Mức hưởng thụ các giá trị văn hóa, tinh thần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh bắc giang (Trang 123 - 127)

2.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bắc Giang

2.2.5. Mức hưởng thụ các giá trị văn hóa, tinh thần

Trong xã hội hiện đại, khái niệm CLCS thường được đồng nhất với quan niệm thoải mái tối ưu. Trong đó, mối quan tâm chính của việc nâng CLCS là tạo ra một trạng thái thoải mái cả về vật chất lẫn tinh thần, là tăng cường thời gian nghỉ ngơi. Sự tối ưu hóa mức độ thoải mái được thể hiện trong sự đa dạng hóa các sản phẩm tiêu dùng mà mỗi cộng đồng xã hội, mỗi gia đình hay mỗi cá nhân có được. Đó có thể là sự an tồn thể chất cá nhân, sự công bằng trong khuôn khổ pháp luật, an ninh quốc gia được đảm bảo, hạnh phúc về mặt tinh thần, được tham gia các hoạt động vui chơi giải trí thư giãn, được thực hiện quyền tự do cơng dân,… Trong đó, nội dung “an tồn” bao

hàm cả sự an tồn trong một mơi trường tự nhiên trong lành và môi trường xã hội lành mạnh và bình đẳng, khơng bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội, được hưởng thụ đầy đủ các giá trị văn hóa, tinh thần để đảm bảo sự tái tạo tồn diện cả về thể lực và trí lực, thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu của đời sống là những yêu cầu cơ bản về một xã hội văn minh có trình độ phát triển cao về mọi mặt. Vì vậy, khi xem xét về CLCS dân cư, khơng thể khơng nhìn nhận ở góc độ hưởng thụ các giá trị văn hóa, tinh thần. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn tư liệu nên tác giả chỉ dừng lại ở việc phân tích những số liệu chung nhất đã được công bố và một vài thông tin ghi nhận lại các sự kiện văn hóa, thể dục thể thao, phong trào xây dựng nơng thơn mới,… những hoạt động đang góp phần quan trọng trong việc nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân địa phương cũng như nâng cao CLCS dân cư của tỉnh Bắc Giang những năm qua.

Nhìn chung, hoạt động văn hóa - thể dục - thể thao tỉnh Bắc Giang phát triển theo hướng gắn với đời sống KT-XH, góp phần thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, đồng thời tham gia tích cực đóng góp vào tăng trưởng kinh tế địa phương.

Để tiếp tục thực hiện tốt chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, sự nghiệp văn hóa, thơng tin ln được các cấp chính quyền và các địa phương quan tâm phát triển. Cơng tác văn hóa thơng tin, phát thanh truyền hình đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần các tầng lớp nhân dân, tuyên truyền phổ biến chính sách của Đảng và Nhà nước mang lại hiệu quả cao. Thể hiện qua các cuộc vận động: Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa mới, phát triển nhân tố con người, xây dựng văn hóa làng xã, văn hóa cộng đồng, xây dựng nơng thơn mới,…

Cơ sở VCKT của ngành bưu chính viễn thơng phát triển và ngày càng hiện đại. Hệ thống các bưu điện, bưu cục phủ kín tồn tỉnh, từ thành phố đến các trung tâm huyện cũng như các phường, xã. Số thuê bao di động và cố định tăng lên nhanh chóng, năm 2016 tồn tỉnh có 1.472,7 triệu th bao điện thoại, trong đó có 1.442,5 triệu th bao di động. Bình quân đạt 89 thuê bao điện thoại/100 dân, tương ứng là 87/100 với thuê bao di động. Điều này chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong điều kiện cuộc sống của người dân đầy đủ, sung túc hơn thì vấn đề văn hóa thơng

tin sẽ được quan tâm và chú trọng cả về số lượng lẫn chất lượng.

Số thuê bao internet trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh có nhiều biến động, năm 2010 tồn tỉnh có 40,4 triệu thuê bao, đến năm 2016 giảm xuống còn 33,2 triệu thuê bao. Nguyên nhân chính là do sự phát triển mạnh mẽ của các mạng lưới viễn thông với các sản phẩm công nghệ hiện đại, khả năng cung ứng dịch vụ chất lượng cao đến người tiêu dùng thông qua hệ thống cáp quang với đường truyền cực mạnh và ổn định, một thuê bao có thể phục vụ hiệu quả cho nhiều đầu máy di động cũng như cố định làm cho số thuê bao internet giảm đáng kể trong thời gian qua.

Cơ sở vật chất phục vụ cho sự nghiệp phát triển văn hóa, thơng tin truyền thơng ln được quan tâm phát triển. Tồn tỉnh có 11 thư viện, trong đó có 1 thư viện tỉnh, 10 thư viện huyện và thành phố. Tuy nhiên, do sự phát triển của công nghệ thông tin, việc tiếp cận với các nguồn thông tin trở nên thuận tiện hơn nên số lượng thư viện trung tâm chỉ duy trì ở mức đảm bảo quy định, số lượng độc giả giảm mạnh và chủ yếu là những độc giả lớn tuổi vẫn duy trì thói quen đọc sách, một bộ phận nhỏ độc giả có nhu cầu nghiên cứu các tư liệu lưu niên còn đến với các thư viện trung tâm của các huyện và tỉnh. Riêng hệ thống thư viện các trường học vẫn hoạt động hiệu quả với số lượng đầu sách luôn được cập nhật và độc giả ổn định qua các năm.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh cũng khơng cịn duy trì các rạp chiếu phim nhỏ lẻ do hầu hết các hộ gia đình đều có phương tiện truyền thơng (tivi), mỗi thơn, xã và huyện đều có đài phát thanh và cán bộ phụ trách truyền thông địa phương làm việc rất hiệu quả, đảm bảo tốt nhu cầu truyền tải thông tin đến nhân dân. Số chương trình truyền hình cung ứng cho nhu cầu dân cư năm 2016 là 14.900 chương trình với 6.752 giờ phát sóng, bao gồm cả tiếng Việt và tiếng dân tộc. Tại trung tâm tỉnh đã có 3 rạp chiếu phim tư nhân với quy mơ nhỏ và trung bình, phục vụ khá tốt cho nhu cầu thưởng thức và giải trí của người dân Tp. Bắc Giang và các địa phương lân cận.

Số trung tâm văn hóa cấp tỉnh là 4, cấp huyện là 12 và 230 trung tâm văn hóa cấp xã (2016). Ngồi ra, mỗi thơn, làng cũng xây dựng và phát triển nhà văn hóa hoặc trung tâm sinh hoạt cộng đồng phục vụ nhu cầu giao lưu, sinh hoạt văn hóa của nhân dân các địa phương. Nhờ những định hướng thiết thực trong xây dựng các tiêu chí nơng thơn mới của Đảng và Nhà nước, hệ thống các nhà văn hóa và trung tâm sinh

hoạt cộng đồng đã được cải tạo, nâng cấp khang trang và hiện đại, các khu vui chơi giải trí tại trung tâm huyện, tỉnh dược nâng cấp hoặc xây dựng mới, mạng lưới đường giao thông nơng thơn được bê tơng hóa, góp phần to lớn trong việc tuyên truyền, phổ biến đường lối chính sách và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Hoạt động văn hóa nghệ thuật cũng được chú trọng phát triển với mục tiêu duy trì tốt nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng làng xã, thơn bản thông qua các lễ hội truyền thống ở hầu hết các địa phương. Các hoạt động này đã góp phần quan trọng vào cơng tác giáo dục truyền thống, lịng tự hào dân tộc cũng như tri ân cơng đức của tổ tiên, của các danh nhân lịch sử, đồng thời lưu truyền các di sản văn hóa đã được Nhà nước và thế giới công nhận trên địa bàn tỉnh.

Cơng tác xã hội hóa văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao tiếp tục được đẩy mạnh phát triển, nhiều câu lạc bộ được thành lập và hoạt động sôi nổi, thu hút đông đảo quần chúng tham gia. Phong trào rèn luyện sức khỏe thơng qua các câu lạc bộ bóng đá, bóng chuyền, tập dưỡng sinh… ở quy mô, làng, xã, đến quy mô huyện, thành phố được duy trì và phát triển. Các trường học trong tỉnh đều đã xây dựng và duy trì được phong trào, các hội thi nhằm giáo dục toàn diện trí tuệ, thể chất và tinh thần cho HS. Các cụm và KCN cũng quan tâm đến các hoạt động văn hóa và thể thao, có các phịng đọc sách báo, sân chơi giao lưu văn nghệ và sân tập luyện, thi đấu thể thao dành cho công nhân đang lao động và làm việc trong các doanh nghiệp, đảm bảo nhu cầu vui chơi thư giãn, tái sản xuất trí lực và thể lực cho người lao động.

Kết quả đạt được trong năm 2016, tồn tỉnh có 374,1 nghìn hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa (87%) và 54 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 23,5% số xã/phường). Việc đẩy mạnh phát triển và nhân rộng hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa và mơ hình nơng thơn mới đã góp phần quan trọng vào tiến trình phát triển KT-XH ở các địa phương, phản ánh hiệu quả việc nâng cao CLCS cả về vật chất lần tinh thần cho nhân dân.

Đến đây, chúng ta có thể thấy được Bắc Giang là một tỉnh có CLCS dân cư ở mức khá cao, hầu hết các chỉ tiêu đều cao hơn vùng TDMNPB và cả nước như tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ HS THPT/tổng số HS, chi tiêu cho giáo dục, số giường bệnh và số bác sĩ/1 vạn dân, tỉ lệ hộ dân có nhà ở kiên cố, tỉ lệ hộ dân sử dụng điện, tỉ lệ hộ dân sử dụng nước và hố xí hợp vệ sinh. Các chỉ tiêu cịn lại cao hơn vùng TDMNPB

những lại thấp hơn cả nước khá nhiều. Điều này đòi hỏi thời gian tới, việc tăng TNBQĐN/tháng, giảm tỉ lệ hộ nghèo, tăng tuổi thọ, duy trì và cải thiện một vài chỉ số đã đạt được là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng đặt ra nhằm nâng cao mọi mặt về CLCS dân cư của cho tỉnh Bắc Giang.

Bảng 2.14. So sánh một số chỉ tiêu chất lượng cuộc sống dân cư của tỉnh Bắc Giang với vùng TDMNPB và cả nước, năm 2016

STT Chỉ tiêu so sánh Bắc Giang

Vùng

TDMNPB Cả nước

1 GDP/người và GRDP/người (triệu đồng) 38,6 42,6 48,6

2 TNBQĐN/tháng (nghìn đồng) 2.627 1.963 3.049

3 Tỉ lệ hộ nghèo (%) 11,8 13,8 5,8

4 Tuổi thọ trung bình (tuổi) 73,3 70,9 73,4

5 Tỉ lệ người lớn biết chữ (%) 97,9 90,0 95,0

6 Tỉ lệ học sinh THPT/tổng số học sinh (%) 17,6 13,8 16,0 7 Chi tiêu giáo dục/1 HS/năm (nghìn đồng) 5.519 3.011 4.963 8 Số giường bệnh/1 vạn dân (giường) 30,9 37,5 26,8

9 Số bác sĩ/1 vạn dân (người) 9,7 8,7 8,4

10 Chi tiêu y tế/người/năm (nghìn đồng) 2.972,4 2.513,8 2.651,3 11 Tỉ lệ hộ dân có nhà ở kiên cố (%) 83,5 49,0 49,7 12 Tỉ lệ hộ dân sử dụng điện lưới (%) 100,0 94,2 98,8 13 Tỉ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh (%) 100,0 81,3 93,4 14 Tỉ lệ hộ dân sử dụng hố xí hợp vệ sinh (%) 99,7 67,6 83,3

(Xử lý từ nguồn TCTK Việt Nam và Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, 2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh bắc giang (Trang 123 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)