1.3. Hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ở trường THPT
1.4.5. Chức năng quản lí hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí ở trường
Theo Trần Khánh Đức (2014), các chức năng cơ bản của quản lí bao gồm: dự báo, lập kế hoạch; tổ chức thực hiện; chỉ đạo, lãnh đạo; giám sát, kiểm tra, đánh giá. Bốn chức năng này trong q trình quản lí được thực hiện liên tiếp, đan xen vào nhau, phối hợp và bổ sung cho nhau tạo thành một chu trình quản lí và được thể hiện qua sơ đồ sau (Trần Khánh Đức, 2014, tr. 401 - tr.402).
Sơ đồ 1.1. Mối liên hệ giữa các chức năng quản lí
Theo Harold Koontz, Cyril Odonnell và Heinz Weihrich (1998) đã đề ra 04 chức năng quản lí: chức năng kế hoạch hóa; chức năng tổ chức; chức năng chỉ đạo; chức năng kiểm tra, đánh giá (Harold Koontz, Cyril O’donnel, Heinz Weihrich, 1998).
Như vậy, quản lí việc KTĐG KQHT mơn Vật lí ở trường THPT được xây dựng dựa trên các chức năng cơ bản của cơng tác quản lí. Quản lí hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí là q trình gồm các chức năng như sau: xây dựng kế hoạch; tổ chức; chỉ đạo thực hiện kế hoạch và kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch.
1.4.5.1. Chức năng hoạch định (xây dựng kế hoạch)
Là chức năng cơ bản nhất, chức năng này định hướng toàn bộ các hoạt động của cả q trình quản lí, là cơ sở để nhà quản lí huy động tối đa các nguồn lực phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, là căn cứ để KTĐG quá trình thực hiện mục tiêu và là căn
Dự báo/lập kế hoạch
Mơi trường bên ngồi
Các nguồn lực của tổ chức
Nhà quản lí Cơng việc - Nhân sự
Mục tiêu của tổ chức
Kiểm tra/đánh giá Chỉ đạo/lãnh đạo
cứ để KTĐG quá trình thực hiện nhiệm vụ của tổ chức tại đơn vị mình.
Bộ GD - ĐT (2009), “Chỉ đạo chuyên môn giáo dục trường THPT”, việc lập kế hoạch KTĐG cấp trường có thể tiến hành theo 6 bước cơ bản: (1) chuẩn bị; (2) lập khung đánh giá kết quả học tập của HS; (3) xác định ưu tiên và hình thành các hoạt động; (4) xây dựng các chương trình hành động; (5) hình thành kế hoạch KTĐG mơn học; (6) kiểm tra tính khả thi của kế hoạch (Bộ GD - ĐT, 2009).
1.4.5.2. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch
Tổ chức là quy trình thiết kế bộ máy sắp xếp, bố trí sử dụng và phát triển các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu chung (Nguyễn Thành Vinh, 2012, tr.75).
Theo Hồ Văn Liên (2007): “Chỉ đạo là quá trình liên kết liên hệ giữa các thành
viên trong tổ chức, tập hợp động viên và hướng dẫn điều hành họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức” (Hồ Văn Liên, 2007).
Tóm lại, chức năng tổ chức trong quản lí là việc thiết kế cơ cấu sao cho phù hợp với mục tiêu. Chủ thể quản lí tổ chức bộ máy, phân công người thực hiện kế hoạch đã xây dựng ở trên.
1.4.5.3. Chức năng kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch
Theo Trần Kiểm (2008): “Kiểm tra chỉ một hoạt động nhằm thẩm định xác định
một hành vi của cá nhân hay một tổ chức trong quá trình thực hiện quyết định” (Trần
Kiểm, 2008).
Kiểm tra là một chức năng cơ bản và quan trọng của quản lí. Có thể nói rằng
“Khơng có kiểm tra là khơng có quản lí”. Kiểm tra trong quản lí là một nỗ lực có hệ
thống nhằm thực hiện ba chức năng: phát hiện, điều chỉnh và khuyến khích (Hồ Văn Liên, 2007).
Như vậy, trong quản lí, cơng tác kiểm tra, giám sát là rất quan trọng. Để biết được kế hoạch của nhà trường đã được thực hiện đến đâu và đạt đến mức độ nào, đòi hỏi các CBQL phải thường xuyên kiểm tra, giám sát. Thông qua kiểm tra, giám sát người CBQL có thể phát hiện thiếu sót trong q trình thực hiện để điều chỉnh kịp thời hoặc có biện pháp khắc phục để thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Tóm lại, quản lí hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí ở trường THPT bao gồm các tiêu chí sau đây: (1) mục tiêu quản lí hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí ở trường
THPT; (2) phân cấp quản lí hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí ở trường THPT; (3) nội dung quản lí hoạt động KTĐG KQHT môn Vật lí ở trường THPT; (4) phương pháp quản lí hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí ở trường THPT; (5) chức năng quản lí hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí ở trường THPT.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí ở trường THPT
1.5.1. Yếu tố chủ quan
1.5.1.1. Nhận thức của CBQL, GV và HS về đổi mới KTĐG KQHT mơn Vật lí
Yếu tố nhận thức được xác định là một yếu tố có ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động KTĐG KQHT và cơng tác quản lí hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí. Trong đó nhận thức của chính các nhà quản lí ảnh hưởng khơng nhỏ. Nếu nhận thức khơng đúng sẽ dẫn tới những quyết định sai lầm và ngược lại nếu họ có nhận thức đúng đắn sẽ giúp họ đưa ra những tác động tích cực và những quyết định đúng đắn đến hoạt động KTĐG KQHT.
Bên cạnh đó, nếu GV và HS có nhận thức đúng đắn về vai trị, ý nghĩa hoạt động KTĐG KQHT, nhận thức đầy đủ quy chế thi, kiểm tra sẽ giúp họ có những hành động đúng. Ngược lại nếu nhận thức sai hoặc không đầy đủ sẽ khiến họ coi nhẹ hoạt động này, thậm chí có những tác động tiêu cực. Điều này sẽ là rào cản đến q trình quản lí của các CBQL.
Yếu tố nhận thức có ảnh hưởng tới tồn bộ hoạt động KTĐG KQHT và công tác quản lí hoạt động KTĐG KQHT. Do vậy, trong q trình quản lí hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí cần phải được các CBQL, GV, HS nhận thức đúng vai trò của KTĐG KQHT và có kiến thức nhất định về KTĐG KQHT của HS thông qua việc thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về KTĐG KQHT nói chung, quy chế thi, kiểm tra, nghiệp vụ soạn đề kiểm tra mơn Vật lí nói riêng,...
1.5.1.2. Kỹ năng sử dụng phương pháp KTĐG KQHT mơn Vật lí của GV
Sử dụng phương pháp KTĐG KQHT mơn Vật lí của GV có vai trị hết sức quan trọng tới KQHT của HS. Trong quản lí hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí cần chỉ đạo áp dụng nhiều phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau (vấn đáp, tự luận, trắc
những sai sót về kiến thức cho HS kịp thời.
Các phương pháp KTĐG KQHT mơn Vật lí đang được sử dụng phổ biến trong các trường THPT hiện nay chủ yếu giới hạn trong các bài kiểm tra trên giấy dưới hai hình thức quen thuộc là tự luận và trắc nghiệm khách quan. Cả hai hình thức này đều phù hợp để chứng minh việc tiếp thu kiến thức, riêng với hình thức tự luận cho phép HS chứng tỏ kỹ năng lí luận, diễn đạt bằng ngơn ngữ và trình bày theo một cấu trúc hợp lí.
Bên cạnh những phương pháp đã biết có thể kể một vài phương pháp KTĐG KQHT mới có tính thực tiễn cao như: đánh giá qua đề án hoặc đánh giá kỹ năng thực hành của HS (ví dụ như kiểm tra kỹ năng làm thực hành, xử lí số liệu đối với các bài thực hành đã được quy định trong phân phối chương trình). Chuyển từ việc tập trung nhiều đến KTĐG KQHT cuối học kỳ sang sử dụng ngày càng nhiều các KTĐG KQHT thường xuyên sau từng phần, từng chương nhằm đánh giá được toàn diện hơn, đầy đủ hơn việc tiếp thu kiến thức của HS; chuyển từ việc chỉ quan tâm đến đánh giá nhận thức sang đánh giá kỹ năng, năng lực của HS.
Xu hướng hiện nay nhấn mạnh đến việc kết hợp nhiều chủ thể đánh giá (tự đánh giá, HS đánh giá lẫn nhau) để có thêm nhiều thơng tin phản hồi và giúp HS phát triển kỹ năng đánh giá, tự đánh giá; chuyển từ KTĐG KQHT độc lập với quá trình dạy và học sang KTĐG KQHT là một bộ phận tích hợp của q trình dạy và học nhằm giúp GV có những thơng tin về hoạt động dạy và học tại mọi thời điểm.
1.5.1.3. Ý thức tuân thủ các nguyên tắc của KTĐG KQHT mơn Vật lí
Trong q trình tổ chức và thực hiện hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí cần nghiêm túc tuân thủ các nguyên tắc. Thực tế cho thấy hiện nay là đội ngũ những người làm giáo dục đã và đang trực tiếp hoặc gián tiếp vi phạm nguyên tắc của KTĐG KQHT. Điều này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới mục đích, ý nghĩa của hoạt động này.
1.5.1.4. Nội dung KTĐG KQHT mơn Vật lí theo mục tiêu bài học và phù hợp với trình độ, năng lực của HS
Nội dung KTĐG KQHT mơn Vật lí theo mục tiêu bài học và phù hợp với trình độ, năng lực của HS cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến KQHT
mơn Vật lí của HS. Vì vậy, GV cần phải căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học; yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ của HS ở từng lớp học mà ra đề kiểm tra phù hợp với trình độ, năng lực của HS ở từng lớp học. Nếu GV làm tốt cơng tác này có thể tạo nên niềm tin ở HS về năng lực của bản thân, từ đó có tác dụng động viên, khuyến khích các em phấn đấu hơn nữa trong quá trình học tập và khơi gợi tinh thần yêu thích mơn Vật lí ở trường THPT.
1.5.2. Yếu tố khách quan
1.5.2.1. Chủ trương, chính sách, định hướng của các cấp lãnh đạo
Chủ trương, chính sách, định hướng của lãnh đạo là yếu tố quan trọng để cơng tác quản lí bồi dưỡng có điều kiện phát huy theo hướng tốt hơn. Chủ trương, chính sách, định hướng của cấp trên phù hợp, thuận lợi có thể giúp cơng tác quản lí bồi dưỡng đạt kết quả tốt và ngược lại.
1.5.2.2. Tiêu chí thi đua của nhà trường về chất lượng giảng dạy của GV dạy mơn Vật lí
Tiêu chí thi đua của nhà trường về chất lượng giảng dạy của GV cũng có vai trò ảnh hưởng nhất định đến hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí ở trường THPT. Cụ thể nếu tiêu chí thi đua của nhà trường địi hỏi chất lượng giảng dạy của GV cao hơn so với năng lực thật sự của HS thì GV có thể ra đề kiểm tra có các câu hỏi ở mức độ dễ (biết) nhiều hơn các mức độ còn lại nhằm nâng cao kết quả về chất lượng giảng dạy của bản thân.
1.5.2.3. Chế độ, chính sách dành cho hoạt động KTĐG KQHT
Chế độ, chính sách dành cho cán bộ, GV tham gia hoạt động KTĐG KQHT có tác động rất lớn kết quả KTĐG. Nếu chế độ, chính sách dành cho CBQL, GV tham gia hoạt động KTĐG phù hợp sẽ góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm, khả năng chuyên môn, cũng như hạn chế được những tiêu cực thúc đẩy đổi mới KTĐG. Tuy nhiên, thực tế chế độ, chính sách hiện nay của nhà nước là chưa phù hợp, chậm được đổi mới; CSVC - KT, trang thiết bị thiếu thốn khiến cho việc tổ chức, triển khai gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Đây là nguyên nhân, là rào cản cho tiến trình đổi mới cũng như duy trì hoạt động KTĐG KQHT.
Tiểu kết Chương 1
Quản lí hoạt động KTĐG KQHT đã thu hút được sự quan tâm khá lớn của các nhà nghiên cứu, có nhiều cơng trình của các tác giả nghiên cứu về vấn đề này ở ngoài nước và trong nước. Các tác giả tập trung vào việc nghiên cứu vấn đề KTĐG KQHT ở nhiều góc độ khác nhau nhưng tất cả các tác giả đều nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của KTĐG KQHT, tập trung nhiều ở lí luận và thực hành hoạt động KTĐG KQHT các mơn học thơng qua: mục đích, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức KTĐG KQHT của HS.
Quản lí hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí thơng qua các nội dung cụ thể như: quản lí việc lập kế hoạch KTĐG KQHT mơn Vật lí; quản lí việc xây dựng ngân hàng câu hỏi và ra đề kiểm tra mơn Vật lí; quản lí cơng tác sao in và bảo mật đề kiểm tra; quản lí việc thực hiện các tiết kiểm tra mơn Vật lí trên lớp; quản lí việc chấm, trả bài kiểm tra mơn Vật lí, ghi điểm và nhập điểm vào phần mềm quản lí điểm; quản lí việc đánh giá xếp loại KQHT mơn Vật lí của HS; quản lí cơng tác bồi dưỡng nghiệp vụ KTĐG KQHT cho GV giảng dạy mơn Vật lí. Q trình quản lí hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí phải được thực hiện theo một quy trình khép kín: bắt đầu từ việc xây dựng kế hoạch KTĐG, đến việc tổ chức, chỉ đạo và giám sát việc thực hiện các nội dung quản lí nêu trên và cuối cùng là điều chỉnh những thiếu sót, hạn chế khi cần thiết để đạt được hiệu quả tốt hơn trong những hoạt động kế tiếp. Đồng thời, đây cũng là một quá trình phức tạp, chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: nhận thức của CBQL, GV và HS; kỹ năng sử dụng phương pháp KTĐG của GV; ý thức tuân thủ các nguyên tắc của KTĐG; nội dung KTĐG theo mục tiêu bài học và phù hợp với trình độ, năng lực của HS;…
Xuất phát từ việc nghiên cứu những nội dung lí luận về quản lí hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí ở trường THPT, người nghiên cứu có cơ sở để phân tích thực trạng hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí ở trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long và quản lí hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí ở trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp đổi mới quản lí hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí ở trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MƠN VẬT LÍ Ở TRƯỜNG
THPT HUYỆN LONG HỒ, TỈNH VĨNH LONG