Về chỉ tiêu kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh bắc giang (Trang 85 - 95)

2.2. Thực trạng chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh Bắc Giang

2.2.1. Về chỉ tiêu kinh tế

2.2.1.1. GRDP bình quân đầu người

Sau hơn 30 năm Đổi mới, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ và chính quyền địa phương, tình hình KT-XH của tỉnh Bắc Giang đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt nhiều thành tựu quan trọng và đời sống nhân dân đã được cải thiện đáng kể.

Bảng 2.3. GRDP/người của tỉnh Bắc Giang so với cả nước, giai đoạn 2010 – 2016

(giá thực tế)

Năm 2010 2012 2014 2015 2016

Cả nước (triệu đồng) 24,8 25,1 43,4 45,7 48,6 Bắc Giang (triệu đồng) 14,01 19,1 26,6 32,5 38,6

% so với cả nước * 56,5 76,1 61,3 71,1 79,4

(* Xử lý từ nguồn TCTK Việt Nam và Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, 2011 - 2017)

Giai đoạn 2010 – 2016, qui mô GRDP của tỉnh Bắc Giang tăng liên tục, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt hơn 9,5%, nhờ đó GRDP bình qn đầu người của Bắc Giang có sự thay đổi rõ rệt. Năm 2010 GRDP bình quân đầu người của tỉnh Bắc Giang là 14,01 triệu đồng, bằng 56,5% trung bình cả nước, đến năm 2016 là 38,6 triệu đồng, bằng 79,4% so với mức bình quân của cả nước. So với các tỉnh trong vùng TDMNPB thì GRDP bình quân đầu người của tỉnh Bắc Giang đứng đầu trong 14 tỉnh của vùng nhưng lại có vị trí rất thấp so với các tỉnh thành trong cả nước (38/63).

Để đánh giá định lượng giữa tăng trưởng GRDP, GRDP/người và gia tăng dân số, theo tính tốn của các nhà nghiên cứu kinh tế và dân số là nếu tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,0% thì tốc độ tăng trưởng GRDP phải đạt 4,0%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng GRDP/người là hiệu số giữa tốc độ tăng GRDP và tỉ lệ tăng dân số tự nhiên. Giai đoạn 2010 – 2016, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của tỉnh khá ổn định, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh ln duy trì ở mức cao, điều này đã góp phần làm cho GRDP/người của tỉnh tăng nhanh và liên tục. Qui mô GRDP giai đoạn này tăng 3,1 lần, GRDP/người tăng 2,8 lần, nhờ đó CLCS dân cư của tỉnh từng bước được ổn định và cải thiện.

Bảng 2.4. Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2010 – 2016 (Đơn vị: %)

Năm

Chỉ tiêu 2010 2012 2014 2015 2016

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên 1,12 1,2 1,18 1,16 1,14

Tốc độ tăng trưởng GRDP đảm bảo ổn định * 4,48 4,8 4,72 4,64 4,56 Tốc độ tăng trưởng GRDP thực tế 9,0 9,03 9,3 9,6 10,4 Hiệu số chênh lệch * +4,52 +4,23 +4,58 +5,04 +5,84

(* Xử lý từ nguồn của Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, 2011 - 2017) 2.2.1.2. Thu nhập bình quân đầu người

* Thu nhập bình quân đầu người theo tháng

Năm 2016, TNBQĐN/tháng của người dân tỉnh Bắc Giang là 2.767 nghìn đồng, tăng khoảng 2,5 lần so với năm 2010. So với các tỉnh trong vùng TDMNPB thì TNBQĐN/tháng của Bắc Giang đang đứng ở vị trí thứ 2/14, chỉ sau Thái Nguyên và cao hơn mức bình quân của vùng TDMNPB là 804 nghìn đồng, tuy nhiên lại thấp hơn mức bình quân của cả nước là 282 nghìn đồng (TDMNPB là 1.963 nghìn đồng, cả nước là 3.049 nghìn đồng).

Biểu đồ 2.4. Thu nhập bình quân đầu người theo tháng của tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2010 – 2016 (Nguồn: TCTK Việt Nam, 2018)

1103 1635 2281 2532 2767 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2010 2012 2014 2015 2016 Nghìn đồng Năm

* TNBQĐN/tháng phân theo nguồn thu

Giai đoạn 2010 – 2016, cơ cấu TNBQĐN/tháng phân theo nguồn thu của tỉnh Bắc Giang có sự chuyển biến tích cực. Nguồn thu từ tiền cơng, tiền lương ln chiếm tỉ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng mạnh, đạt 47,1% năm 2016 và tăng thêm 10,3% so với năm 2010. Nguồn thu từ nơng, lâm, thủy sản có vị trí thứ hai với tỉ lệ là 24,9%, giảm 6,3%. Xu hướng này gắn liền với xu hướng thay đổi tỉ trọng trong cơ cấu GRDP của tỉnh những năm qua.

Biểu đồ 2.5. Sự chuyển dịch cơ cấu thu nhập bình quân phân theo nguồn thu của tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2010 – 2016 (giá thực tế)

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, 2011 – 2017)

Như vậy, tiền công, tiền lương là yếu tố đảm bảo thu nhập cao và ổn định đang chiếm tỉ trọng lớn nhất, nguồn thu này chủ yếu tập trung vào bộ phận dân cư ở khu vực đô thị và các khu công nghiệp. Nguồn thu từ nông, lâm, thủy sản mặc dù khơng có vị trí dẫn đầu nhưng vẫn khá cao và tập trung chủ yếu ở các vùng nông thôn, các huyện miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số cịn nhiều khó khăn. Các nguồn thu phi nơng, lâm, thủy sản và nguồn thu khác cịn hạn chế do phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.

36.8 42.6 45.8 46.1 47.1 31.2 30.2 25.3 25 24.9 17.7 15 17.4 17.7 18.3 14.3 12.3 11.5 10.8 9.7 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2010 2012 2014 2015 2016 Tiền lương, tiền công Nông - lâm - thủy sản Phi nông - lâm - thủy sản Thu khác

* TNBQĐN/tháng phân theo thành thị, nơng thơn và theo nhóm thu nhập

TNBQĐN/tháng của tỉnh Bắc Giang có sự phân hố giữa thành thị, nơng thơn. Khu vực thành thị ln có TNBQĐN/tháng cao hơn nơng thơn và cao hơn mức bình quân của tỉnh. Năm 2016, khu vực thành thị có TNBQĐN/tháng đạt 3.589 nghìn đồng, cao gấp 1,3 lần so với toàn tỉnh và 1,4 lần so với khu vực nông thôn, tuy nhiên mức chênh lệch giữa hai khu vực có phần giảm xuống so với những năm trước đó. Nguyên nhân chủ yếu là do khu vực thành thị là nơi tập trung của các cơ quan đầu não của tỉnh, tập trung các công ty, doanh nghiệp, KCN, các hoạt động dịch vụ phát triển mạnh… do vậy nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công và các hoạt động phi nông nghiệp chiếm phần lớn, ngồi ra người dân cịn có nhiều nguồn thu nhập khác. Ngược lại, ở khu vực nông thôn nguồn thu nhập chủ yếu là từ hoạt động nông, lâm, thuỷ sản, nguồn thu từ các hoạt động phi nơng nghiệp rất ít, điều kiện để phát triển cịn hạn chế, vì vậy TNBQĐN/tháng ở nơng thôn thường thấp hơn (phụ lục 11).

TNBQĐN/tháng phân theo 5 nhóm thu nhập cũng có sự chuyển biến nhưng cịn chênh lệch rất lớn và có xu hướng gia tăng khoảng cách giữa nhóm cao nhất và nhóm thấp nhất. Năm 2010 mức chênh lệch giữa nhóm 1 và nhóm 5 là 5,8 lần, đến 2016 đã tăng lên đến 6,5 lần. Nguyên nhân cơ bản là do nhóm người có thu nhập cao thường sinh sống tập trung tại các khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển KT- XH, hơn nữa phần lớn họ lại là lao động có trình độ chun mơn cao. Cịn những nhóm thu nhập thấp tập trung chủ yếu ở các khu vực nông thôn, vùng núi, vùng dân tộc thiểu số của tỉnh với trình độ KT-XH cịn nhiều hạn chế.

* Thu nhập bình quân đầu người/tháng phân theo huyện, thành phố

TNBQĐN/tháng phân theo các huyện và thành phố của tỉnh Bắc Giang có sự phân hoá rõ rệt. Căn cứ vào mức TNBQĐN/tháng phân theo huyện, thành phố của tỉnh Bắc Giang năm 2016, có thể phân chia làm 5 nhóm thu nhập như sau:

- Nhóm 1: TNBQĐN/tháng ở mức rất cao (4.000 nghìn đồng trở lên) có Thành phố Bắc Giang và huyện Lục Ngạn.

- Nhóm 2: TNBQĐN/tháng ở mức cao (từ 3.000 đến dưới 4.000 nghìn đồng) có huyện Việt n.

- Nhóm 3: TNBQĐN/tháng ở mức trung bình (từ 2.500 đến dưới 3.000 nghìn đồng) có huyện Hiệp Hịa và huyện Tân n.

- Nhóm 4: TNBQĐN/tháng ở mức thấp (từ 2.000 đến dưới 2.500 nghìn đồng) có huyện Lạng Giang và huyện Yên Dũng.

- Nhóm 5: TNBQĐN/tháng ở mức rất thấp (dưới 2.000 nghìn đồng) có huyện Sơn Động, huyện Lục Nam và huyện Yên Thế.

Biểu đồ 2.6. TNBQĐN/tháng phân theo huyện, thành phố của tỉnh Bắc Giang, năm 2016 (Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang, 2017)

Sự phân hóa về TNBQĐN/tháng theo các huyện, thành phố của tỉnh Bắc Giang đã phản ánh được thực trạng phát triển KT-XH và sự khác biệt điều kiện phát triển giữa các địa phương trong tỉnh. Tp. Bắc Giang là nơi có mức TNBQĐN/tháng cao nhất vì đây là trung tâm tỉnh lị, là trung tâm về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của tỉnh. Đây cũng là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển KT-XH như: Cơ sở hạ tầng, VCKT đồng bộ và hiện đại; có hoạt động dịch vụ phát triển mạnh; dân trí cao; nhiều cơ hội việc làm để tăng thu nhập cho dân cư. Huyện Lục Ngạn những năm gần đây đang triển vùng chuyên canh cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, dân số không quá

4983 4218 1874 1417 1916 2891 2458 2672 3015 2165 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 Tp. Bắc Giang Lục Ngạn Lục Nam Sơn Động Yên Thế Hiệp Hịa Lạng Giang Tân n Việt n n Dũng Nghìn đồng Huyện 2767

đơng nên TNBQĐN/tháng ở mức rất cao, tuy nhiên mức thu nhập cao chỉ tập chung ở một bộ phận dân cư nhất định, phần lớn dân cư tại 13 xã đặc biệt khó khăn có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống còn rất nghèo, năm 2016 tỉ lệ hộ nghèo của 13 xã này chiếm 44,32% số hộ nghèo toàn huyện (Báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, 2017).

Nhóm có TNBQĐN/tháng cao gồm có huyện Việt Yên, trong đó huyện Việt Yên có lợi thế hơn hẳn do nằm tiếp giáp trực tiếp với Tp. Bắc Giang. Đây cũng là nơi có dân cư tập trung đơng đúc, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, tập trung nhiều làng nghề truyền thống, bên cạnh hoạt động nông nghiệp thuận lợi hơn các huyện khác trong tỉnh thì hoạt động cơng nghiệp, thương mại và dịch vụ cũng rất phát triển, thu hút nhiều vốn đầu tư để phát triển KT-XH, góp phần quan trọng vào việc tăng thu nhập và cải thiện CLCS dân cư.

Nhóm có TNBQĐN/tháng thấp gồm huyện Lạng Giang và huyện Yên Dũng. Các địa phương này có hoạt động sản xuất nơng nghiệp đóng vai trị chủ đạo, gần đây đã có nhiều tiến bộ nhờ tận dụng được lợi thế về ĐKTN, nâng cao dân trí và vận dụng hiệu quả thành tựu KHKT và công nghệ hiện đại vào sản xuất, tuy nhiên ở vài nơi còn khá lạc hậu nên năng suất lao động không cao, thu nhập không đồng đều giữa các bộ phận dân cư, các điều kiện để phát triển KT-XH thiếu đồng bộ gây nhiều khó khăn. Đó là những nguyên nhân làm cho TNBQĐN/tháng của người dân chưa cao.

Huyện có TNBQĐN/tháng rất thấp là Yên Thế, huyện Lục Nam và Sơn Động, trong đó thấp nhất là Sơn Động với 1.417 nghìn đồng. Đây các huyện miền núi, nằm ở vị trí khá xa so với trung tâm của tỉnh, là nơi tập trung nhiều dân tộc ít người với trình độ dân trí thấp và nhiều luật tục lạc hậu; hoạt kinh tế chủ yếu là nông – lâm nghiệp theo hướng độc canh, năng suất thấp; GTVT nhiều khó khăn; khơng có nhiều tiềm năng thu hút vốn đầu tư; cơ sở hạ tầng cũng rất hạn chế… Hơn nữa, do địa hình cao nên huyện Sơn Động thường chịu ảnh hưởng của thiên tai như lũ quét, sạt lở, xói mịn rửa trơi đất vào mùa mưa bão, gây thiệt hại về tài sản và tính mạng nhân dân. Tổng sắp thứ tự tỉ lệ hộ nghèo của 3 huyện này đều cao, huyện Sơn Động có 15 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn với 53,73% hộ nghèo, huyện Lục Nam có 5 xã đặc biệt khó khăn với 48,19% hộ nghèo và huyện Yên Thế có 4 xã đặc biệt khó khăn với 30,96% dân cư là hộ nghèo (Báo cáo của UBND tỉnh Bắc Giang, 2017).

Ngoài ra, TNBQĐN/tháng giữa các dân tộc trong tỉnh cũng có sự chênh lệch lớn. Người Kinh ln là nhóm có thu nhập cao và thường cao hơn mức trung bình của tỉnh, các dân tộc thiểu số thường có thu nhập thấp, đặc biệt là bộ phận dân tộc cư trú ở vùng núi cao thuộc huyện Sơn Động và huyện Lục Ngạn.

Bài toán nan giải đặt ra là việc tăng TNBQĐN/tháng, rút ngắn khoảng cách về trình độ kinh tế và chất lượng cuộc sống của các dân tộc trong tỉnh cũng như cả nước, việc giữ vững chiều hướng tích cực về sự thay đổi nguồn thu như giai đoạn vừa qua, quan tâm ưu tiên phát triển vùng núi và vùng dân tộc thiểu số… Đó sẽ là cở sở quan trọng góp phần cải thiện thu nhập, nâng cao CLCS cho nhân dân toàn tỉnh.

2.2.1.3. Tỉ lệ hộ nghèo

Cùng với xu hướng thay đổi tích cực của cả nước và vùng TDMNPB, mức sống của người dân đã được cải thiện và tỉ lệ hộ nghèo giảm, song vẫn còn khá cao.

Biểu đồ 2.7. Tỉ lệ hộ nghèo tỉnh Bắc Giang so với cả nước, 2010 – 2016

(Nguồn: TCTK Việt Nam và Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang 2011 – 2017*)

(*) Năm 2010: Áp dụng theo Chuẩn nghèo của Chính Phủ giai đoạn 2006 – 2010; Từ năm 2011: Áp dụng theo Chuẩn nghèo của Chính Phủ giai đoạn 2011 – 2015; Từ năm 2016: Áp dụng theo Chuẩn nghèo của Chính Phủ giai đoạn 2016 – 2020

14.2 9.8 8.4 7 5.8 19.6 12.1 8.9 7.9 11.8 0 4 8 12 16 20 2010 2012 2014 2015 2016 Cả nước Bắc Giang % Năm

Tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh Bắc Giang năm 2016 là 11,1%, giảm 7,8% so với năm 2010 và thấp hơn 1,2 lần so với vùng TDMNPB (13,8%), thấp nhấp trong 14 tỉnh của vùng TDMNPB. Đây là kết quả của sự nỗ lực phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH với những chủ trương, đường lối và chính sách thiết thực của Nhà nước, các ngành, các địa phương như tích cực chỉ đạo thực hiện các giải pháp xóa đói giảm nghèo, quan tâm tới việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn; nhân rộng các mơ hình giảm nghèo hiệu quả; hỗ trợ người nghèo giống, vốn để phát triển sản xuất; tăng cường truyền thông cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục; chỉ đạo triển khai rà soát thống kê hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm để làm cơ sở thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế và ổn định cuộc sống.

Năm 2016, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Giang đã mua và cấp 269.399 thẻ BHYT cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ cận nghèo. Ngân hàng Chính sách xã hội đã thực hiện cho trên 10.907 hộ nghèo vay vốn để phát triển sản xuất với doanh số cho vay 376 tỷ đồng; hỗ trợ 24.583 triệu đồng để hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo; 931 lượt người nghèo được trợ giúp pháp lý miễn phí; hỗ trợ 1 tỷ đồng thực hiện 04 dự án nhân rộng mơ hình giảm nghèo ở các huyện Sơn Động, Lục Nam, Yên Thế.

Hướng dẫn các cơ sở dạy nghề, các ngành, các địa phương triển khai thực hiện Dự án Đào tạo nghề cho lao động nơng thơn thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2016 và tiếp tục triển khai Quy hoạch hệ thống cơ sở dạy nghề tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2020. Cơ cấu ngành nghề đào tạo từng bước được điều chỉnh gắn với nhu cầu thị trường lao động, phù hợp hơn với nhu cầu sản xuất kinh doanh và nhu cầu của người học nghề. Các hình thức dạy nghề phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nông thôn, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật học nghề, lập nghiệp, ổn định việc làm và cải thiện cuộc sống. Bộ mặt nông thôn các xã nghèo được cải thiện rõ rệt, người nghèo được tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và của cộng đồng, họ có nhiều cơ hội vươn lên, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập để thốt nghèo, ổn định đời sống, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.

Trong giai đoạn 2010 – 2016, tỉ lệ hộ nghèo tại các địa phương trong tỉnh có xu hướng giảm, nhưng do phụ thuộc vào trình độ phát triển KT-XH cũng như việc thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo chưa đồng bộ nên có tỉ lệ này vẫn có sự phân hóa rõ rệt giữa thành thị và nơng thơn và giữa các địa phương trong tỉnh.

Tỉ lệ hộ nghèo ở nông thôn luôn cao hơn ở thành thị. Năm 2016, khu vực thành thị có 2.003 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 4,04% trong tổng số hộ dân của khu vực thành thị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư tỉnh bắc giang (Trang 85 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)