Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng sư phạm sóc trăng (Trang 47 - 49)

1.5.1.1. Năng lực của hiệu trưởng và cán bộ quản lí

Năng lực của hiệu trưởng và cán bộ quản lí đây là nhân tố quyết định đến q trình xây dựng VHNT. Bởi CBQL là những người trực tiếp làm cơng tác quản lí, xây dựng VHNT là một nội dung cơ bản và quan trọng trong quản lí nhà trường.

Trong nhà trường CĐSP, ngoài hiệu trưởng thì các cán bộ quản lí như Phó Hiệu trường, lãnh đạo các phịng, các khoa, tổ là những người trực tiếp lãnh, chỉ đạo đối với lĩnh vực mà từng cá nhân phụ trách cũng có rất nhiều ảnh hưởng đến cơng tác xây dựng VHNT. Ngồi ra, khi xây dựng VHNT chúng ta cũng cần chú ý đến phẩm chất đạo đức và nhân cách của hiệu trưởng và cán bộ quản lí, bởi lẽ người hiệu trưởng và cán bộ quản lí phải là người thực sự gương mẫu, tiên phong và trách nhiệm với quá trình hình thành và phát triển những giá trị đạo đức trong nhà trường.

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm hoạch định tầm nhìn chiến lược cũng như ra quyết định cuối cùng cho mọi hoạt động, cho sự phát triển chung của nhà trường trong thời gian dài. Các Phó Hiệu trưởng là những người hỗ trợ đắc lực

cho Hiệu trưởng trong q trình triển khai các nội dung quản lí. Lãnh đạo các phòng chức năng, lãnh đạo các khoa, tổ chuyên môn với vai trò là những người trực tiếp tiếp nhận quyết định quản lí của Hiệu trưởng và triển khai đến từng cá nhân trong đơn vị mà mình phụ trách. Trong quá trình xây dựng VHNT nếu những CBQL khơng có đủ năng lực quản lí thì rất khó thực hiện được chức năng và nhiệm vụ được giao.

1.5.1.2. Trình độ, năng lực của đội cán bộ, ngũ giảng viên trong nhà trường

CBGV là những người trực tiếp làm cơng tác chun mơn trong nhà trường. Nhà trường có vững mạnh hay khơng phải có những CBGV vừa đủ về số lượng và phải đảm bảo chất lượng. Chất lượng của đội ngũ CBGV trong nhà trường CĐSP không chỉ tác động trực tiếp đến nhận thức của họ về cơng tác góp phần xây dựng VHNT mà cịn trực tiếp ảnh hưởng đến đối tượng chính - đó là SV.

Trình độ năng lực được biểu hiện qua mức độ nắm vững kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, chức trách, quyền và nghĩa vụ của bản thân; hệ thống các quy tắc ứng xử trong nhà trường. Trình độ, năng lực nhận thức cịn biểu hiện thơng qua mức độ tự giác thực hiện các quy chế, quy định trong nhà trường, các quy tắc, chuẩn mực ứng xử. Vì vậy họ chính là chiếc cầu nối quan trọng để truyền tải mục đích, ý nghĩa, yêu cầu cần thiết khi xây dựng VHNT đến lực lượng SV. Ngoài ra, khi chất lượng của CBGV càng cao thì họ sẽ luôn biết cách để hướng tới những giá trị VH tốt đẹp, đồng thời hướng SV cùng đạt đến những giá trị tốt đẹp đó. Chính vì thế, khi chất lượng của đội ngũ CBGV càng cao thì nhà quản lí sẽ có được nhiều thuận lợi trong việc nhận được sự đồng thuận, hợp tác và chia sẻ để tiến hành xây dựng và quản lí xây dựng VHNT.

Tóm lại, trình độ năng lực của đội ngũ CBGV trong nhà trường có ảnh hưởng rất lớn tới q trình quản lí xây dựng VHNT.

1.5.1.3. Đặc điểm của sinh viên sư phạm

Hầu hết SV ở các trường CĐSP là những sinh viên có đạo đức tốt và có nhận thức khá đầy đủ về trách nhiệm của mình cho nghề nghiệp tương lai, đó là sẽ trở thành những thầy cô giáo trực tiếp làm công tác giảng dạy sau khi ra trường. Những đặc điểm về tâm sinh lí, những thói quen về văn hóa của những SV trong một trường CĐSP nhìn chung khơng có sự khác biệt lớn, bởi họ đều là những người sống tại

địa phương, cùng một tỉnh, thành. Chính vì vậy mà cơng tác giáo dục, đào tạo cũng như việc hình thành, hướng sinh viên đến những chuẩn mực, những giá trị cốt lõi về VH của trường cũng có nhiều thuận lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng sư phạm sóc trăng (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)