Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh bắc giang (Trang 62 - 69)

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bắc Giang

2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

2.1.2.1. Địa chất – địa hình

Bắc Giang là tỉnh miền núi có cấu tạo địa chất ít phức tạp và tương đối thuần nhất. Trên mặt cắt địa chất kéo dài từ khu vực hồ Cấm Sơn về qua Sơn Động, từ độ sâu 1 km trở lên phân bố chủ yếu là các đất đá trầm tích (sét kết, bột kết, cát kết, cuội sạn kết...) được lắng đọng từ khoảng 200 triệu năm trở lại đây. Các đất đá cổ hơn phân bố ở các độ sâu lớn và lộ ra ở vùng rìa phía Bắc của tỉnh (huyện Yên Thế) và phía Nam (giáp với Quảng Ninh). Các đất đá trẻ nhất được hình thành trong kỷ Đệ tứ, phân bố dọc các sông suối.

Lịch sử phát triển đa dạng và tương đối phức tạp của địa chất kiến tạo cùng sự tác động qua lại của các quá trình ngoại sinh đã tạo nên những nét riêng biệt của địa hình tỉnh Bắc Giang. Dựa vào độ cao, có thể chia địa hình tồn tỉnh thành 3 vùng:

- Vùng miền núi và núi cao: Tập trung chủ yếu ở các huyện Sơn Động, Lục Ngạn và một phần các huyện Lục Nam, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng, Lạng Giang. Đây là vùng núi vừa và núi cao, địa hình chia cắt mạnh, phức tạp, chênh lệch về độ cao lớn, tiếp giáp với đỉnh Yên Tử của tỉnh Quảng Ninh và vùng núi cao tỉnh Lạng Sơn. Độ cao trung bình ở vùng địa hình này 300 – 400 m so với mực nước biển, độ dốc phần lớn trên 25Ơ. Diện tích vùng địa hình này khoảng hơn 198.246,73 ha, chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 50,9% tổng diện tích tự nhiên, là vùng địa hình dễ hình thành các trang trại lâm nghiệp nhưng lại khó hình thành các vùng chun canh nơng nghiệp quy mô lớn. Nhiều vùng đất đai rất tốt, nhất là ở các khu vực còn rừng tự nhiên, rất thuận lợi phát triển lâm nghiệp. Một vài khu vực có tiềm năng phát triển cây ăn quả, cây cơng nghiệp như: Vải thiều, cam, chanh, na, hồng, chè, đậu tương, lạc....

- Vùng trung du và núi thấp: Diện tích khoảng 107.768,47 ha, chiếm 27,7% diện tích tự nhiên, phân bố ở nhiều huyện, trong đó tập trung ở huyện Hiệp Hồ, Việt n, n Thế, Lục Nam và một phần ở huyện Tân Yên, n Dũng, Lạng Giang. Đây là vùng có địa hình lượn sóng, dạng đồi bát úp, độ chia cắt trung bình. Độ cao bình quân so với mặt biển từ 80 - 120 m, độ dốc từ 8O – 15O. Đây là vùng thuận lợi cho lâm nghiệp và trồng trọt nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm và thuỷ sản nước ngọt.

- Vùng đồng bằng: Có diện tích hơn 83.533,1 ha, chiếm 21,4% diện tích tự nhiên, phân bố ở thành phố Bắc Giang, huyện Việt Yên, Yên Dũng và một phần của Lạng Giang. Địa hình tương đối bằng phẳng, trừ một vài nơi trũng thấp ở huyện Yên Dũng. Độ cao bình quân so với mặt nước biển từ 15 - 25 m. Đất đai tương đối phì nhiêu thuận lợi cho việc trồng các loại cây lương thực và hoa màu, phát triển chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm và nuôi trồng thủy sản.

Như vậy, địa hình tỉnh Bắc Giang có nhiều thuận lợi để phát triển cơ cấu kinh tế tương đối hồn thiện, đặc biệt là hoạt động nơng – lâm nghiệp kết hợp với cơ cấu cây trồng, vật ni đa dạng và có giá trị kinh tế. Tạo nguồn cung ứng cơ bản về lương thực, thực phẩm cho dân cư, là những cơ sở nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến, cơ sở để tổ chức lãnh thổ kinh tế… Tuy nhiên, khu vực đồi núi còn tồn tại rất nhiều hạn chế, đặc biệt là vào mùa mưa lũ nên đã gây nhiều trở ngại trong hoạt động sản xuất, đời sống và nâng cao CLCS dân cư trên địa bàn tỉnh.

2.1.2.2. Đất đai

Bắc Giang có diện tích tự nhiên là 389.548,3 ha chiếm 1,16% diện tích đất cả nước. Diện tích đất nơng, lâm nghiệp có 293.784,8 ha, diện tích đất phi nơng nghiệp là 79.634,6 ha, còn lại là đất chưa sử dụng (Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, 2017). Nguồn tài ngun đất được chia làm 6 nhóm đất chính như sau:

- Nhóm đất phù sa: Diện tích khoảng 51.246 ha, chiếm 13,16% diện tích tự nhiên. Loại đất này được bồi tụ bởi phù sa sông, phân bố chủ yếu ở vùng địa hình bằng phẳng ven các con sơng. Đây là nhóm đất có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, thích hợp với các loại cây nơng nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng ngắn ngày.

- Nhóm đất bạc màu: Diện tích khoảng 43.897 ha, chiếm 11,3% diện tích tự nhiên, là loại đất bạc màu trên các bậc thềm phù sa cổ, tập trung nhiều ở các huyện: Việt Yên, Tân n, Hiệp Hịa. Đây là nhóm đất nghèo đạm, lâm, giàu ka-li, nhưng khá tơi, xốp, thốt nước tốt, thích hợp với các loại cây lấy củ, hạt như: Khoai tây, khoai lang, đậu và các loại cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Diện tích khoảng 6.946 ha, chiếm 1,78% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố chủ yếu ở các thung lũng nhỏ, kẹp giữa các dãy núi. Đây là loại đất được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng đọng của tất cả các loại đất nên thường có độ phì khá cao, rất thích hợp với các loại cây trồng như: Ngơ, đậu, lạc và một số cây công nghiệp ngắn ngày.

- Nhóm đất đỏ vàng: Diện tích khoảng 242.877 ha, lớn nhất, chiếm 62,3% diện tích tự nhiên, lớn nhất trong các nhóm đất ở Bắc Giang. Loại đất này thường có màu nâu đỏ, đỏ nâu, đỏ vàng phụ thuộc vào đá gốc, q trình phong hóa và q trình tích lũy hữu cơ. Phân bố ở hầu hết các huyện thuộc vùng núi và trung du của tỉnh.

- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Diện tích 1.508 ha, chiếm 0,4% diện tích tự nhiên, phân bố ở các ngọn núi cao giáp dãy núi Yên Tử và giáp tỉnh Thái Nguyên.

- Nhóm đất xói mịn: Diện tích khoảng 19.809 ha, chiếm 5,1% diện tích tự nhiên. Loại đất này có tầng đất mỏng, độ phì kém, khó khăn cho sản xuất nơng nghiệp.

Ngồi ra, trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.568,46 ha núi đá, bằng 0,4% diện tích tự nhiên; khoảng 21.796,84 ha đất ao, hồ, chiếm khoảng 5,6%.

Về cơ cấu sử dụng đất, trong giai đoạn vừa qua việc sử dụng đất tự nhiên của tỉnh có sự thay đổi đáng kể. Trong đó:

Đất nơng nghiệp: Chiếm diện tích lớn nhất, tổng diện tích khoảng 302.158,7 ha,

chiếm 77,57% diện tích tự nhiên, tăng thêm 42.622,96 ha so với năm 2005. Bình quân diện tích đất nơng nghiệp theo đầu người cũng liên tục tăng lên nhưng còn chậm, năm 2010 là 0,16 ha/người và đến năm 2016 là 0,18 ha/người.

Đất phi nơng nghiệp: Có diện tích khoảng 79.634,6 ha, chiếm 20,44% diện tích

tự nhiên của tồn tỉnh, do chuyển đổi mục đích sử dụng nên diện tích này giảm đi đáng kể. Trong đó đất ở chiếm dện tích nhỏ, khoảng 23,2% diện tích đất phi nơng nghiệp và 4,73% diện tích tự nhiên. Đất ở đơ thị chiếm 0,35% và đất ở nơng thơn chiếm 4,38%

diện tích đất tự nhiên. Năm 2016, mức bình quân đất ở của tỉnh Bắc Giang cao hơn mức trung bình của cả nước.

2010 2016

Biểu đồ 2.1. Quy mô và cơ cấu sử dụng đất tỉnh Bắc Giang, năm 2010 và 2016

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, 2011 - 2017)

Đất chưa sử dụng: Có diện tích khá lớn, khoảng 7.755 ha, chiếm 1,99% diện tích

tự nhiên. Đây chủ yếu là đất ở những khu vực có độ dốc lớn, tầng đất mỏng, dễ bị xói mịn rửa trơi khi mưa lớn, ln tiềm ẩn nguy cơ thối hóa mạnh nếu việc quản lý và sử dụng không hợp lý, đặc biệt là ở những vùng có trình độ canh tác lạc hậu. Loại đất này cần có nhiều giải pháp bảo vệ và cải tạo để có hiệu quả cao hơn.

Như vậy, tiềm năng đất đai có nhiều thuận lợi để tỉnh Bắc Giang quy hoạch chiến lược phát triển KT-XH. Đặc biệt, diện tích đất đồi núi chưa sử dụng là một tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư kinh doanh liên kết để trồng rừng và cây dược liệu, phát triển chế biến lâm sản, tạo giá trị kinh tế bền vững, góp phần quan trọng vào nâng cao CLCS cho nhân dân các địa phương.

2.1.2.3. Khí hậu

Là tỉnh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và mang đặc điểm chung của tiểu vùng khí hậu Đơng Bắc với 4 mùa rõ rệt.

Biên độ nhiệt độ trung bình năm tương đối ổn định. Nhiệt độ trung bình năm là 24,5OC (2016), khá thích hợp cho cây lúa, ngô, khoai lang, lạc, đậu tương, sắn… và thích hợp với phần lớn các loại gia súc, gia cầm. Chế độ chiếu sáng tương đối thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh với số giờ nắng trung bình năm là 1.449 giờ.

71.2 % 24 % 4.8 % 77.6 % 20.4 % 2 % 384.395 ha

Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng

389.548 ha

Độ ẩm trung bình đạt trên 82%, trong đó các tháng mùa đơng là từ 74% - 81%, các tháng mùa hạ có thể lên tới 90%. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.355 mm, mưa nhiều trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 9.

Bắc Giang chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Nam về mùa hè, nằm lọt trong hai cánh cung núi nên là trung tâm đón gió mùa Đơng Bắc về mùa đơng. Đặc biệt, nhờ có mưa phùn do gió mùa Đơng Bắc nên thời tiết có thời kì ấm và ẩm, giảm bớt sự khơ hạn khắc nghiệt cuối mùa đơng. Do nằm trong tiểu vùng khí hậu Đơng Bắc nên cũng thường chịu ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới. Bão gây mưa lớn trên diện rộng, tập trung vào từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm, gây nhiều khó khăn đối với sản xuất và đời sống dân cư. Ngoài ra, khu vực thung lũng khuất gió thuộc huyện Sơn Động bị hiện tượng phơn, khô hạn khắc nghiệt trong một khoảng thời gian ngắn vào mùa đông là trở ngại không nhỏ cho sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Như vậy về khí hậu, tỉnh Bắc Giang nhận được thuận lợi nhiều hơn thách thức. Tuy nhiên, trước tình hình biến đổi khí hậu hiện nay, với mùa đơng lạnh có hiện tượng nồm ẩm, lượng mưa phân bố khơng đều, mưa nhiều gắn với địa hình chủ yếu là đồi núi, bão và áp thấp nhiệt đới cùng với nhiều bất ổn về điều kiện thời tiết đã gây ra trở ngại lớn cho việc khai thác các nguồn lực trong phát triển kinh tế. Vì thế, để nâng cao CLCS dân cư thì tỉnh Bắc Giang cũng cần phải có nhiều giải pháp để khắc phục.

2.1.2.4. Nguồn nước

Nguồn nước mặt: Có 3 con sơng lớn chảy qua địa bàn tỉnh là sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam với tổng chiều dài là 347 km, lưu lượng khoảng 160 tỷ m3 và có nước quanh năm, mật độ sơng suối khoảng 1 km/km2. Trong đó:

- Sơng Cầu có chiều dài 290 km, đoạn chảy qua địa phận Bắc Giang có chiều dài 101 km. Lưu lượng nước sông Cầu hàng năm khoảng 4,2 tỷ m3. Hiện nay đã có hệ thống thủy nông trên sông Cầu phục vụ nước tưới cho các huyện Tân Yên, Việt Yên, Hiệp Hòa, một phần thành phố Bắc Giang và huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

- Sông Lục Nam có chiều dài hơn 175 km, đoạn chảy qua địa phận tỉnh Bắc Giang khoảng 150 km. Lưu lượng nước hàng năm khoảng 1,86 tỷ m3. Hiện tại trên hệ thống sông Lục Nam đã xây dựng 170 cơng trình thủy lợi, chủ yếu là hồ, đập để phục vụ nước tưới vào mùa khô cho các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam.

- Sơng Thương có chiều dài 87 km, lưu lượng nước hàng năm khoảng 1,46 tỷ m3. Trên sông Thương đã xây dựng hệ thống thủy nông Cầu Sơn phục vụ nước tưới cho huyện Lạng Giang, một phần huyện Lục Nam, Yên Dũng và Tp. Bắc Giang.

- Hệ thống ao, hồ, đầm trên tồn tỉnh có tổng diện tích khoảng 16.300 ha. Có khoảng 70 hồ chứa nước với diện tích hơn 5.000 ha. Các hồ có diện tích và trữ lượng nước khá lớn như hồ Cấm Sơn với trữ lượng nước khoảng 307 triệu m3, hồ Suối Nứa với trữ lượng nước khoảng 6,27 triệu m3,…

Nguồn nước ngầm cũng khá phong phú, có ở nhiều nơi nhưng phụ thuộc vào địa hình của từng khu vực mà độ nơng sâu có khác nhau, trữ lượng dự báo trên 900 nghìn m3/ngày đêm, trong đó trữ lượng tĩnh gần 300 nghìn m3/ngày đêm. Nước dưới đất chủ yếu được chứa trong tầng chứa nước khe nứt trong hệ tầng mẫu sơn, chất lượng khá tốt, dùng được trong sinh hoạt và làm nước tưới trong nông nghiệp. Tuy nhiên lượng nước ngầm phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ở một số huyện trung du như Lạng Giang, Tân Yên, Hiệp Hòa, Việt Yên, Yên Dũng.

Nguồn tài nguyên nước phong phú là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải nội địa, tưới tiêu cho nông nghiệp, nguồn nước cho công nghiệp, du lịch và cho sinh hoạt của nhân dân. Việc cung cấp đủ nước cho nơng nghiệp để có năng suất cao, chất lượng tốt, khẳng định nguồn nước đóng vai trị đặc biệt quan trọng với hiệu quả, năng suất cây trồng vật ni, góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, tạo ra giá trị kinh tế làm nền tảng nâng cao CLCS dân cư.

Tuy nhiên, chế độ thuỷ văn có ảnh hưởng tới thổ nhưỡng chủ yếu thông qua tác động của nước chảy, nước ngầm và nước đọng. Nước chảy làm xói mịn mạnh mẽ đất đai, đặc biệt là vùng đồi núi nếu khơng có lớp phủ thực vật. Dịng nước ngầm khi thấm sâu lại rửa trôi các chất dinh dưỡng xuống các tầng đất theo thời gian làm đất bạc màu. Đây cũng là những khó khăn mà tỉnh cần quan tâm để khai thác và sử dụng hiệu quả nhằm phát triển kinh tế, nâng cao CLCS dân cư trong thời gian tới.

2.1.2.5. Sinh vật

Với đặc trưng của tiểu vùng khí hậu Đơng Bắc trên nền chung là nóng ẩm mưa nhiều cùng với sự phân hóa địa hình và đất đai nên tài ngun sinh vật của tỉnh Bắc Giang phát triển khá phong phú về thành phần loài cũng như đa dạng về các kiểu hệ

sinh thái, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của từng tiểu vùng và có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự phát triển KT-XH của tỉnh, đặc biệt là tài nguyên rừng.

Đến năm 2016, Bắc Giang có 145.835,8 ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó rừng tự nhiên là 66.327,8 ha, rừng trồng là 79.508 ha với độ che phủ đạt 37,44% diện tích tự nhiên tồn tỉnh. Nếu phân theo loại rừng thì rừng sản xuất là 110.080,2 ha, rừng phịng hộ là 22.569,1 ha, rừng đặc dụng là 13.186,5 ha. Đặc biệt, thảm thực vật nguyên sinh ở Bắc Giang hầu như khơng cịn, rừng giàu thứ sinh chỉ cịn ở vùng núi Tây Yên Tử và huyện Yên Thế. Tổng trữ lượng gỗ hơn 5.150.784 m3, trong đó trữ lượng của rừng tự nhiên là 2.913.587m3 gỗ và của rừng trồng là 2.237.197 m3 gỗ. Tổng số lượng cây tre nứa là 2,05 triệu cây. Tỉnh cịn có gần 6.563,9 ha đất đồi núi chưa có rừng có thể phát triển lâm nghiệp. Về động vật, Bắc Giang là một tỉnh vừa có núi rừng, vừa có trung du và đồng bằng, địa hình phức tạp, thảm thực vật phong phú và đa dạng, đây là những yếu tố tạo hệ động vật phong phú và có giá trị cao, nhiều lồi nằm trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới.

Tài nguyên sinh vật, đặc biệt là tài nguyên rừng là cơ sở để phát triển lâm nghiệp với nguồn nguyên liệu gỗ công nghiệp, đặc sản và dược liệu lớn. Ngoài tác dụng tàn che, cung cấp gỗ, củi, dược liệu, nguồn sinh thuỷ, rừng Bắc Giang với hệ sinh thái nguyên sinh phong phú cịn gắn với sơng, suối, hồ đập... tạo cảnh quan, môi sinh đẹp để phát triển du lịch, đem lại nguồn thu đáng kể cho GRDP. Diện tích rừng tập trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh bắc giang (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)