1.3. Hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ở trường THPT
1.4.3. Nội dung quản lí hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí ở trường
1.4.3.1. Quản lí việc lập kế hoạch KTĐG KQHT mơn Vật lí
Mơn Vật lí nói riêng và các mơn học nói chung đều có các mục đích, u cầu, nội dung và số cột điểm kiểm tra khác nhau. Về nguyên tắc phải có sự thống nhất tuyệt
đối giữa các cấp kế hoạch: kế hoạch KTĐG KQHT của trường, kế hoạch KTĐG KQHT của tổ chuyên môn và kế hoạch KTĐG KQHT của GV. Để việc xây dựng kế hoạch KTĐG KQHT môn Vật lí đạt hiệu quả, Hiệu trưởng (HT) cần thực hiện các nội dung sau:
- HT hoặc có thể phân cơng Phó Hiệu trưởng chun mơn (PHT CM) xây dựng kế hoạch tổng thể về công tác KTĐG KQHT của các môn học. Đồng thời phổ biến kế hoạch này đến toàn thể GV và HS trong đơn vị;
- Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn (TTCM) phổ biến cho GV các quy chế, quy định về hình thức, phương pháp kiểm tra đối với các bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kì, kiểm tra lại đối với mơn Vật lí;
- Chỉ đạo TTCM thảo luận thống nhất để xây dựng kế hoạch KTĐG KQHT mơn Vật lí chung cho cả tổ. Đồng thời, HT chỉ đạo TTCM yêu cầu GV xây dựng kế hoạch KTĐG KQHT của cá nhân theo học kỳ và theo năm học;
- Để kiểm tra việc lập kế hoạch KTĐG KQHT mơn Vật lí, HT hoặc PHT CM sẽ là người trực tiếp kiểm duyệt kế hoạch của tổ chuyên môn. Riêng đối với kế hoạch KTĐG KQHT mơn Vật lí của các GV, HT có thể phân cơng cho TTCM kiểm duyệt, sau đó báo cáo lại cho HT.
1.4.3.2. Quản lí việc xây dựng ngân hàng câu hỏi và ra đề kiểm tra mơn Vật lí
Để cơng tác xây dựng ngân hàng câu hỏi và soạn đề kiểm tra cho mơn Vật lí đạt hiệu quả, trước hết HT cần tổ chức tập huấn cho CBQL, GV dạy mơn Vật lí nắm vững cách biên soạn đề kiểm tra theo đúng qui trình sau:
- Xác định hình thức, nội dung và mức độ kiểm tra; - Thiết lập ma trận đề kiểm tra;
- Xác định số lượng, hình thức câu hỏi theo ma trận đề kiểm tra; - Thiết kế câu hỏi theo ma trận đề kiểm tra;
- Xây dựng đáp án và biểu điểm.
Trên cơ sở quy trình và yêu cầu ra đề kiểm tra, HT phân công cho PHT CM và TTCM hỗ trợ quản lí tốt cơng tác ra đề kiểm tra của GV thông qua các công việc sau đây:
soạn đề kiểm tra bám sát chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng của mơn Vật lí;
- HT phân cơng PHT CM chỉ đạo TTCM kiểm tra quy trình ra đề kiểm tra của các GV, kiểm duyệt đề kiểm tra định kỳ, học kỳ và đề kiểm tra lại của GV;
- Đặc biệt, HT cần quan tâm chỉ đạo tổ chuyên xây dựng ngân hàng câu hỏi mơn Vật lí. Trong đó, quan trọng nhất là các câu hỏi trong ngân hàng cần được TTCM kiểm tra tính chính xác về nội dung, mức độ dễ, khó và được sắp xếp khoa học theo một trật tự nhất định. Số lượng câu hỏi trong ngân hàng đề phải nhiều để việc lựa chọn câu hỏi ra đề kiểm tra khách quan hơn.
1.4.3.3. Quản lí cơng tác sao in và bảo mật đề kiểm tra mơn Vật lí
Đối với hình thức kiểm tra thường xun: TTCM chỉ đạo GV ra đề, đáp án và tự sao in đề kiểm tra các lớp mà mình phụ trách. Đồng thời chịu trách nhiệm về tính bảo mật của đề kiểm tra đó.
Đối với hình thức kiểm tra định kỳ:
- Hiệu trưởng phân công PHT CM chỉ đạo TTCM phân công các GV trong tổ thống nhất ra đề kiểm tra, đáp án và nộp về TTCM. Đồng thời chỉ đạo TTCM sao in đề kiểm tra đúng số lượng quy định đồng thời phải đảm bảo tính bảo mật của đề kiểm tra.
Đối với hình thức kiểm tra học kỳ:
- HT phân công PHT CM chỉ đạo TTCM phân công các GV trong tổ ra đề kiểm tra, đáp án và nộp về TTCM ;
- HT chỉ đạo TTCM duyệt đề kiểm tra học kỳ của GV ;
- HT hoặc PHT CM tiếp nhận và quản lí đề kiểm tra, đáp án theo đúng quy định; - HT ra quyết định thành lập Hội đồng sao in đề kiểm tra theo quy định: HT, các PHT và một số thành viên tổ Văn phòng. Kiểm tra, giám sát việc sao in đề kiểm tra Vật lí cũng như các mơn cịn lại cho tồn thể HS của nhà trường.
1.4.3.4. Quản lí cơng tác tổ chức thực hiện các tiết kiểm tra mơn Vật lí trên lớp
Việc quản lí cơng tác tổ chức thực hiện các bài kiểm tra trên lớp theo quy định là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến việc kết quả KTĐG KQHT có trung thực, cơng bằng hay khơng. Để thực hiện tốt cơng tác quản lí việc tổ chức thực hiện các tiết kiểm tra trên lớp, HT cần quan tâm thực hiện thường xuyên công tác sau:
hiện quy chế KTĐG KQHT đối với GV và HS ;
- Chỉ đạo PHT CM phối hợp với TTCM tổ chức cho HS kiểm tra tập trung đối với các bài kiểm tra định kỳ (đặc biệt là đối với HS lớp 12) theo đúng tiết của phân phối chương trình và vào cuối học kỳ theo kế hoạch kiểm tra của Sở GD - ĐT.
1.4.3.5. Quản lí việc chấm, trả bài kiểm tra mơn Vật lí, ghi điểm và nhập điểm vào phần mềm quản lí điểm
Một nội dung quản lí khác cũng ảnh hưởng nhiều đến kết quả trung thực và cơng bằng đối với kết đó quả học tập mơn Vật lí của HS là cơng tác quản lí việc chấm, trả bài kiểm tra, ghi điểm và nhập điểm vào phần mềm quản lí điểm. Để thực hiện tốt nội dung quản lí này, HT cần phải thực hiện tốt một số nội dung sau:
- Chỉ đạo PHT CM phổ biến cho GV những quy định về chấm bài kiểm tra, việc bảo quản bài kiểm tra sau khi chấm;
- Hiệu trưởng (hoặc PHT CM) chỉ đạo TTBM Vật lí tổ chức cho GV thống nhất đáp án, biểu điểm và chấm tập thể (10 bài);
- Chỉ đạo TTCM chấm xác xuất lại một số bài kiểm tra đã chấm để đánh giá tính chính xác và sự đều tay giữa các GV trong tổ chuyên môn;
- Chỉ đạo TTCM nhắc nhở GV sau khi chấm trả bài, phải thực hiện đúng quy định về thời gian ghi điểm vào sổ gọi tên ghi điểm và học bạ của HS;
- Hiệu trưởng (hoặc PHT CM) chỉ đạo, phân công GV kiểm tra chéo việc GV nhập điểm vào phần mềm và ghi điểm vào học bạ của HS.
1.4.3.6. Quản lí việc đánh giá xếp loại KQHT mơn Vật lí của HS
KQHT mơn Vật lí của HS ở trường THPT chỉ được công nhận khi GV đánh giá xếp loại đúng Quy chế đánh giá xếp loại HS THPT do Bộ GD - ĐT ban hành. Để quản lí tốt cơng tác đánh giá xếp loại KQHT của HS theo đúng quy chế, trước hết HT cần phải thực hiện các nội dung sau:
- TTCM chỉ đạo và phổ biến quy chế đánh giá xếp loại KQHT mơn Vật lí cho GV và HS nắm rõ;
- HT chỉ đạo TTCM kiểm tra, giám sát và quản lí hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí của GV;
KQHT;
- Tổ chức họp xét duyệt KQHT cuối học kỳ và cuối năm học;
- Chỉ đạo PHT CM phối hợp TTCM giải quyết thỏa đáng các khiếu nại về kết quả đánh giá xếp loại mơn Vật lí của HS (nếu có).
1.4.3.7. Quản lí cơng tác bồi dưỡng nghiệp vụ KTĐG KQHT cho GV giảng dạy mơn Vật lí
Bồi dưỡng đội ngũ GV về năng lực chun mơn, nghiệp vụ dạy học mơn Vật lí nói chung và nghiệp vụ KTĐG KQHT mơn Vật lí nói riêng là u cầu rất cần thiết. Vì khi hiểu rõ cơng việc và cách thức tiến hành thì GV mới có thể thực hiện tốt cơng việc này. Đây cũng là nhu cầu cần được thực hiện thường xuyên, liên tục đối với GV và CBQL. Để quản lí tốt cơng tác bồi dưỡng nghiệp vụ KTĐG mơn Vật lí cho các GV, HT có thể thực hiện thơng qua các công việc sau:
- TTBM chỉ đạo GV soạn đề kiểm tra theo đúng quy trình;
- Chỉ đạo TTCM cử GV tham dự các lớp tập huấn về đổi mới hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí do Sở GD - ĐT tổ chức;
- Chỉ đạo PHT CM tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về đổi mới hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí trong nhà trường và các trường trong cụm thi đua;
- Tổ chức cho GV giảng dạy mơn Vật lí giao lưu với trường bạn để học tập, trao đổi kinh nghiệm về đổi mới KTĐG KQHT.
1.4.3.8. Quản lí các điều kiện CSVC - KT, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí ở trường THPT
Quản lí các điều kiện CSVC - KT, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí gồm ba u cầu liên quan với nhau: đảm bảo có đủ phương tiện; sử dụng và bảo quản tốt.
Hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí có hiệu quả hay khơng là phụ thuộc một phần vào điều kiện CSVC - KT, trang thiết bị của nhà trường. Các CSVC - KT, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động KTĐG KQHT gồm: máy vi tính, máy in; máy chấm trắc nghiệm; phần mềm trộn câu hỏi trắc nghiệm khách quan, phần mềm hỗ trợ xây dựng ngân hàng đề; phần mềm nhập điểm và quản lí điểm, xếp loại KQHT của HS và các điều kiện trong các phòng như bàn, ghế, quạt,…
1.4.4. Phương pháp quản lí hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí ở trường THPT
Thơng qua KTĐG KQHT mơn Vật lí của HS, CBQL và GV có thể làm căn cứ để đánh giá kết quả quản lí của mình. Bởi vì KQHT của HS chính là kết quả giảng dạy của GV và thơng qua kết quả KTĐG KQHT của HS, GV có thể điều chỉnh q trính dạy học. Mặt khác, thơng qua việc tổ chức kiểm tra nghiêm túc, đánh giá công bằng và khách quan giúp người dạy điều chỉnh hoạt động dạy của mình, kích thích tính tự giác học tập của HS. Để quản lí tốt, CBQL có thể sử dụng các phương pháp sau:
1.4.4.1. Phương pháp hành chánh
Phương pháp này được Ban giám hiệu sử dụng để:
- Ra các mệnh lệnh bằng văn bản dựa trên thẩm quyền đã được quy định trong các văn bản pháp quy;
- Kiểm tra kế hoạch KTĐG KQHT của tổ CM Vật lí và của GV;
- Thu thập thông tin từ các bảng điểm, các báo cáo bằng văn bản để đánh giá, phát hiện những yếu tố tích cực, đo chính xác mức độ sai lệch nhằm điều chỉnh cách dạy, cách KTĐG KQHT cho phù hợp.
1.4.4.2. Phương pháp tổ chức
Đây là phương pháp quan trọng nhất, nó giúp cho các CBQL thực hiện tốt các kế hoạch đã đề ra. Nhờ vào phương pháp này, các CBQL có thể:
- Lập kế hoạch KTĐG KQHT từ đầu năm học;
- Thông báo, truyền đạt mệnh lệnh cho cấp dưới thực hiện; - Hướng dẫn, động viên, giúp đỡ GV thực hiện mệnh lệnh;
- Dự giờ thăm lớp, kiểm tra hướng dẫn thực hiện kế hoạch bài học;
- Tổ chức dạy học chuyên đề, thao giảng, hội giảng nhằm tạo điều kiện cho GV có điều kiện học tập kinh nghiệm lẫn nhau;
- Tạo điều kiện về vật chất lẫn tinh thần cho GV tự học, tự bồi dưỡng, tham dự các lớp bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chun đề về KTĐG KQHT mơn Vật lí.
1.4.4.3. Phương pháp tâm lí
Ban giám hiệu, TTCM tổ Vậy lí thường áp dụng phương pháp này để tác động đến cấp dưới, làm cho họ tin cậy, ủng hộ, phục tùng, tuân theo một cách tự giác. Để
thực hiện tốt phương pháp này, CBQL nhà trường cần phải xây dựng niềm tự hào về chất lượng giảng dạy, học tập và thể hiện sự quan tâm, đánh giá đúng năng lực của GV và HS để khen thưởng, tơn vinh kịp thời. Vì vậy, u cầu CBQL phải là người có đủ uy tín và có thời gian quan tâm, động viên cấp dưới.
1.4.5. Chức năng quản lí hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí ở trường THPT
Theo Trần Khánh Đức (2014), các chức năng cơ bản của quản lí bao gồm: dự báo, lập kế hoạch; tổ chức thực hiện; chỉ đạo, lãnh đạo; giám sát, kiểm tra, đánh giá. Bốn chức năng này trong q trình quản lí được thực hiện liên tiếp, đan xen vào nhau, phối hợp và bổ sung cho nhau tạo thành một chu trình quản lí và được thể hiện qua sơ đồ sau (Trần Khánh Đức, 2014, tr. 401 - tr.402).
Sơ đồ 1.1. Mối liên hệ giữa các chức năng quản lí
Theo Harold Koontz, Cyril Odonnell và Heinz Weihrich (1998) đã đề ra 04 chức năng quản lí: chức năng kế hoạch hóa; chức năng tổ chức; chức năng chỉ đạo; chức năng kiểm tra, đánh giá (Harold Koontz, Cyril O’donnel, Heinz Weihrich, 1998).
Như vậy, quản lí việc KTĐG KQHT mơn Vật lí ở trường THPT được xây dựng dựa trên các chức năng cơ bản của cơng tác quản lí. Quản lí hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí là q trình gồm các chức năng như sau: xây dựng kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch.
1.4.5.1. Chức năng hoạch định (xây dựng kế hoạch)
Là chức năng cơ bản nhất, chức năng này định hướng tồn bộ các hoạt động của cả q trình quản lí, là cơ sở để nhà quản lí huy động tối đa các nguồn lực phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, là căn cứ để KTĐG quá trình thực hiện mục tiêu và là căn
Dự báo/lập kế hoạch
Mơi trường bên ngồi
Các nguồn lực của tổ chức
Nhà quản lí Cơng việc - Nhân sự
Mục tiêu của tổ chức
Kiểm tra/đánh giá Chỉ đạo/lãnh đạo
cứ để KTĐG quá trình thực hiện nhiệm vụ của tổ chức tại đơn vị mình.
Bộ GD - ĐT (2009), “Chỉ đạo chuyên môn giáo dục trường THPT”, việc lập kế hoạch KTĐG cấp trường có thể tiến hành theo 6 bước cơ bản: (1) chuẩn bị; (2) lập khung đánh giá kết quả học tập của HS; (3) xác định ưu tiên và hình thành các hoạt động; (4) xây dựng các chương trình hành động; (5) hình thành kế hoạch KTĐG mơn học; (6) kiểm tra tính khả thi của kế hoạch (Bộ GD - ĐT, 2009).
1.4.5.2. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch
Tổ chức là quy trình thiết kế bộ máy sắp xếp, bố trí sử dụng và phát triển các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu chung (Nguyễn Thành Vinh, 2012, tr.75).
Theo Hồ Văn Liên (2007): “Chỉ đạo là quá trình liên kết liên hệ giữa các thành
viên trong tổ chức, tập hợp động viên và hướng dẫn điều hành họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức” (Hồ Văn Liên, 2007).
Tóm lại, chức năng tổ chức trong quản lí là việc thiết kế cơ cấu sao cho phù hợp với mục tiêu. Chủ thể quản lí tổ chức bộ máy, phân cơng người thực hiện kế hoạch đã xây dựng ở trên.
1.4.5.3. Chức năng kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch
Theo Trần Kiểm (2008): “Kiểm tra chỉ một hoạt động nhằm thẩm định xác định
một hành vi của cá nhân hay một tổ chức trong quá trình thực hiện quyết định” (Trần
Kiểm, 2008).
Kiểm tra là một chức năng cơ bản và quan trọng của quản lí. Có thể nói rằng
“Khơng có kiểm tra là khơng có quản lí”. Kiểm tra trong quản lí là một nỗ lực có hệ
thống nhằm thực hiện ba chức năng: phát hiện, điều chỉnh và khuyến khích (Hồ Văn Liên, 2007).
Như vậy, trong quản lí, cơng tác kiểm tra, giám sát là rất quan trọng. Để biết được kế hoạch của nhà trường đã được thực hiện đến đâu và đạt đến mức độ nào, đòi hỏi các CBQL phải thường xuyên kiểm tra, giám sát. Thông qua kiểm tra, giám sát người CBQL có thể phát hiện thiếu sót trong q trình thực hiện để điều chỉnh kịp thời