Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cuộc sống dân cư vận dụng cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh bắc giang (Trang 33 - 37)

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cuộc sống dân cư vận dụng cho

1.1.4.1. Nhóm chỉ tiêu về kinh tế

* GRDP/người và thu nhập bình quân đầu người

- GRDP/người là tương quan giữa quy mô GRDP (giá thực tế) với dân số trung bình cùng thời điểm nghiên cứu. GRDP/người có thể được tính bằng tiền nội địa và ngoại tệ (thường là USD) theo tỉ giá hối đoái thực tế - PPP. GRDP/người là chỉ tiêu quan trọng dùng để so sánh, đánh giá trình độ phát triển kinh tế và mức sống dân cư giữa các tỉnh, thành phố tương đương trong cả nước và các vùng.

- Thu nhập bình qn đầu người (TNBQĐN): Là mức trả cơng lao động mà người lao động nhận được trong khoảng thời gian nhất định (tháng hoặc năm) và được tính bằng VNĐ/tháng hoặc VNĐ/năm (TCTK Việt Nam, 2017).

- Thu nhập bình qn của hộ gia đình: Là tồn bộ tiền và giá trị hiện vật (đã trừ chi phí và thuế sản xuất) mà hộ và thành viên của hộ nhận được trong một khoảng thời gian nhất định (một năm), từ các nguồn: Tiền công, tiền lương; hoạt động sản xuất nông – lâm – thuỷ sản; hoạt động sản xuất các ngành nghề; các nguồn thu khác khơng bị pháp luật ngăn cấm. Theo tính tốn của các nhà kinh tế và dân số, để đảm bảo mức sống vật chất, khi tốc độ tăng dân số là 1,0% thì tốc độ tăng GDP phải đạt 4,0%, trong đó tốc độ tăng GDP/người = tốc độ tăng GDP – tốc độ tăng dân số.

TNBQĐN có sự phân hóa giữa thành thị và nơng thơn, giữa các vùng, các tỉnh và trong nội bộ từng tỉnh. Ở nước ta, TNBQĐN được chia thành nhiều bậc, giữa bậc cao nhất và bậc thấp nhất có khoảng cách ngày càng lớn. Đây là căn cứ quan trọng để đưa ra chuẩn nghèo và xác định tỉ lệ hộ nghèo.

* Nghèo, chuẩn nghèo và tỉ lệ hộ nghèo

- Nghèo: Có nhiều quan niệm khác nhau về nghèo được các nhà nghiên cứu quan

tâm và đưa ra do khơng có một chuẩn mực chung cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Nghèo đói được chia thành hai dạng: Nghèo về thu nhập (nghèo tuyệt đối) và nghèo về con người (nghèo tương đối). Chỉ số nghèo về con người là tình trạng thiếu thốn ở ba khía cạnh của cuộc sống: Mức sống (thu nhập), tuổi thọ và kiến thức. Các chỉ số này được hình thành bởi bốn tiêu chí: GDP/người (tính theo PPP), tuổi thọ, tình trạng mù chữ của người lớn và tổng tỉ lệ nhập học. Ngưỡng nghèo chung theo WB đối với các nước có thu nhập thấp là dưới 1 USD/người/ngày, đối với các nước có thu nhập trung bình thấp là dưới 2 USD/người/ngày.

- Chuẩn nghèo: Là mức thu nhập (hoặc chi tiêu) bình quân đầu người được dùng

làm tiêu chuẩn để xác định người nghèo hoặc hộ nghèo. Những người hoặc hộ có thu nhập và chi tiêu bình quân thấp hơn chuẩn nghèo được coi là người nghèo hoặc hộ nghèo (phụ lục 2).

+ Chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm: Được xác định bằng giá trị của một rổ hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu đảm bảo khẩu phần ăn duy trì với nhiệt lượng tiêu dùng một người một ngày là 2.100 Kcal.

+ Chuẩn nghèo chung: Được xác định bằng chuẩn nghèo lương thực, thực phẩm cộng với mức chi tối thiểu cho các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm, gồm nhà ở, quần áo, đồ dùng gia đình, học tập, văn hóa giải trí, y tế, đi lại, thơng tin liên lạc,…

- Tỉ lệ hộ nghèo: Là phần trăm giữa số người hoặc số hộ có mức thu nhập hoặc

chi tiêu bình quân thấp hơn chuẩn nghèo trong tổng số người hoặc số hộ được nghiên cứu cùng thời điểm.

Do có sự thay đổi về chuẩn nghèo qua các giai đoạn nên tỷ lệ hộ nghèo cũng thay đổi, vì vậy khi đánh giá tỉ lệ này cần chú ý đến sự thay đổi của chuẩn nghèo.

1.1.4.2. Nhóm chỉ tiêu về giáo dục

Chỉ số về giáo dục là thước đo trình độ văn hố và dân trí, phản ánh mức độ phát triển và mức độ hưởng thụ dịch vụ giáo dục, là chỉ tiêu cơ bản thể hiện CLCS dân cư. Ở hầu hết các quốc gia, giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu, là nhiệm vụ trọng tâm và cơ bản để nâng cao CLCS dân cư. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm:

- Tỉ lệ người lớn biết chữ (15 tuổi trở lên): Là tỉ lệ phần trăm giữa số người từ 15

tuổi trở lên biết đọc, hiểu và viết (phải đọc, hiểu và viết được một câu ngắn, đơn giản về cuộc sống hàng ngày) so với tổng số dân.

- Tỉ lệ nhập học tổng hợp: Là tỉ lệ phần trăm giữa số học sinh ở tất cả các bậc học (từ tiểu học đến THPT) so với tổng số dân trong độ tuổi đi học.

- Tỉ lệ học sinh trung học phổ thông/tổng số học sinh: Là tương quan giữa số HS

bậc THPT so với tổng số HS. Chỉ số này phản ánh chất lượng giáo dục và liên quan chặt chẽ tới mức thu nhập, mức sống của người dân. Chỉ số này phản ánh rõ nét chất lượng giáo dục của từng địa phương.

- Chi tiêu cho giáo dục/1 học sinh: Là tương quan giữa tổng số ngân sách dành

cho giáo dục so với tổng số HS đi học trong cùng thời điểm. Chỉ số này phản ánh được mức độ quan tâm của nhà nước đến giáo dục, phản ánh chất lượng giáo dục.

1.1.4.3. Nhóm chỉ tiêu về y tế và chăm sóc sức khoẻ

Hoạt động y tế và CSSK còn tác động lớn đến mức gia tăng tự nhiên của dân số thể hiện qua mức sinh và mức tử, từ đó làm ảnh hưởng đến mức tăng trưởng và phát triển kinh tế. Dịch vụ y tế tốt là cơ sở để đảm bảo cho người dân có một cuộc sống khoẻ mạnh và kéo dài tuổi thọ. Mặt khác, nó cũng làm tăng chất lượng nguồn lao động, mang lại năng suất lao động cao từ đó nâng cao CLCS dân cư. Các tiêu chí đều được ghi trong niên giám thống kê của cả nước và các tỉnh, thành. Bao gồm:

- Tuổi thọ trung bình (cịn gọi là triển vọng sống): Là số năm bình quân của một

người mới sinh ra có khả năng sống được trong suốt cuộc đời. Tuổi thọ trung bình được thống kê theo cả nước, từng vùng và từng tỉnh. Chỉ số này giúp chúng ta đánh giá được trình độ phát triển kinh tế, điều kiện bảo vệ và CSSK ở từng địa phương.

- Số cán bộ y tế, số giường bệnh/1 vạn dân: Là tương quan giữa số cán bộ y tế

(bác sĩ, y sĩ, y tá) và số giường bệnh so với số dân trong cùng một thời điểm. Trong đó, tiêu chí bác sĩ/1 vạn dân đóng vai trị quan trọng. Chỉ số này càng cao chứng tỏ cơ sở hạ tầng y tế, chất lượng y tế của địa phương càng tốt.

- Chi tiêu y tế/1 người dân: Là tương quan giữa ngân sách dành cho y tế so với

số dân trong cùng một thời điểm. Tiêu chí này phụ thuộc rất lớn vào trình độ phát triển kinh tế và chính sách xã hội của địa phương. Chỉ số này càng cao càng chứng tỏ chất lượng y tế, các dịch vụ y tế và CSSK cho người dân địa phương càng tốt.

1.1.4.4. Nhóm chỉ tiêu về điều kiện nhà ở, sử dụng điện, nước sinh hoạt và VSMT

Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh những nhu cầu thiết yếu của con người trong cuộc sống, nó thể hiện rất rõ nét mức thu nhập và mức sống của dân cư, thông qua đó phản ánh đầy đủ hơn về CLCS.

- Điều kiện nhà ở: Cha ơng ta có câu “An cư lạc nghiệp”, do đó nhà ở là tiêu chí

thể hiện được sự ổn định của cuộc sống, phản ánh CLCS dân cư. Khi đánh giá về điều kiện nhà ở ta dựa trên tiêu chí về diện tích và chất lượng nhà. Diện tích được tính bằng m2/người, chất lượng được đánh giá bằng tính chất kiên cố của ngơi nhà. Tiêu chí chất lượng cho phép ta chia nhà ở thành bốn loại: Nhà kiên cố, nhà bán kiên cố, nhà ở thiếu kiên cố và nhà tạm.

- Điều kiện sử dụng điện sinh hoạt: Nhu cầu và mức tiêu thụ điện phản ánh trình

độ phát triển KT-XH và mức sống dân cư của mỗi địa phương, mỗi vùng, mỗi quốc gia. Nơi nào càng phát triển thì nhu cầu và mức tiêu thụ điện càng lớn. Do vậy, đây là tiêu chí đánh giá rất sát về CLCS dân cư. Một số tiêu chí được sử dụng phổ biến trong tài liệu thống kê gồm: Tỉ lệ các xã có điện, tỉ lệ hộ dân sử dụng điện…

- Điều kiện sử dụng nước sạch: Sử dụng nước sạch luôn là nhu cầu cơ bản và

bức thiết của con người, đặc biệt là khi các vấn đề môi trường hiện nay trở thành vấn đề mang tính tồn cầu, được cả nhân loại quan tâm. Tiêu chí cụ thể để xem xét và đánh giá CLCS dân cư là tỉ lệ người dân được sử dụng nguồn nước sạch (nước máy, nước ngầm, nước khai thác lộ thiên đã qua xử lý an toàn…).

- Điều kiện vệ sinh môi trường: Khi đời sống của con người được nâng cao, vấn

đề vệ sinh môi trường càng được quan tâm tốt hơn. Đánh giá chất lượng vệ sinh môi trường sống thông qua tiêu chí: Tỉ lệ hộ gia đình có nhà vệ sinh tự hoại và bán tự hoại, tỉ lệ rác thải được thu gom và xử lý, hệ thống thoát nước thải sinh hoạt…

Ngoài ra, mức hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần thể hiện qua hệ thống thư viện, rạp phim, khu vui chơi giải trí, trung tâm sinh hoạt cộng đồng, tổ chức và tham gia các lễ hội truyền thống, sử dụng hệ thống thông tin liên lạc và viễn thông… cũng được quan tâm xem xét khi đánh giá CLCS dân cư trong điều kiện KHKT và công nghệ hiện đại phát triển mạnh mẽ như hiện nay. CLCS được đảm bảo bởi những nguồn lực cần thiết cho nhu cầu thiết yếu của con người, con người phải được sống trong môi

trường tự nhiên trong lành, mơi trường xã hội lành mạnh và bình đẳng, khơng bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội, được đáp ứng đầy đủ các điều kiện sống và được hưởng thụ các giá văn hóa tinh thần ở mức tối thiểu. CLCS dân cư vì thế là đặc trưng cơ bản về một xã hội văn minh có trình độ phát triển cao về mọi mặt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh bắc giang (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)