3.1.1. Cơ sở pháp lí
KTĐG KQHT của HS là một hoạt động mang tính chất pháp chế được quy định trong các văn bản pháp quy của Nhà nước, của Bộ GD - ĐT và của Sở GD - ĐT. Vì thế, các biện pháp đề ra cũng phải bảo đảm tuân thủ đúng các quy định chung của ngành, của cấp học, bậc học về công tác KTĐG KQHT.
Cơ sở pháp lí để đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí ở các trường THPT là các văn bản pháp quy sau đây:
- Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc Hội trong đó có đề ra yêu cầu đổi mới “Kế thừa và phát triển những ưu điểm của chương trình, sách giáo
khoa giáo dục phổ thơng hiện hành, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của nền văn hóa Việt Nam và phù hợp với xu thế quốc tế, đồng thời đổi mới toàn diện mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, thi, kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục theo yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; khắc phục tình trạng quá tải; tăng cường thực hành và gắn với thực tiễn cuộc sống. Việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông được tiến hành đồng bộ, công khai, minh bạch, tiếp thu rộng rãi ý kiến của nhân dân, các nhà khoa học, nhà giáo và người học”.
- Luật giáo dục (năm 2005) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục (năm 2009).
- Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD – ĐT). Các quy định về đánh giá KQHT của HS được quy định rõ tại điều 28 của Điều lệ này.
- Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm
2011 của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT).
- Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 của Bộ GD - ĐT về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thơng hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất HS từ năm học 2017 - 2018, trong đó yêu cầu một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm học là “Nhà trường, tổ/nhóm chun mơn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phù hợp với kế hoạch giáo dục từng môn học, hoạt động giáo dục của nhà trường theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Tuyệt đối không kiểm tra, đánh giá những nội dung, bài tập, câu hỏi vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thơng hiện hành. Thực hiện đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh bằng các hình thức khác nhau: đánh giá qua việc quan sát các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở hoặc sản phẩm học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra hiện hành (đối với cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông)”.
- Hướng dẫn số 1588/HD-SGDĐT của Sở GD - ĐT Vĩnh Long về việc thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học năm học 2017 - 2018 đã nêu một trong những nhiệm vụ quan trọng trong đổi mới KTĐG KQHT của HS là “Thực hiện nghiêm túc việc xây
dựng đề kiểm tra cuối học kì, cuối năm học theo ma trận và viết câu hỏi phục vụ ma trận đề. Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập (tự luận hoặc/và trắc nghiệm) theo 4 mức độ yêu cầu: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh ở từng học kì và từng khối lớp, giáo viên và nhà trường xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu trong bài kiểm tra trên nguyên tác đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỉ lệ các câu hỏi và bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng cao”.
- Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT của Bộ GD - ĐT đã quy định “Cơ sở giáo
dục được vận động, tiếp nhận các khoản tài trợ để thực hiện các nội dung: Trang bị thiết bị, đồ dùng phục vụ dạy và học; thiết bị nghiên cứu khoa học; cải tạo, sửa chữa, xây dựng các hạng mục cơng trình phục vụ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục. Hỗ
trợ hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiêm cứu khoa học trong lĩnh vực giáo dục”.
3.1.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn
Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực trạng quản lí hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí ở trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long đã trình bày trong chương 1 và chương 2, chúng tôi đề xuất các biện pháp đổi mới quản lí hoạt động KTĐG KQHT mơn Vật lí ở trường THPT huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.