tìm kiếm thị trường. Thực hiện ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư chiều sâu, đổi mới KHKT và công nghệ hiện đại.
Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHKT và công nghệ, các hoạt động phòng ngừa, kiểm sốt, khắc phục ơ nhiễm với cơng nghệ cao, cải thiện chất lượng môi trường, triển khai thực hiện hiệu quả các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu.
* Đẩy mạnh đổi mới, ứng dụng hiệu quả tiến bộ KHKT và công nghệ
Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT và công nghệ vào sản xuất, nâng cao trình độ ứng dụng cơng nghệ thông tin và truyền thông.
Trong nông nghiệp, phát triển công nghệ bảo quản sau thu hoạch, công nghệ chế biến hiện đại nhằm nâng cao chất lượng, tăng giá trị và sức cạnh tranh của nông sản, đặc biệt là một số sản phẩm có lợi thế và triển vọng xuất khẩu như: rau, trái cây...
Tăng nguồn vốn ngân sách đầu tư cho KHKT và công nghệ, xây dựng các chương trình phối hợp, hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển, nhất là đối với các sản phẩm chủ lực.
Thu hút tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi đổi mới cơng nghệ, phát triển cơng nghệ cao và hiện đại hóa cơng nghệ truyền thống nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường.
Hỗ trợ tiếp cận tín dụng, phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa để triển khai nghiên cứu và phát triển đối với sản phẩm chủ lực. Thương mại hóa sản phẩm KHKT và cơng nghệ. Tổ chức tư vấn KHKT và công nghệ cho nông dân, tạo hiệu quả kinh tế làm nền tảng nâng cao CLCS.
3.2.1.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách, cải cách hành chính * Trong sản xuất, kinh doanh
- Nghiên cứu, ban hành các chính sách vùng động lực, đầu tư kết cấu hạ tầng các cụm và KCN, cụm tương hỗ, phát triển sản phẩm chủ lực, thu hút các nhà đầu tư lớn, khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ, thu hút các doanh nghiệp cung cấp
nguyên, phụ liệu đầu vào cho sản xuất. Có chính sách hỗ trợ để tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, nhất là nguồn nông sản đặc thù của địa phương (vải thiều).
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, trong đó trọng tâm là thủ tục hành chính và tinh gọn bộ máy, tạo môi trường thơng thống để thu hút đầu tư; trước mắt tập trung vào cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính cơng.
- Cải cách thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp, đơn giản hóa thủ tục thuế, hải quan và tăng cường khả năng tiếp cận đất đai đối với doanh nghiệp. Xây dựng Quy chế phối hợp trong quản lý doanh nghiệp sau đăng ký kinh doanh.
* Trong đời sống xã hội
Tăng cường thực hiện cơng tác xóa đói, giảm nghèo. Để giảm đói nghèo, cần: - Tập trung giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc: Hạ tầng xã hội ngồi các KCN, chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm, giảm nghèo...; phòng, chống ma túy; phòng, chống tội phạm; phòng, chống các bệnh xã hội.
- Tập trung đẩy nhanh tốc độ xóa đói, giảm nghèo, chống tái nghèo. Nâng cao dân trí, thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, khắc phục tâm lý ỷ lại, thụ động và tự ti của người nghèo trong việc thực hiện các dự án và chính sách xóa đói giảm nghèo, nhất là ở miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách, biện pháp trợ giúp phát triển kinh tế và tiếp cận các dịch vụ xã hội cho người nghèo, chính sách đặc thù với người dân tộc thiểu số, các địa phương miền núi. Thực hiện tốt các chính sách đối với người có cơng, bảo trợ và phịng chống tệ nạn xã hội.
- Đẩy mạnh thực hiện chính sách khuyến khích phát triển và hoàn thiện mạng lưới đào tạo nghề cho người lao động nhằm nâng cao tỷ lệ lao động đã qua đào tạo. Xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động kết nối toàn quốc để người lao động và doanh nghiệp nắm bắt thông tin nhu cầu việc làm, thông tin về lao động cả trong và ngoài nước, tạo nhiều cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho lao động.
- Huy động mọi nguồn vốn hội để nâng cấp, cải tạo, xây dựng các khu chung cư, khu tập thể, tạo điều kiện cho người thu nhập thấp ở thành phố có nhà ở. Đồng thời đẩy nhanh và hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ hộ nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát ở những địa bàn miền núi, vùng dân tộc cịn nhiều khó khăn.
- Thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, đảm bảo gia tăng dân số ổn định với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Nắm vững tình hình dân số và thực hiện tốt cơng tác tuyên truyền, vận động về dân số và sức khỏe sinh sản tại các xã vùng núi, vùng sâu, vùng xa và vùng dân tộc thiểu số có trình độ dân trí thấp.
3.2.1.3. Giải pháp kết nối liên vùng và hợp tác quốc tế
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình hợp tác đã được ký kết giữa tỉnh Bắc Giang với các địa phương khác để khai thác có hiệu quả các lợi thế phát triển KT- XH, tạo cở sở liên kết vùng nhằm tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Đẩy mạnh hợp tác liên kết để phát triển giữa Bắc Giang với các tỉnh trên tất cả các lĩnh vực như xây dựng các cơng trình liên tỉnh, quy mơ vùng về giao thơng, du lịch, đô thị…; thực hiện tốt các chương trình vận động, xúc tiến đầu tư, phát triển thương mại, du lịch, tạo lập thị trường; trao đổi kinh nghiệm trong quản lý, điều hành. Mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu; tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế tại Việt Nam; xúc tiến thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị với các đối tác, doanh nghiệp nước ngoài.
Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, du lịch và các hoạt động văn hóa đối ngoại của địa phương.