Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng sư phạm sóc trăng (Trang 98 - 100)

Các biện pháp quản lí xây dựng VHNT đều có những ưu điểm và những hạn chế nhất định. Nhưng các biện pháp nêu ở trên phải được thực hiện một cách có hệ thống và đồng bộ, đó là tập hợp trong một hệ thống đa dạng, phức tạp mà mỗi biện pháp đều có mục đích, nội dung, cách thức thực hiện và điều kiện thực hiện riêng biệt.

Để phát huy tối đa hiệu quả của các biện pháp quản lí này này không thể tách rời từng biện pháp ra, mà phải sử dụng chúng có sự liên kết chặt chẽ, hỗ trợ cho nhau để làm sao mỗi biện pháp là một mắt xích quan trọng trong hoạt động quản lí nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

Các biện pháp xây dựng VHNT được xây dựng ở trên khơng chỉ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau về hình thức mà cịn có mối quan hệ biện chứng về nội dung.

Trong 6 biện pháp quản lí xây dựng VHNT nêu trên thì biện pháp “Nâng cao nhận thức của các thành viên trong nhà trường về sự cần thiết phải quản lí xây dựng VHNT” có ý nghĩa là tiền đề, là nền móng để tạo điều kiện thuận lợi thực hiện tốt 5

biện pháp cịn lại. Bởi vì, khi và chỉ khi có nhận thức đúng thì mới có được những hành động đúng.

Xây dựng và quản lí xây dựng VHNT phải mang ý nghĩa khoa học, có tính thực tiễn, vì vậy giải pháp “Lập kế hoạch quản lí xây dựng VHNT” là biện pháp mang tính định hướng để cơng tác xây dựng VHNT được đưa vào thực tiễn. Đây được xem là bước đi đầu tiên trong hoạt động quản lí xây dựng VHNT sau khi các thành viên trong nhà trường đã có những nhận thức đúng đắn về các nội dung, trách nhiệm của từng cá nhân trong công tác xây dựng VHNT.

Biện pháp “Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lí xây dựng VHNT” chính là cách mà nhà quản lí thực hiện sự phân quyền, chia sẻ quyền lực và trách nhiệm cho các thành viên, đặc biệt là Ban xây dựng VHNT. Thực hiện tốt biện pháp này chính là đã chuẩn bị tốt các nguồn lực tham gia vào công tác xây dựng VHNT.

Biện pháp “Chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lí xây dựng VHNT” là bước mà nhà quản lí kịp thời khắc phục những hạn chế trong suốt quá trình xây dựng VHNT để điều chỉnh kế hoạch và phân công nhiệm vụ phụ hợp hơn cho từng thành viên.

Biện pháp “Kiểm tra, giám sát và đánh giá trong thực hiện kế hoạch quản lí

xây dựng VHNT” chính là khâu lập kế hoạch cho hoạt động tổng kết, rút

kinh nghiệm, xác định những thành tựu đạt được khi tiến hành xây dựng VHNT. Biện pháp “Tạo lập mơi trường, điều kiện để quản lí xây dựng VHNT” là biện pháp để tiến hành xây dựng khuôn viên cảnh quan sư phạm, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kết hợp với các điều kiện đảm bảo khác là một trong những giải pháp hữu hiệu cho công tác xây dựng VHNT.

Đánh giá một cách tổng thể thì các biện pháp quản lí xây dựng VHNT nêu trên được xây dựng đúng theo quy trình trong hoạt động quản lí của nhà quản lí. Để tăng được hiệu quả trong cơng tác quản lí xây dựng VHNT, nhà quản lí cần đặc biệt chú ý tìm cách phối hợp hài hịa giữa các biện pháp như một chỉnh thể không thể tách rời nhằm đạt được mục đích hình thành nên ý thức và

phát huy hiệu quả của công tác xây dựng VHNT trong cán bộ, giảng viên và sinh viên trong nhà trường, nhằm hướng đến việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng sư phạm sóc trăng (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)