2.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bắc Giang
2.2.3. Về chỉ tiê uy tế và chăm sóc sức khỏe
Ngày 01/01/1997, Ngành Y tế Bắc Giang được tái lập, từ đó đến nay ln nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Y tế, của Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND tỉnh, sự phối hợp của các Sở, ngành, đoàn thể và của các địa phương về cơng tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Thời gian qua, mạng lưới y tế và CSSK cho người dân từng bước được hoàn thiện, ngành y tế đã tiến hành cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng cơng nghệ thơng tin, cải tiến quy trình chun mơn, phát triển kỹ thuật hiện đại hướng tới sự hài lịng của người bệnh… nhờ đó đã góp phần quan trọng vào việc cải thiện, nâng cao CLCS dân cư.
2.2.3.1. Tuổi thọ trung bình
Sức khỏe là vốn q, là của cải vơ giá của mỗi người dân. Khi điều kiện sống về vật chất và tinh thần được nâng cao, các điều kiện về y tế và CSSK được cải thiện thì tuổi thọ của người dân cũng tăng lên. Những năm qua, tuổi thọ trung bình của người dân đã được cải thiện rõ rệt nhưng còn chậm. Giai đoạn 2010 - 2016, tuổi thọ trung bình duy trì ở 73,3 tuổi, chưa đạt chỉ tiêu đề ra là 74 tuổi vào năm 2015. Nếu so với tuổi thọ trung bình của vùng TDMNPB thì tỉnh Bắc Giang cao hơn 2,4 tuổi nhưng lại
có đơi chút thấp hơn cả nước. Điều này cho thấy y tế và CSSK của tỉnh so với vùng đã có nhiều điểm tích cực hơn nhưng so với cả nước thì vẫn cịn hạn chế.
Giữa các huyện, thành phố trong tỉnh thì tuổi thọ có sự phân hóa. Những địa phương có điều kiện sống thuận lợi có tuổi thọ thường cao hơn các địa phương khác, nhất là các địa phương khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Giữa các dân tộc trong tỉnh thì người Kinh, người Hoa và một bộ phận người dân tộc thiểu số sống ở khu vực đơ thị và vùng đồng bằng thường có tuổi thọ cao hơn so với các dân tộc thiểu số sống ở vùng núi cao, vùng xa xơi hẻo lánh. Ngun nhân chính vẫn là do ảnh hưởng bởi điều kiện sống, khả năng được tiếp xúc với các dịch vụ y tế và CSSK. Trình độ dân trí thấp ở một vài dân tộc với sự tồn tại của những luật tục lạc hậu đã gây trở ngại không nhỏ đến việc chăm lo và bảo vệ sức khỏe, từ đó ảnh hưởng tới tuổi thọ người dân.
2.2.3.2. Mạng lưới y tế, chăm sóc sức khỏe
Mạng lưới y tế và CSSK của tỉnh Bắc Giang những năm qua được củng cố và mở rộng, một số chỉ tiêu về mạng lưới y tế của tỉnh thay đổi theo hướng hoàn thiện hơn, tạo thuận lợi cho mọi người dân được tiếp cận và thu hưởng các dịch vụ CSSK ban đầu và dịch vụ y tế có chất lượng tốt.
Bảng 2.8. Một số chỉ tiêu về y tế của tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2010 – 2016 Chỉ tiêu 2010 2012 2014 2015 2016 Số cơ sở y tế (cơ sở) 257 252 251 251 251 Số giường bệnh (giường) 3.899 4.339 4.628 4.967 5.135 Số giường bệnh/1 vạn dân 19,4 19,9 28,5 29,5 30,9 Số cán bộ y tế (người) 4.433 4.796 4.989 4.751 4.732 1. Ngành y 4.071 4.474 4.519 4.284 4.281 - Bác sĩ 1.030 1.105 1.250 1.336 1.400 - Y sĩ, y tá 2.716 2.728 2.945 2.620 2.561 - Hộ sinh 325 348 324 328 320 2. Ngành dược 362 322 470 467 451 Số cán bộ y tế/1 vạn dân* 28,3 31,3 30,7 27,8 28,6 Số bác sĩ/1 vạn dân 6,6 7,1 8,3 9,3 9,7
Tính đến năm 2016, tồn tỉnh có 251 cơ sở y tế, trong đó có 18 bệnh viện (16 bệnh viện do Nhà nước quản lí và 2 bệnh viện tư nhân), 3 phòng khám đa khoa khu vực do Nhà nước quản lí thuộc 3 huyện miền núi khó khăn là Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế và 230 trạm y tế xã, phường. Số lượng tủ thuốc y tế, bao gồm cả tủ thuốc của các trạm y tế là 927.
Tổng số giường bệnh tăng nhanh nhưng chưa liên tục, từ 2010 đến 2016 tăng 1.246 giường bệnh ứng với tăng 11,5 giường bệnh/1 vạn dân, vượt chỉ tiêu đặt ra của ngành y tế (chỉ tiêu đến 2015 là 20,5 giường bệnh/1 vạn dân) và so với mức trung bình của cả nước thì chỉ tiêu này cao hơn 4,1 giường. Số giường bệnh tập trung chủ yếu trong các bệnh viện lớn (năm 2016 là 3.666 giường), song có thể thấy mạng lưới y tế và CSSK của tỉnh đang được hoàn thiện từng bước, những cơ sở nhỏ lẻ, lạc hậu, cũ kĩ được thay bằng hệ thống cơ sở hoàn thiện, khang trang, sạch sẽ, phục vụ tốt cho nhu cầu khám chữa bệnh của người dân và hầu hết các cơ sở y tế được đầu tư trang thiết bị cơ bản, từng bước hiện đại giúp người dân an tâm khám và điều trị bệnh.
Đội ngũ cán bộ y tế của tỉnh Bắc Giang cũng ngày càng tăng lên về số lượng và nâng cao về trình độ. Năm 2010, tồn tỉnh có 4.433 cán bộ y tế, trong đó có 1.030 bác sĩ, đến năm 2016, số cán bộ y tế tăng lên 4.732 người, gấp 1,1 lần so với năm 2010, trong đó có 4.281 cán bộ ngành y và 451 cán bộ ngành dược. Số cán bộ y tế/1 vạn dân cũng tăng lên 28,6 người vào năm 2016. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của gia tăng dân số, đặc biệt là sức hút đối với số dân trong độ tuổi lao động từ các tỉnh lân cận trên cơ sở mở rộng và phát triển hiệu quả các KCN, do những điều chỉnh trong quản lý y tế nên số cán bộ y tế giảm nhẹ. Số bác sĩ cũng không ngừng tăng lên, số bác sĩ/1 vạn dân vì thế cũng tăng lên tương ứng, đạt 9,7 bác sĩ/1 vạn dân (2016). So với cả nước thì chỉ tiêu cán bộ y tế/1 vạn dân và số bác sĩ/1 vạn dân của tỉnh cao hơn khoảng 10,9 cán bộ y tế và 1,3 bác sĩ, so với vùng TDMNPB thì tỉnh Bắc Giang cũng cao hơn với con số tương ứng là 7,1 cán bộ y tế và 1 bác sĩ.
Bên cạnh đó, năm 2016 tồn tỉnh có 100% các xã, phường trong tỉnh có trạm y tế; 90,9% các xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế; 100% các thơn, làng có cán bộ y tế hoạt động. Tỉ lệ bác sĩ tại các trạm y tế xã, phường rất cao và có xu hướng tăng lên, năm 2016 đạt 98,7%. Tỉ lệ trạm y tế của xã, phường có nữ hộ sinh năm 2016 đạt 100%.
Có được sự thay đổi tích cực này chứng tỏ cơng tác chăm lo và bảo vệ sức khỏe của nhân dân rất được chính quyền địa phương quan tâm, đặc biệt là những nơi có điều kiện sống cịn nhiều khó khăn.
Sự phát triển rộng rãi của mạng lưới y tế và CSSK, sự phát triển của hệ thống y tế dự phịng trên tồn tỉnh có sự tương đồng với sự tăng trưởng về KT-XH, nhờ đó người dân được bảo vệ và CSSK với chất lượng ngày càng cao, đảm bảo công bằng trong khám chữa bệnh, giảm tỉ lệ mắc bệnh tật và tử vong, nâng cao sức khỏe, tăng tuổi thọ. Trong những năm gần đây, các Chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế đã được triển khai thường xuyên và đạt hiệu quả, đặc biệt là chủ động trong tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, giám sát chặt chẽ các địa phương khi có dịch bệnh xảy ra để kịp thời khoanh vùng và khống chế, vì thế tỉ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin luôn đạt trên 99%, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng ngày càng giảm, năm 2010 tỉ lệ này là 19,6% thì đến năm 2016 cịn 14,4%, thấp hơn tỉ lệ trung bình của cả nước. Về cơ bản tỉnh đã đẩy lùi được nhiều loại dịch bệnh, rất ít phải đối diện với dịch bệnh lớn, giảm tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 15 tuổi do các bệnh có vắc xin tiêm chủng của tồn tỉnh xuống thấp nhất, có năm là 0%. Hoạt động khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách được thực hiện ở 100% các cơ sở y tế nên số người già neo đơn và số trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn được quan tâm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ngày càng được mở rộng về phạm vi và đối tượng. Theo thống kê năm 2016 có khoảng 1.647 người già neo đơn và 5.013 trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn được chăm sóc, bảo vệ. Số người nhiễm, tử vong do AIDS và HIV đều giảm mạnh, từ 355 người năm 2010 xuống còn 176 người năm 2016, số người tử vong giảm tương ứng từ 122 người xuống còn 14 người và tuổi thọ của nhóm này đã được kéo dài hơn rất nhiều.
Mặc dù đạt được nhiều thành tích trong phát triển mạng lưới y tế và CSSK nhưng vẫn có sự phân hố giữa các huyện, thành phố trong tỉnh. Căn cứ vào chỉ tiêu số giường bệnh/1 vạn dân và số bác sĩ/1 vạn dân, có thể chia thành 5 nhóm:
- Nhóm 1: Mức rất cao (từ 50 giường và từ 10 bác sĩ trở lên) có Tp. Bắc Giang. - Nhóm 2: Mức cao (từ 20 đến dưới 50 giường, từ 5 đến dưới 10 bác sĩ) có huyện Sơn Động, huyện Yên Thế và huyện n Dũng.
- Nhóm 3: Mức trung bình (từ 15 đến dưới 20 giường, từ 4 đến dưới 5 bác sĩ) có huyện Lục Nam, huyện Hiệp Hịa, huyện Tân Yên và huyện Việt Yên.
- Nhóm 4: Mức thấp (từ 10 đến dưới 15 giường, từ 3 đến dưới 4 bác sĩ) có huyện Lạng Giang.
- Nhóm 5: Mức rất thấp (dưới 10 giường và dưới 3 bác sĩ) có huyện Lục Ngạn.
Bảng 2.9. Một số chỉ tiêu y tế phân theo huyện, thành phố của tỉnh Bắc Giang, năm 2016
Đơn vị hành chính Số cơ sở y tế (cơ sở)
Số giường bệnh/1 vạn dân (giường) Số cán bộ y tế/1 vạn dân* (người) Số bác sĩ/1 vạn dân (người) Tp. Bắc Giang 24 151,9 109,8 43,6 H. Lục Ngạn 32 7,8 9,9 2,5 H. Lục Nam 29 19,1 15,8 4,5 H. Sơn Động 24 34,9 33,6 9,6 H. Yên Thế 23 29,9 27,5 9,0 H. Hiệp Hòa 27 18,5 15,7 4,2 H. Lạng Giang 24 13,2 15,4 3,8 H. Tân Yên 26 21,3 18,6 4,9 H. Việt Yên 20 15,1 14,7 4,3 H. Yên Dũng 22 26 20,5 6
(*Xử lý từ nguồn của Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, 2017)
Như vậy, Tp. Bắc Giang là đơn vị có số giường bệnh/1 vạn dân và số bác sĩ/1 vạn dân cao nhất. Đây là nơi tập trung hầu hết các bệnh viện lớn của tỉnh (chiếm 44,4%) với các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa, số giường bệnh và đội ngũ cán bộ ngành y cũng như bác sĩ nhiều nhất (chiếm 61,8% số giường bệnh, 25% số cán bộ ngành y và 48,3% số bác sĩ) trong khi quy mơ dân số chỉ ở mức trung bình.
Huyện Yên Thế và huyện Sơn Động là hai địa phương thuộc khu vực miền núi với dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống cịn rất khó khăn nên ln nhận được sự quan tâm của Nhà nước và chính quyền địa phương trong việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và VCKT, có nhiều chính sách thu hút và đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ y tế về làm việc. Hơn nữa, đây cũng là hai huyện có mật độ và quy mơ dân số thấp nhất của tỉnh nên các chỉ tiêu về y tế đều ở mức cao.
Huyện Lục Ngạn có nhiều cơ sở y tế nhất tỉnh nhưng lại có các chỉ tiêu về y tế ở mức rất thấp. Nguyên nhân là do hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh đều có quy mơ nhỏ, gần đây kinh tế của huyện có rất nhiều khởi sắc nhờ phát triển hiệu quả vùng chuyên canh cây ăn quả, đời sống một bộ phận dân cư được cải thiện rõ rệt đã khiến nhu cầu khám chữa bệnh trực tiếp tại địa phương giảm đi, họ có xu hướng di chuyển tới trung tâm của tỉnh hoặc Hà Nội để thăm khám và điều trị bệnh. Đây cũng là địa phương có quy mơ dân số lớn thứ 3 của tỉnh nên các chỉ tiêu y tế bị vì vậy bị hạ thấp.
Các địa phương cịn lại có số giường bệnh, số cán bộ y tế và số bác sĩ khá cao nhưng do qui mơ dân số cịn lớn nên các chỉ tiêu y tế cũng thấp. Hơn nữa, các huyện này có diện tích khơng q lớn nhưng quy mô dân số đông, lại gần trung tâm tỉnh lị nên phần lớn việc khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế nhỏ khơng nhiều, vì thế địa phương cũng ít đầu tư mở rộng các cơ sở và việc thu hút cán bộ y tế hạn chế hơn.
2.2.3.3. Chi tiêu y tế
Chi tiêu ngân sách của tỉnh Bắc Giang cho sự nghiệp y tế và CSSK không ngừng tăng cả về giá trị tuyệt đối cũng như tỉ trọng so với tổng chi ngân sách địa phương. Năm 2010, tổng chi cho y tế là 405,1 tỷ đồng, chiếm 4,61% cơ cấu chi ngân sách của tỉnh, đến năm 2016 đã tăng lên đạt 834,8 tỷ đồng (tăng hơn 2,1 lần so với năm 2010), chiếm 4,96% cơ cấu chi ngân sách của tỉnh. Nếu so với chi ngân sách cho giáo dục, chi ngân sách cho y tế thấp hơn rất nhiều, năm 2016 chênh lệch là 3,7 lần, nhưng mức tăng lại cao hơn và so với cơ cấu chi ngân sách cho y tế của cả nước thì tỉ lệ chi của tỉnh Bắc Giang cũng cao hơn, tỉ lệ chi của của nước là 5,6% năm 2016. Chi y tế dự phòng/tổng chi y tế đạt trên 45% (Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, 2017).
Sự thay đổi lớn trong mức chi ngân sách dành cho y tế đã làm các đơn vị sự nghiệp ngành y tế thay đổi rõ rệt về nhận thức và chủ động hơn trong việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn đầu tư tài chính cho hoạt động của đơn vị. Sự thay đổi về nhận thức, hành động khi tổ chức thực hiện vụ, cải cách hành chính, ứng dụng cơng nghệ thơng tin, nâng cao chất lượng khám chữa và phịng bệnh, thay đổi giao tiếp ứng xử của đội ngũ nhân lực y tế đã thu hút người bệnh đến thăm khám và điều trị bệnh, người dân được lựa chọn nơi khám chữa bệnh, tiếp cận các dịch vụ y tế thuận tiện và đạt mức hài lòng nhiều hơn.
Bảng 2.10. Chi tiêu y tế của 1 người có khám chữa bệnh của tỉnh Bắc Giang so với cả nước, vùng TDMNPB, giai đoạn 2010 – 2016 (Đơn vị: nghìn đồng)
Năm 2010 2012 2014 2016
Cả nước 1.358,4 1.783,2 2.133,2 2.371,2
Trung du miền núi phía Bắc 1.001,3 1.671,0 2.038,3 1.861,3
Bắc Giang 1.483,1 1.915,4 2.516,7 2.972,4
(Nguồn: TCTK Việt Nam, 2018)
Nhờ những nguồn đầu tư tài chính cho y tế tăng lên, KT-XH phát triển nên mức chi tiêu trung bình cho y tế và CSSK/1 người dân/năm của tỉnh Bắc Giang cũng có xu hướng tăng dần qua các năm, từ 1.483,1 nghìn đồng năm 2010 lên là 2.972,4 nghìn đồng năm 2016 (tăng 2 lần). Mức chi cho y tế của tỉnh luôn cao hơn mức trung bình của cả nước và vùng TDMNPB, năm 2016 cao hơn tương ứng là 1,3 và 1,6 lần.
Do sự phân hóa về TNBQĐN/tháng giữa các huyện, thành phố trong tỉnh nên mức chi tiêu cho y tế và CSSK của người dân cũng phân hóa. Các địa phương có TNBQĐN/tháng cao như Tp. Bắc Giang, huyện Tân Yên, huyện Hiệp Hòa và huyện Việt n chính là những địa phương có mức chi tiêu cho y tế và CSSK cao. Ngược lại, các huyện có mức TNBQĐN/tháng ở mức trung bình và thấp thì mức chi tiêu cho y tế và CSSK sẽ thấp, hơn nữa đó thường là địa bàn cư trú của đa số đồng bào các dân tộc thiểu số với tỉ lệ hộ nghèo cao, đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn, nhận thức về việc CSSK vẫn còn hạn chế nên mức chi cũng thấp.
Mức chi tiêu cho y tế và CSSK của những người có khám chữa bệnh giữa nơng thơn và thành thị cũng có sự phân hóa. Mức chi tiêu ở khu vực thành thị luôn cao hơn, năm 2016 mức chi tiêu cho y tế và CSSK của những người có khám chữa bệnh ở khu vực thành thị là 4.118,7 nghìn đồng/người/năm, cao hơn rất nhiều so với mức chi tiêu trung bình của tồn tỉnh, trong khi đó ở khu vực nơng thơn cùng thời điểm là 1.949,6 nghìn đồng, chênh lệch giữa hai khu vực này là 2,1 lần (Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang,