1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.2. Quản lí xây dựng văn hóa nhà trường
1.2.2.1. Quản lí
Có nhiều quan niệm khác nhau về khái niệm quản lí, dưới đây là một số quan niệm chủ yếu;
Theo Đại Bách khoa toàn thư Liên xơ, 1977, quản lí là chức năng của những hệ thống có tổ chức với bản chất khác nhau (xã hội, sinh vật, kỹ thuật), nó bảo tồn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình, mục đích hoạt động.
Một số quan niệm khác:
- Quản lí là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lí đến đối tượng bị quản lí trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định.
- Hoạt động có sự tác động qua lại giữa hệ thống và môi trường, do đó: quản lí được hiểu là việc bảo đảm hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sự biến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển động của hệ thống đến trạng thái mới thích ứng với hồn cảnh mới.
- Quản lí là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người, sao cho mục tiêu của từng cá nhân biến thành những thành tựu của xã hội.
- Quản lí là những tác động của chủ thể quản lí trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất.
- Quản lí một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thể người - thành viên của hệ - nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt tới mục đích dự kiến.
- Quản lí là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động.
Các khái niệm (thuộc lĩnh vực quản lí xã hội) trên đây, tuy khác nhau, song chúng có chung những dấu hiệu chủ yếu sau đây:
- Hoạt động quản lí được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội. - Hoạt động quản lí là những tác động có tính hướng đích.
- Hoạt động quản lí là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Có thể nhận thấy, hoạt động quản lí theo tinh thần của chủ nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ qua lại giữa những quy luật xã hội khách quan và hoạt động tự giác của con người có ý nghĩa to lớn đối với lí luận và thực tiễn quản lí. Hoạt động quản lí là sự bầu hiện ý nguyện tự giác của chủ thể quản lí muốn điều chỉnh và hướng dẫn các quá trình và các hiện tượng xã hội. Việc xác định đúng đắn những khả năng và những giới hạn khách quan của hoạt động đó là tiền đề cơ bản xây dựng lí luận khoa học về quản lí và hồn thiện q trình quản lí về mặt thực tiễn. Như vậy, hoạt động quản lí có bản chất là hoạt động tự giác, đúng như Ph. Ăng–ghen đã chỉ ra: "Trong lịch sử xã hội, nhân tố hoạt động là con người có ý thức, hành động có suy nghĩ hay dưới ảnh hưởng của nhiệt tình và theo đuổi những mục đích nhất định. Ở đây khơng có gì được thực hiện mà lại khơng có ý định tự giác, khơng có mục đích mong muốn". Tuy nhiên, khơng nên tuyệt đối hố yếu tố tự giác, vì như vậy dễ rơi vào quan điểm duy tâm về quản lí. Ngược lại, việc
nhận thức đúng đắn vai trị của yếu tố tự giác trong hoạt động xã hội cho phép xác định đúng đắn những giới hạn, chức năng và ý nghĩa xã hội của việc quản lí các q trình xã hội.
Tính mục đích cũng là đặc trưng trong mọi hoạt động của con người. Có thể nói, tính mục đích là thuộc tính vốn có trong hoạt động xã hội, đặc biệt trong hoạt động quản lí. Khi thực hiện nhiệm vụ quản lí, chủ thể quản lí ln ln hướng theo mục đích xác định và lơi cuốn đối tượng bị quản lí thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Điều đặc biệt cần nhấn mạnh là quản lí trong lĩnh vực xã hội khơng khi nào là hoạt động có tính chất một chiều: tức là, đối tượng bị quản lí thụ động chịu tác động của chủ thể quản lí. Với tư cách là người lao động, đối tượng bị quản lí được coi là những chủ thể tự giác, tích cực tham gia vào việc quản lí xã hội. Điều này đã được V.I. Lênin chỉ ra: "trí tuệ của hàng chục triệu con người sáng tạo sẽ tạo ra cái cao hơn rất nhiều so với sự tiên đoán vĩ đại và thiên tài cá nhân".
Tóm lại, những khái niệm về quản lí (thuộc lĩnh vực xã hội) nêu trên đều có các đặc trưng chủ yếu, là: tính tự giác, tính mục đích và tính quần chúng trong quản lí. Đây cũng được coi là cơ sở phương pháp luận mácxít của hoạt động quản lí.
1.2.2.2. Quản lí nhà trường
Thuật ngữ “Quản lí nhà trường” có thể xem là đồng nghĩa với quản lí giáo dục ở tầm vi mô. Song cần nhận rõ tác động của chủ thể quản lí đến nhà trường có hai loại tác động từ bên ngoài và tác động bên trong nhà trường.
Tác động từ bên ngoài nhà trường là tác động của các cơ quan quản lí giáo dục cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo điều kiện cho các hoạt động dạy học, giáo dục của nhà trường.
Tác động từ bên trong là hoạt động của các chủ thể quản lí của chính nhà trường nhằm huy động, điều phối, giám sát các lực lượng giáo dục của nhà trường thực hiện có chiến lược, có hiệu quả các nhiệm vụ dạy học và giáo dục đặt ra.
Đó là sự tác động của thủ trưởng, người chỉ huy cấp trên đối với các tổ chức cấp dưới thuộc quyền.
Sự tác động đó phải có mục đích, có kế hoạch và phải tuân theo các nguyên tắc quản lí.
1.2.2.3. Quản lí xây dựng văn hóa nhà trường
Quản lí xây dựng VHNT là một trong những nội dung quan trọng mà người cán bộ quản lí cần phải thực hiện. Quản lí nhà trường gắn liền với mục tiêu cần đạt được của từng hoạt động trong nhà trường. Quản lí xây dựng VHNT được hiểu một cách đơn giản đó là quản lí nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình xây dựng VHNT, quản lí xây dựng VHNT vừa là yêu cầu lại vừa là mục tiêu của mỗi
nhà trường. Từ đó, có thể hiểu rằng, quản lí xây dựng VHNT là một q trình các tác động có ý thức, có định hướng lên tất cả các thành tố tham gia vào quá trình tác động của chủ quản lí đến đối tượng quản lí, nhằm đưa ra kế hoạch xây dựng VHNT rõ ràng, chi tiết để đạt được những kết quả như mong muốn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường.