1.2.1. KTĐG KQHT
1.2.1.1. Kiểm tra
Có rất nhiều quan điểm khác nhau khi bàn về khái niệm kiểm tra. Theo từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ kiểm tra được hiểu như sau: “Kiểm tra là xem xét tình hình thực
tế để đánh giá nhận xét” (Từ điển tiếng Việt, 1998).
Theo Nguyễn Đức Chính (2005) “Đo lường (kiểm tra) là q trình thu thập thơng tin một cách định lượng và định tính về các đại lượng đặc trưng như nhận thức, tư duy, kỹ năng và các phẩm chất nhân cách khác trong quá trình giáo dục” (Nguyễn
Đức Chính, 2005, tr. 8-9).
Theo tác giả Phạm Viết Vượng: “Kiểm tra là phương pháp xem xét thường xuyên
q trình học tập của học sinh. Mục đích của kiểm tra là tích cực hóa hoạt động của học sinh, tăng cường chất lượng học tập. Kiểm tra là khâu quan trọng trong quá trình dạy học nhằm đánh giá kết quả học tập” (Phạm Viết Vượng, 2007).
Theo tác giả Đặng Bá Lãm: “Kiểm tra là q trình xác định mục đích, nội dung,
người học trong quá trình học tập, rèn luyện và phát triển” (Đặng Bá Lãm, 2003).
Như vậy, các nhà khoa học và các nhà giáo dục đều cho rằng kiểm tra với nghĩa là nhằm thu thập số liệu, chứng cứ, xem xét, rà sốt lại cơng việc thực tế để đánh giá và nhận xét. Trong hoạt động dạy học mơn Vật lí, có các hình thức như: kiểm tra thường xuyên (kiểm tra hàng ngày), kiểm tra định kì (kiểm tra hết chương, hết phần) và kiểm tra tổng kết (kiểm tra cuối học kì).
Tóm lại, kiểm tra trong giáo dục là nhằm theo dõi thu thập số liệu thông tin về mặt lĩnh vực nào đó làm chứng cứ để đánh giá KQHT, nhằm củng cố, mở rộng, tăng cường việc học tập và phát triển của HS.
1.2.1.2. Đánh giá
Theo Dương Thiệu Tống (2003) “Đánh giá là quá trình thu thập và xử lí kịp thời, có hệ thống thơng tin về hiện trạng và hiệu quả giáo dục, căn cứ vào mục tiêu dạy học, làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động trong giáo dục tiếp theo” (Dương Thiệu Tống, 2003).
Theo Phan Trọng Ngọ (2005): “Đánh giá trong dạy học bao gồm việc thu thập thơng tin về một lĩnh vực nào đó trong dạy học; nhận xét và phán xét đối tượng đó, trên cơ sở đối chiếu các thông tin thu nhận được với mục tiêu được xác định ban đầu”
(Phan Trọng Ngọ, 2005).
Theo Nguyễn Đức Chính (2005), thuật ngữ đánh giá được định nghĩa “Đánh giá là q trình thu thập và xử lí thơng tin một cách có hệ thống nhằm xác định mục tiêu đã và đang đạt được ở mức độ nào” (Nguyễn Đức Chính, 2005).
Theo Trần Bá Hoành (2010): “Đánh giá là một mắt xích trọng yếu trong q trình dạy học. Nó khơng dừng ở sự giải thích thơng tin về trình độ kiến thức, kỹ năng hoặc thái độ của học sinh mà còn gợi ra những định hướng, “bổ khuyết” sai sót hoặc phát huy kết quả” (dẫn theo Đặng Huỳnh Mai, 2010).
Vậy, đánh giá là quá trình thu thập, phân tích và giải thích thơng tin một cách có hệ thống nhằm xác định mức độ đạt đến của các mục tiêu giáo dục. Đánh giá có thể thực hiện thơng qua hai hình thức là định tính hoặc định lượng.
1.2.1.3. KTĐG KQHT
trình thu thập và xử lí thơng tin từ hoạt động học tập của người học, so sánh với mục tiêu đề ra nhằm xác nhận kết quả học tập của người học sau một giai đoạn học tập và cung cấp thông tin phản hồi giúp cải thiện việc dạy và học (Cấn Thị Thanh Hương,
2011).
Theo Trần Khánh Đức (2012): “Kiểm tra đánh giá kết quả học tập là sự so sánh
đối chiếu kiến thức, kỹ năng thái độ thực tế đạt được ở người học để tìm hiểu và chuẩn đốn trước và trong q trình dạy học hoặc sau một quá trình học tập với các kết quả mong đợi đã xác định trong mục tiêu dạy học” (Trần Khánh Đức, 2012, tr. 4).
KTĐG KQHT được xem là q trình thu thập, chỉnh lí, xử lí thơng tin một cách hệ thống những KQHT ở từng giai đoạn khác nhau đối chiếu với mục tiêu dạy học ở từng giai đoạn và cuối cùng đối chiếu với chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học trong Chương trình giáo dục phổ thơng do Bộ GD - ĐT ban hành để đánh giá sự tiến bộ của người học qua từng giai đoạn, đánh giá mức độ đạt chuẩn của người học và cuối cùng là đánh giá chất lượng của quá trình dạy học (với cách hiểu chất lượng là sự trùng hợp với mục tiêu, với chuẩn kiến thức, kĩ năng).
Như vậy, KTĐG KQHT là hai mặt của một q trình, kiểm tra là thu thập thơng tin, số liệu, bằng chứng về kết quả đạt được, đánh giá là so sánh đối chiếu với mục tiêu dạy học đưa ra những phán đoán kết luận về thực trạng và nguyên nhân của kết quả đó. Đánh giá gắn liền với kiểm tra, nằm trong chu trình kín của q trình dạy học.
1.2.2. Quản lí hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí ở trường THPT
1.2.2.1. Quản lí
Thuật ngữ quản lí có rất nhiều định nghĩa khác nhau trong các từ điển và trong nhiều lĩnh vực khoa học (tâm lí học, giáo dục học, quản lí giáo dục,...). Trong q trình hình thành và phát triển lí luận quản lí, thuật ngữ quản lí được các nhà nghiên cứu đưa ra theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Các quan niệm này phản ánh những mặt, những chức năng cơ bản của q trình quản lí. Về cơ bản, các quan niệm đều hướng đến chủ thể, đối tượng quản lí, nội dung, phương thức và mục đích của q trình quản lí.
- Theo Từ điển tiếng Việt (1990): “Quản lí là trơng coi và giữ gìn theo những
yêu cầu nhất định” (Từ điển Tiếng Việt, 1990, tr. 772).
Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh (2001): “Quản lí là hoạt động hay tác động có định hướng,
có chủ đích của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức.” (Vũ Văn Tảo, Bùi Hiền, Nguyễn
Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, 2001, tr. 326).
- Henry Fayol (1998) đưa ra định nghĩa: “Quản lí hành chính là dự đốn và lập
kế hoạch, tổ chức điều khiển, phối hợp và kiểm tra” (dẫn theo Harold Koontz, Cyril
Odonnel, Heinz Eeihrich, 1998). Ông là người đầu tiên nêu một cách rõ ràng các yếu tố của q trình quản lí, cách thức phân tích một q trình quản lí phức tạp thành các chức năng tương đối độc lập và mang tính phổ biến gồm các chức năng: dự đoán - lập kế hoạch; tổ chức; điều khiển; phối hợp; kiểm tra.
- Tác giả Gareth R. Jones và Jennifer M. George (2003), cho rằng: “Quản lí là
hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra tài nguyên nhân sự và các tài nguyên khác nhằm hồn thành có kết quả và có hiệu quả mục tiêu của tổ chức” (Gareth, R. Jones &
Jennifer, M. George, 2003, tr.11).
- Ở góc độ tâm lí học, tác giả Vũ Dũng (2011) quan niệm: “Quản lí là sự tác
động có định hướng, có mục đích, có kế hoạch và có hệ thống thơng tin của chủ thể quản lí đến khách thể của nó” (Vũ Dũng, 2011, tr. 47).
- Dưới góc độ quản lí giáo dục, tác giả Nguyễn Ngọc Quang (1989) cho rằng: “Quản lí là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí đến người lao động
nói chung là khách thể quản lí nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến” (Nguyễn
Ngọc Quang, 1989, tr. 18).
- Tác giả Phạm Viết Vượng (2010) cho rằng: “Quản lí là sự tác động có ý thức
của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan” (Phạm Viết Vượng, 2010).
- Theo tác giả Phan Văn Kha (1999), khái niệm quản lí trong hoạt động giáo dục được hiểu là: “Quản lí là q trình lập kế hoạch, tổ chức lãnh đạo và kiểm tra công
việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được các mục đích đã định” (Phan Văn Kha, 1999, tr. 6).
hoạt động có định hướng có chủ đích của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”
(Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2010).
Từ những điểm chung của các định nghĩa trên, có thể hiểu: Quản lí là tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lí lên khách thể và đối tượng quản lí nhằm đạt được mục tiêu đề ra và làm cho tổ chức vận hành có hiệu quả.
Từ định nghĩa nêu trên ta thấy:
- Quản lí là q trình tác động có mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, KTĐG của chủ thể quản lí đến khách thể, đối tượng quản lí;
- Quản lí là nhằm đạt được mục tiêu đã định theo ý chí của nhà quản lí;
- Quản lí là làm cho tổ chức vận hành có hiệu quả thơng q các chức năng: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và KTĐG công việc của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực sẵn có của tổ chức.
1.2.2.2. Hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí
Hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí của HS là bộ phận cấu thành trong quá trình thực hiện kế hoạch dạy học, trong hệ thống các nguyên tắc dạy học và thực hiện các nội dung dạy học mơn Vật lí.
Hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí là một quá trình được tiến hành có hệ thống, để xác định mức độ đạt được về trình độ nắm kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng trình độ phát triển tư duy và trình độ được giáo dục của HS trong quá trình dạy học.
Hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí của HS là khâu cuối cùng và là khâu quan trọng nhất trong quá trình dạy học mơn Vật lí.
Như vậy, hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí khơng đơn thuần là sự ghi nhận kết quả dạy - học mơn Vật lí, mà còn đề xuất những quyết định làm thay đổi thực trạng để cho nó tốt hơn. Vì vậy, hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí của HS nhằm mục đích:
Một là, làm sáng tỏ mức độ đạt được và chưa đạt được về mục tiêu dạy học, trình
độ kiến thức, kỹ năng và thái độ của HS, từ đó xác định mức độ chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy - học mơn Vật lí.
tìm ra những sai sót, lệch lạc trong nhận thức của HS, giúp HS điều chỉnh hoạt động học, đồng thời giúp cho GV những thông tin ngược để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy của mình.
1.2.2.3. Quản lí hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí
Quản lí hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí là tổng thể các công việc của CBQL, GV và HS, bao gồm việc đề ra cơ chế, chính sách, đề ra các giải pháp thực hiện, phân bổ nguồn lực, tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra để thực hiện một cách tốt nhất tất cả các khâu trong q trình KTĐG nhằm đánh giá chính xác KQHT của người học và giúp cải thiện việc dạy và học.
Quản lí hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí của HS là q trình tác động có mục đích, có kế hoạch, đảm bảo tính pháp lí của các CBQL đến GV và HS trong quá trình dạy học nhằm xác định mức độ đạt được của HS so với yêu cầu của chương trình, với chuẩn kiến thức, kỹ năng mơn học, với mục tiêu của giáo dục và đào tạo. Từ đó, nhà quản lí nắm được thơng tin để điều chỉnh và ra quyết định quản lí tiếp theo.
Chủ thể trực tiếp quản lí KTĐG KQHT mơn Vật lí gồm có tổ chun mơn và đội ngũ GV tham gia trực tiếp vào quá trình giảng dạy và đánh giá KQHT mơn Vật lí của HS. Đây là các lực lượng sư phạm quyết định đến sự thành cơng hay những hạn chế, khuyết điểm, sự chính xác khách quan hay những sai lệch, tiêu cực. Bởi lẽ, đội ngũ GV là những người tham gia từ khâu đầu tiên (xây dựng kế hoạch giảng dạy, kế hoạch kiểm tra, ngân hàng đề kiểm tra, câu hỏi kiểm tra) đến khâu cuối cùng (chấm bài kiểm tra và công bố kết quả đánh giá KQHT) của hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí của HS.
Trên cơ sở lí luận về quản lí hoạt động KTĐG KQHT, chúng tơi có thể nêu khái quát khái niệm quản lí hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí như sau: Quản lí hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí ở trường THPT là hoạt động có mục đích, có kế hoạch, dựa trên cơ sở các nguyên tắc của quá trình trình dạy học, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra, thu thập thông tin về kết quả học tập mơn Vật lí của HS nhằm đánh giá, so sánh, đối chiếu với mục tiêu đã đề ra, giúp GV, HS và các trường THPT đánh giá được chất lượng dạy học, để có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với nội dung chương trình mơn Vật lí.
1.3. Hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí ở trường THPT
1.3.1. Vị trí, vai trị và chức năng của hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí ở trường THPT
1.3.1.1. Vị trí, vai trị của KTĐG KQHT mơn Vật lí ở trường THPT
KTĐG KQHT là một trong những khâu cơ bản và rất quan trọng của quá trình dạy học mơn Vật lí. KTĐG KQHT nhằm cung cấp thơng tin để đánh giá chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy và học mơn Vật lí.
KTĐG KQHT mơn Vật lí là bộ phận hợp thành quan trọng, không thể thiếu của quá trình dạy học bởi muốn biết quá trình dạy học có chất lượng, hiệu quả hay khơng và đến mức độ nào, người GV phải tiến hành KTĐG KQHT của HS. KTĐG KQHT sẽ cung cấp thông tin phản hồi có ý nghĩa quan trọng đối với cả GV và HS. Đó là các thơng tin về khả năng nhận thức, thái độ, mức độ thành thạo các kĩ năng của HS đáp ứng mục tiêu học tập. Dựa vào đó GV và HS sẽ phát hiện ra thực trạng học tập của HS cũng như nguyên nhân dẫn đến kết quả đó. Đây là cơ sở để GV điều chỉnh hoạt động dạy và HS điều chỉnh hoạt động học. Có thể nói kết quả KTĐG KQHT sẽ là căn cứ khởi đầu cho một chu trình dạy học tiếp theo với chất lượng cao hơn và là động lực để thúc đẩy sự đổi mới q trình dạy học mơn Vật lí ở trường THPT.
1.3.1.2. Chức năng của KTĐG KQHT mơn Vật lí ở trường THPT
KTĐG KQHT mơn Vật lí của HS trong giáo dục nói chung và trong các trường THPT nói riêng thể hiện một số chức năng cơ bản sau:
(1) Chức năng định hướng
KTĐG KQHT của HS trước khi tiến hành dạy học sẽ giúp GV thu được thông tin về kiến thức, kĩ năng, thái độ học tập mơn học của HS, nhờ đó mà dự báo được kết quả dự kiến mà họ có thể đạt được trong q trình học tập, đồng thời xác định được những điểm mạnh và điểm yếu của họ. Qua đó, GV có thể hướng dẫn HS học tập một cách phù hợp với sở trường, trình độ, khả năng nhận thức để có hiệu quả học tập tốt nhất.
Nhờ có việc KTĐG KQHT này mà GV có thể xác định mục tiêu, thiết kế nội dung, lựa chọn phương pháp, phương tiện, hình thức dạy học,... phù hợp với HS. Đối với HS, thơng qua hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí sẽ biết được khả năng trình độ học tập hiện tại của bản thân, biết được những tri thức, kĩ năng đã nắm vững, những
kiến thức, kĩ năng mơn Vật lí cịn thiếu sót để lập hoạch học tập phù hợp.
(2) Chức năng xác nhận
Chức năng này thể hiện xác định mức độ HS đạt được các mục tiêu học tập đến mức độ nào, cung cấp thông tin cho HS biết HS đã đạt hay chưa đạt yêu cầu của môn