3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bắc Giang
3.2.6. Một số giải pháp khác
Tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội, nâng cao trình độ nhận thức và văn hóa, tăng cường vị thế xã hội của người phụ nữ, đảm bảo bình đẳng về giới và phịng chống bạo lực gia đình.
Huy động các tổ chức đoàn thể, phát động phong trào quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc. Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển KT-XH với bảo đảm an ninh, quốc phòng, đảm bảo trật tự và an tồn xã hội ở các địa bàn đơng dân cư. Phát huy nội lực, quyền tự chủ và khả năng sáng tạo của nhân dân trong xây dựng, lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp nâng cao đời sống dân cư.
Tiếp tục triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, những đối tượng dân cư có trình độ dân trí thấp nhằm đảm bảo cơng bằng xã hội.
Nâng cấp đường giao thông, đảm bảo thông thương giữa các huyện, thị trong tỉnh và với các địa phương khác, đặc biệt tạo thuận lợi cho việc thông thương mặt hàng đặc sản là trái cây (vải thiều) vào mùa thu hoạch, đảm bảo chất lượng, tăng giá trị, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Cải tạo hoàn chỉnh hệ thống thuỷ lợi theo hướng kiên cố hóa nhằm tiết kiệm nước và cơ bản chủ động tưới tiêu cho nông nghiệp.
Xây dựng hạ tầng thương mại, du lịch, hệ thống siêu thị, cửa hàng; đồng thời nâng cấp chợ nông thôn phục vụ phát triển thương mại; nâng cấp các tuyến đường vào điểm du lịch để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của nhân dân.
Chú trọng các cơng tác và có các giải pháp hỗ trợ người dân trong việc khắc phục hậu quả sau thiên tai, đặc biệt là dân cư nghèo ở vùng núi và vùng dân tộc thiểu số ít có điều kiện vươn lên sau những sự cố thiên tai khắc nghiệt.
Tiểu kết Chương 3
Trên cơ sở phân tích thực trạng bức tranh phân hóa CLCS dân cư tỉnh Bắc Giang, kế thừa một số nội dung trong định hướn và giải pháp trong các quy hoạch phát triển KT-XH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, tác giả đã đề xuất một số giải pháp cụ thể để nâng cao CLCS dân cư tỉnh Bắc Giang trong thời gian tới. Trong đó tập trung vào một số nhóm giải pháp chủ yếu về kinh tế, giáo dục, y tế và CSSK nhằm khắc phục sự phân hóa về đời sống KT-XH giữa các khu vực, các địa phương và dân tộc trên địa bàn tỉnh. Trong đó nhóm giải pháp về kinh tế đóng vai trò trọng yếu, đảm bảo kinh tế là cơ sở đảm bảo cho việc thực hiện tất cả các mục tiêu còn lại trong việc nâng cao CLCS dân cư. Vấn đề quan trọng đặt ra là các giải pháp này phải được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất trong tồn tỉnh, phải có sự gắn kết chặt chẽ với vùng và cả nước để đạt hiệu quả cao nhất.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận:
CLCS tăng cao, đời sống chính trị, xã hội ổn định là thước đo cho sự phát triển của đất nước. Do vậy, phấn đấu để nâng cao CLCS dân cư cả về mặt vật chất và tinh thần của người dân Việt Nam nói chung và người dân Bắc Giang nói riêng là một vấn đề cấp bách. Để có thể đánh giá CLCS dân cư của của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa phương người ta thường dựa vào các chỉ tiêu quan trọng: Nhóm chỉ tiêu về kinh tế (GRDP/người; TNBQĐN/tháng; tỉ lệ hộ nghèo), nhóm chỉ tiêu về giáo dục (tỉ lệ người lớn biết chữ, số HS THPT/tổng số HS, chi tiêu cho giáo dục…), nhóm chỉ tiêu về y tế (tuổi thọ, số giường bệnh và số bác sĩ/1 vạn dân, chi tiêu cho y tế…) và các điều kiện khác liên quan đến đời sống của người dân (nhà ở, nước sạch, VSMT…). Căn cứ vào các chỉ tiêu nêu trên, trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu tương ứng, vận dụng nguồn tư liệu địa phương, trong phạm vi có hạn, tác giả đã phân tích và đưa ra một số kết luận sau:
- Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng TDMNPB, là cầu nối các tỉnh của vùng với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và nhiều địa phương khác, được Chính phủ phê duyệt vào quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội với nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển KT-XH đã và đang được khai thác hiệu quả. Với vị trí mang tính chiến lược, đây chính là cơ hội lớn để tỉnh Bắc Giang có tiếp tục phát huy thế mạnh, khắc phục hạn chế trong quá trình hội nhập và phát triển, là thời cơ để cải thiện và nâng cao CLCS nhân dân.
- Trong giai đoạn 2010 – 2016, qua phân tích các nhóm chỉ tiêu của CLCS dân cư ta thấy tỉnh Bắc Giang đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong nâng cao CLCS nhân dân. Tuy nhiên những thành tựu này chưa được trọn vẹn bởi CLCS dân cư vẫn cịn sự phân hóa rõ rệt giữa nơng thơn – thành thị, miền núi – đồng bằng, giữa các huyện, thành phố và giữa các dân tộc anh em cùng chung sống trên địa bàn tỉnh.
- Trên cơ sở những định hướng trong chiến lược phát triển KT-XH và kết quả phân tích thực trạng CLCS dân cư, đề tài đã đưa ra một số định hướng và giải pháp phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh.
Nội dung nghiên cứu cũng cho thấy được sự quan tâm của Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bắc Giang đến đời sống nhân dân, CLCS người dân tỉnh cao hơn đa số các
tỉnh trong vùng TDMNPB và từng bước khẳng định vị trí trên cả nước. Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn cịn có những hạn chế, cần phải khắc phục, vượt qua. Để giữ vững và nâng cao CLCS dân cư, cũng như theo kịp các tỉnh bạn, Bắc Giang cần thực hiện đồng bộ hệ thống các giải pháp hợp lý qua từng giai đoạn, khắc phục những phát sinh có thể xảy ra trong q trình thực hiện để đạt hiệu quả cao nhất. Mục đích cao nhất của việc thực hiện đồng bộ các giải pháp này là nâng cao CLCS nhân dân cả chiều rộng lẫn chiều sâu, khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển KT-XH cũng như CLCS dân cư của lãnh thổ trong thời gian tới.
Kiến nghị:
- Đề nghị các cơ quan Thống kê của tỉnh Bắc Giang nên có sự thống nhất cao ở tất cả các cấp để lập nên hệ thống dữ liệu thống kê đồng bộ, phục vụ cho việc hoạch định chính xác các chiến lược phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực và chiến lược phát triển KT-XH chung của tỉnh.
- Đề nghị chính quyền địa phương các cấp trên địa bàn tỉnh triển khai đồng bộ việc thực hiện các Chương trình Mục tiêu quốc gia, các dự án phát triển KT-XH, các kế hoạch của ngành… Đặc biệt chú trọng ở những địa phương cịn nhiều khó khăn để người dân nghèo có thể tiếp cận với các những ưu đãi trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và nâng cao CLCS.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Chuẩn nghèo giai đoạn 2006 – 2010, 2011 – 2015
và 2016 – 2020. Hà Nội.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. (2011). Định hướng giảm nghèo bền vững thời
kỳ từ năm 2011 đến năm 2020. Hà Nội.
Bộ Y tế. (2011). Dân số là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững
của đất nước. Hà Nội.
Bùi Vũ Thanh Nhật. (2008). Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bình Thuận - Hiện
trạng và giải pháp. Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ
Chí Minh.
Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang. (2011 – 2017). Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang 2005 – 2016. Hà Nội: NXB Thống kê.
Đảng Cộng sản Việt Nam. (2016). Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ XII. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.
Đặng Quốc Bảo, Đặng Thị Thanh Huyền. (2004). Chỉ số phát triển kinh tế trong HDI.
Cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.
Đặng Quốc Bảo, Đặng Thị Thanh Huyền. (2004). Chỉ số phát triển giáo dục trong HDI. Cách tiếp cận và kết quả nghiên cứu. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.
Hồ Sỹ Quý. (2007). Con người và phát triển con người. Hà Nội: NXB Giáo dục. Lê Thông (chủ biên). (2016). Địa lý Kinh tế - xã hội Việt Nam. Hà Nội: NXB Đại học Sư
phạm Hà Nội.
Lê Thông (chủ biên). (2005). Địa lý các tỉnh và thành phố Việt Nam, tập 2. Hà Nội: NXB Giáo dục.
Nguyễn Thị Linh. (2012). Chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Đồng Nai - Hiện trạng
và giải pháp. Luận văn Thạc sĩ Địa lí học, Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh. Tp.
Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thị Mến. (2016). Phân tích chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Ninh Bình. Khóa
luận tốt nghiệp, Trường Đại học Tây Bắc, Điện Biên.
Nguyễn Thị Ngọc. (2012). Xóa đói, giảm nghèo bền vững ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc
Giang. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế, Đại học
Nguyễn Đức Tôn. (2015). Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bình Định.
Luận văn Thạc sĩ Địa lí học, Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh. Tp. Hồ Chí Minh. Nguyễn Thu Trang. (2016). Nghiên cứu mức sống dân cư Thành phố Hải Phòng giai
đoạn 2005 – 2015. Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.
Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên). (2012). Địa lý kinh tế - xã hội đại cương. Hà Nội: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội.
R.C. Sharmar. (1990). Dân số, tài nguyên, môi trường và chất lượng cuộc sống. Hà Nội: NXB Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.
Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang. (2017). Kết quả công tác Lao
động, Thương binh và Xã hội năm 2016. Bắc Giang.
Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang. (2017). Báo cáo tình hình thực
hiện năm 2016 và triển khai kế hoạch, nhiệm vụ năm 2017 lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội. Bắc Giang.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang. (2017). Báo cáo tổng kết công tác giáo dục
tỉnh Bắc Giang năm học 2016 – 2017. Bắc Giang.
Sở Y tế. (2016). Kế hoạch công tác y tế tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2016 – 2020. Bắc Giang.
Thân Nhân Thiện. (2015). “Phân tích nguyên nhân nghèo và đề xuất một số giải pháp
phát triển kinh tế hộ tại xã Ngọc Vân, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang”. Khóa
luận tốt nghiệp, Đại học Kinh tế, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.
Thủ tướng Chính phủ. (2016). Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững
giai đoạn 2016 – 2020. Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ. (2015). Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Hà Nội.
Tống Văn Đường. (2003). Dân số và phát triển. Hà Nội: NXB Nông nghiệp.
Tổng cục Thống kê Việt Nam. (2006 – 2017). Niên giám thống kê Việt Nam 2005 –
2016. Hà Nội: NXB Thống kê.
Tổng cục Thống kê Việt Nam. (2017). Báo cáo Điều tra Lao động Việc làm năm 2016. Hà Nội: NXB Thống kê.
Tổng cục Thống kê Việt Nam. (2018). Kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam
Tổng cục Thống kê Việt Nam. (2017). Hệ thống thống kê cộng đồng ASEAN. Hà Nội: NXB Thống kê.
Trần Thị Vân Anh. (2011). Nghiên cứu giải pháp xóa đói, giảm nghèo cho nơng hộ ở
huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học
Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.
Trần Thị Thanh Hà. (2014). Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Sơn La. Luận văn Thạc sĩ Địa lí học, Trường ĐHSP Hà Nội, Hà Nội.
UNDP. (2011). Báo cáo Quốc gia về Phát triển con người năm 2011. Hà Nội. UNDP. (2016). Báo cáo Quốc gia về Phát triển con người năm 2016. Hà Nội.
UBND tỉnh Bắc Giang. (2017). Kết quả rà soát, thống kê hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh
Bắc Giang năm 2016. Bắc Giang.
UBND tỉnh Bắc Giang. (2017). Kế hoạch phát triển giáo dục - đào tạo và nguồn nhân
lực tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Bắc Giang.
UBND tỉnh Bắc Giang. (2016). Phê duyệt Quy hoạch phát triển Y tế tỉnh Bắc Giang
đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Bắc Giang.
UBND tỉnh Bắc Giang. (2017). Kế hoạch thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia
giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2017 – 2020. Bắc
Giang.
UBND tỉnh Bắc Giang. (2015). Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và việc làm cho
người dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2016 – 2020. Bắc Giang.
UBND tỉnh Bắc Giang. (2015). Báo cáo tình hình hoạt động các mơ hình bảo vệ mơi
trường khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Bắc Giang.
UBND tỉnh Bắc Giang. (2017). Báo cáo kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội
vùng dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Giang năm 2016. Bắc Giang.
Vũ Bích Hạnh. (2011). Nghiên cứu chất lượng cuộc sống dân cư vùng Đông Bắc Việt
Nam. Luận văn Thạc sĩ Địa lí học, Trường ĐHSP, Đại học Thái Nguyên, Thái
Nguyên.
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CƠNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
Ngô Thị Quyên (2018). Một số vấn đề về chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bắc Giang. Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Tập 15, Số 11 (2018): 144-153.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Các giá trị biên của HDI (Nguồn: UNDP 1990 – 2017)
Chỉ tiêu Max Min
Trước năm 2010
Tuổi thọ (năm) 85 25
Tỉ lệ người lớn biết chữ (%) 100 0
Tỉ lệ đi học các cấp (%) 100 0
GDP bình quân đầu người (PPP – USD) 40.000 100
Từ năm 2010 đến nay
Tuổi thọ (năm) 83,2 20
Số năm đi học trung bình (năm) 13,2 0
Số năm đi học kì vọng (năm) 20,6 0
Chỉ só giáo dục chung 0,951 0
GNI bình quân đầu người (PPP – USD) 108.211 163
Phụ lục 2. Quy định mức chuẩn nghèo của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016
(Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) (Đơn vị: nghìn đồng/người/tháng)
Năm Thành thị Nông thôn
2006 260 200 2008 370 290 2010 500 400 2011 600 480 2012 660 530 2013 710 570 2014 750 605 2015 760 615 2016 780 630 2016 – 2020 1.000 1.300
Phụ lục 3. GDP/người phân theo vùng của Việt Nam giai đoạn 2005 – 2016
(giá thực tế) (Nguồn: TCTK Việt Nam, 2006 – 2017)
Vùng GDP/người (triệu đồng) Chênh lệch của từng vùng so với cả nước (lần) 2005 2010 2016 2005 2010 2016 Cả nước 11,1 24,8 50,8 1,00 1,00 1,00 TDMNPB 5,6 14,0 42,6 0,55 0,61 0,84 ĐBS.Hồng 10,2 27,4 75,5 1,0 1,2 1,48 Bắc Trung Bộ 5,7 14,9 36,7 0,56 0,65 0,72 DHNTB 7,8 21,2 50,3 0,76 0,93 0,99 Tây Nguyên 5,4 15,9 41,8 0,53 0,70 0,82 Đông Nam Bộ 26,8 50,8 149,2 2,6 2,2 2,94 ĐBS.Cửu Long 8,4 21,3 55,1 0,82 0,93 1,08
Phụ lục 4. Thu nhập bình quân đầu người theo tháng phân theo thành thị, nông thôn và phân theo vùng của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2016 (Nguồn: TCTK
Việt Nam, 2007 – 2017) (Đơn vị: nghìn đồng)
Năm 2006 2008 2010 2012 2014 2016
Cả nước 636 995 1387 2.000 2.637 3.049
Phân theo thành thị, nông thôn
Thành thị 1.058 1.605 2.130 2.989 3.964 4.551
Nông thôn 506 762 1.071 1.579 2.038 2.422
Phân theo vùng
Trung du miền núi phía Bắc 442 657 905 1.258 1.613 1.963 Đồng Bằng Sông Hồng 606 1.065 1.581 2.351 3.265 3.883 Bắc Trung Bộ và DHNTB 476 728 1.018 1.521 1.982 2.358
Tây Nguyên 522 795 1.088 1.643 2.008 2.365
Đông Nam Bộ 1.146 1.773 2.304 3.173 4.125 4.661 Đồng Bằng Sông Cửu Long 628 945 1.247 1.797 2.327 2.778
Phụ lục 5. Tỉ lệ hộ nghèo phân theo thành thị, nông thôn và theo các vùng của Việt Nam, 2006 – 2016 (Nguồn: TCTK Việt Nam, 2007 – 2017) (Đơn vị: %)
Năm 2006 2010 2012 2014 2015 2016
Cả nước – Tỉ lệ nghèo chung 15,5 14,2 11,1 8,4 7,0 5,8
Phân theo thành thị, nông thôn
Thành thị 7,7 6,9 4,3 3,0 2,5 2,0
Nông thôn 18,0 17,4 14,1 10,8 9,2 7,5
Phân theo vùng
Trung du và miền núi phía Bắc 27,5 29,4 23,8 18,4 16,0 13,8 Đồng Bằng Sông Hồng 10,0 8,3 6,0 4,0 3,2 2,4 Bắc Trung Bộ và DHNTB 21,9 20,4 16,1 11,8 9,8 8,0
Tây Nguyên 24,0 22,2 17,8 13,8 11,3 9,1
Đông Nam Bộ 3,1 2,3 1,3 1,0 0,7 0,6
Đồng Bằng Sông Cửu Long 15,3 12,6 10,1 7,9 6,5 5,2