Nội dung khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng sư phạm sóc trăng (Trang 100 - 127)

3.4. Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm thực tê mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp đã được tác giả luận văn đề xuất trong đề tài.

3.4.3. Phương pháp khảo nghiệm

Phỏng vấn, tọa đàm, xin ý kiến chuyên gia và điều tra bằng phiếu hỏi cán bộ quản lí và cán bộ giảng viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng.

3.4.4. Đánh giá kết quả khảo nghiệm

Để thực hiện mục đích, nội dung, phướng pháp khảo nghiệm nêu trên, tác giả luận văn đã đối chiếu kết quả điều tra bằng phiếu hỏi, với các nhận định được rút ra qua các phương pháp quan sát và phỏng vấn, xin ý kiến chuyên gia tại trường có 20 CBQL và 50 giảng viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng.

Để kết luận mức độ cần thiết, khả thi của từng biện pháp, tác giản luận văn đã sử dụng cách tính ở 4 mức độ: 1. Rất cần thiết; 2. Cần thiết; 3. Ít cần thiết; 4. Khơng cần thiết.

Bảng 3.1. Kết quả thực nghiệm mức độ cần thiết của những biện pháp quản lí xây dựng VHNT

Stt Tên biện pháp Mức độ cần thiết

1 2 3 4

1

Nâng cao nhận thức của các thành viên trong nhà trường về sự cần thiết phải quản lí xây dựng văn hóa nhà trường

- Lập kế hoạch, thiết kế nội dung thực hiện về những vấn đề có liên quan đến cơng tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, nề nếp.

- Tuyên truyền thông qua các cuộc hội thảo, chuyên đề về công tác xây dựng VHNT. Tổ chức các sự kiện, cuộc thi tìm hiểu về VHNT, về VH ứng xử, VH giao tiếp, đẩy mạnh tuyên truyền lồng ghép vào các chương trình, hoạt động, phong trào.

- Đồng thời lồng ghép các nội dung tuyên truyền về VHNT vào nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 62 88,57% 8 11,43% 0 0,0% 0 0,0% 2

Lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường

- Lập kế hoạch xây dựng VHNT xác định mục tiêu của kế hoạch nhầm đáp ứng mục tiêu, chiến lược phát triển nhà trường, căn cứ vào tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị cốt lõi, các chuẩn mực VH giao tiếp, ứng xử để thực hiện các ý tưởng trong nội dung phát triển nhà trường trước mắt và lâu dài.

- Lập được kế hoạch sẽ xác định được nội dung cần tiến hành, phương thức tiến hành cụ thể cho từng hoạt động, huy động được các nguồn lực tham gia vào công tác xây dựng VHNT và dự kiến được kết quả đạt được.

64 91,43% 6 8,57% 0 0,0% 0 0,0%

3

Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường

- Tổ chức các hội nghị giao ban để thống nhất các nội dung phối hợp thực hiện giữa các đơn vị, tổ chức trong và ngoài nhà trường.

- Lập kế hoạch phối hợp với gia đình, chính quyền địa phương, các phịng giáo dục của các huyện để kịp thời tư vấn, định hướng việc làm.

- Tổ chức tốt các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao cho SV.

- Tổ chức các buổi liên hoan ca khúc cách mạng, tổ chức các câu lạc bộ âm nhạc dân tộc, tổ chức các trò chơi, các hoạt động có tính chất dân gian mang đặc trưng của các dân tộc.

- Đa dạng hoá và đẩy mạnh các loại hình hoạt động Đồn - Hội.

- GD tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống cho SV. 59 84,29% 11 15,71% 0 0,0% 0 0,0% 4

Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường

- Theo dõi, đôn đốc các đơn vị, cá nhân thực hiện nhiệm vụ được giao theo kế hoạch xây dựng VHNT.

- Đề ra giải pháp để khắc phục kịp thời những khó khăn, vướng mắc, thiếu sót trong q trình xây dựng VHNT.

63 90,00% 7 10,00% 0 0,0% 0 0,0% 5

Kiểm tra, giám sát và đánh giá kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường

- Kiểm tra tình hình hoạt động của các thành viên trong nhà trường.

- Kiểm tra chất lượng hoạt động của tập thể sư phạm nhà trường - đội ngũ lãnh đạo chủ chốt. 56 80,00% 14 20,00% 0 0,0% 0 0,0%

- Kiểm tra chất lượng tự giáo dục của mỗi thành viên trong nhà trường đối với công tác xây dựng VHNT, trong đó CBGV, CNV thực sự là tấm gương sáng cho SV noi theo.

6

Tạo lập mơi trường, điều kiện để quản lí xây dựng văn hóa nhà trường

- Quan tâm xây dựng môi trường cảnh quan, khn viên nhà trường, giảng đường, phịng học được xanh - sạch - đẹp - an tồn và khơng có tiếng ồn.

- Tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập.

- Tiến hành xã hội hóa giáo dục, nhằm huy động các nguồn lực đầu tư vào cảnh quan và cơ sở vật chất. 65 92,86% 5 7,14% 0 0,0% 0 0,0%

Bảng 3.2. Kết quả thực nghiệm tính khả thi của những biện pháp

Stt Tên biện pháp Mức độ khả thi

1 2 3 4

1

Nâng cao nhận thức của các thành viên trong nhà trường về sự cần thiết phải quản lí xây dựng văn hóa nhà trường

63 90,00% 7 10,00% 0 0,0% 0 0,0%

2 Lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường 65 92,86% 5 7,14% 0 0,0% 0 0,0%

3 Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường 63 90,00% 7 10,00% 0 0,0% 0 0,0%

4 Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường

63 90,00% 7 10,00% 0 0,0% 0 0,0%

5 Kiểm tra, giám sát và đánh giá kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường

64 91,43% 6 8,57% 0 0,0% 0 0,0%

6 Tạo lập môi trường, điều kiện để quản lí xây dựng văn hóa nhà trường

67 95,71% 3 4,29% 0 0,0% 0 0,0%

Nhận xét:

Qua hai bảng số liệu trên ta có thể thấy tất cả 6 biện pháp quản lí xây dựng văn hóa nhà trường ở trường CĐSP Sóc Trăng được đề xuất trong luận văn này đều rất cấp thiết và khả thi. Tuy nhiên sự tập trung ý kiến của những cán bộ quản lí, giảng viên về mức độ cần thiết và khả thi của từng biện pháp không ngang bằng nhau, điều đó nói lên rằng việc quản lí xây dựng văn hóa nhà trường ở trường CĐSP Sóc Trăng là một vấn đề không đơn giản.

Trong số các biện pháp được đề xuất, có biện pháp “Nâng cao nhận thức của

các thành viên trong nhà trường về sự cần thiết phải quản lí xây dựng văn hóa nhà trường ” đạt sự tập trung ý kiến cao và đồng đều trên cả hai phương diện: tính rất cấp

thiết (88,57%) và tính rất khả thi (90%). Qua đây ta có thể suy luận luận rằng, thực tiễn đang đòi hỏi Lãnh đạo nhà trường, cán bộ quản lí các phịng khoa, tổ, chun mơn trong nhà trường cần phải quan tâm nhiều hơn đến sự nhận thức của cán bộ công chức và viên chức. Có thể coi đây là biện pháp rất quan trọng trong tiến trình quản lí xây dựng văn hóa nhà trường, sự nhận thức đúng đắn sẽ góp phần cho kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường đạt hiệu quả cao. Đồng thời tính khả thi sẽ cao hơn.

Biện pháp “Lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường” được coi là biện pháp rất cần thiết, với điểm đánh giá 91,43% (thứ bậc 2) và rất khả thi, với điểm đánh giá 92,86% (thứ bậc 3). Điều đó nói lên rằng, cán bộ, giáo viên hiện nay rất quan tâm đến việc lập kế hoạch cho các hoạt động của nhà trường. Qua trao đổi với cán bộ quản lí, giảng viên tham gia khảo nghiệm, nhiều người cho rằng cần quan tâm nhiều hơn nữa tới lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường, do đó phải đổi mới nội dung, phương thức thực hiện. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng phải phân cơng, trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong ban xây dựng văn hóa nhà trường trong đó vai trị của hiệu phó phụ trách, của các lãnh đạo phịng khoa, tổ, của Bí thư Đồn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên nhà trường. Các chủ thể quản lí làm tốt những việc được giao sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc cho việc quản lí xây dựng văn hóa nhà trường.

Biện pháp“Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường” cũng nhận được sự đồng tình cao của những người tham gia khảo nghiệm,với (84.29%) điểm đánh giá về sự rất cần thiết (thứ bậc 5) và (90%) điểm đánh giá về tính rất khả thi (thứ bậc 4). Về biện pháp này cán bộ quản lí và giảng viên đã nhận thức được rằng: Việc tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường giúp cho cán bộ quản lí, giảng viên có được chính xác thơng tin về việc xây dựng văn hóa ở trường, từ đó có trách nhiệm hơn trong cơng tác dạy và học. Mặt khác, việc tổ chức thực hiện kế hoạch được thực hiện nghiêm túc lại là yếu tố thúc đẩy trách nhiệm và sự nỗ lực thường xuyên của giáo viên trong hoạt động nghề nghiệp, qua đó khơng ngừng xây dựng một ngơi trường học tập có văn hóa giao tiếp tốt.

Biện pháp “Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường” được

đánh giá cao trên cả phương diện sự rất cần thiết (90%) và tính rất khả thi của nó (91,3% ). Biện pháp này hướng vào khắc phục nguyên nhân hạn chế đã được nêu ở chương 2 của luận văn này, đó là “Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng văn hóa

nhà trường”. Do đó nó đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đơng đảo cán bộ quản lí và giảng viên tham gia khảo nghiệm.

Biện pháp “Kiểm tra, giám sát và đánh giá kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường” là biện pháp rất đặc trưng của quản lí xây dựng văn hóa nhà trường

ở trường CĐSP. Do đó, cán bộ quản lí, giảng viên tham gia khảo nghiệm đã đánh giá cao sự rất cần thiết (80%) và tính rất khả thi (91.43%) của biện pháp này. Qua trao đổi trực tiếp với những người tham gia khảo nghiệm, rất nhiều cán bộ quản lí và giảng viên bày tỏ mong muốn phải thường xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá kế hoạch. Điều đó khơng chỉ mang lại những tác dụng tích cực đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo, mà cịn góp phần rất quan trọng vào việc quản lí xây dựng văn hóa nhà trường.

Biện pháp “Tạo lập môi trường, điều kiện để quản lí xây dựng văn hóa nhà trường” được đánh giá là “Rất cần thiêt” với (92%) và thứ bậc 1), và (95,71%) tính khả thi cũng ở thứ bậc 1. Đây là điều cần được phân tích thêm. Qua trao đổi với cán bộ quản lí và giảng viên tham gia khảo nghiệm, tác giả luận văn nhận thấy rằng, phần lớn cán bộ quản lí và giảng viên điều muốn được làm việc trong một mơi

trường tốt, được giao quyền tự quyết, có sự chia sẻ quyền lực và tin tưởng ở họ để mỗi cá nhân phát huy vai trị của mình để từ đó nâng cao trách nhiệm của từng thành viên trong nhiệm vụ được giao.

Tác giả luận văn đã tiến hành kiểm chứng sự tương quan giữa mức độ cần thiết và khả thi của tất cả các biện pháp đã đề xuất dựa theo cơng thức tính hệ số tương quan. Điều này nói lên rằng, sự rất cần thiết và tính rất khả thi của các biện pháp đã đề xuất trong luận văn này có mối tương quan chặt chẽ, nhất quán. Để nhận rõ sự tương quan giữa các biện pháp ta có thể xem biểu đồ dưới đây.

62 64 59 63 56 65 8 6 11 7 14 5 0 10 20 30 40 50 60 70 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 Đồng ý Không đồng ý Đồng ý Không đồng ý

Biểu đồ 3.1. Kết quả thực nghiệm mức độ cần thiết của những biện pháp quản lí xây dựng VHNT 63 65 63 63 64 67 7 5 7 7 6 3 0 10 20 30 40 50 60 70 80 Nâng cao nhận thức của các thành viên trong nhà trường về sự cần Lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường Kiểm tra, giám sát và đánh giá kế hoạch xây dựng văn hóa nhà Tạo lập mơi trường, điều kiện để quản lý xây dựng văn hóa Đồng ý Khơng đồng ý Đồng ý Khơng đồng ý

Qua biểu đồ 3.1 và biểu đồ 3.2 ta thấy cả 6 biện pháp được đề xuất có tính cần thiết cao hơn tính khả thi. Điều đó phản ánh sự nghi ngại ít nhiều của cán bộ quản lí, giảng viên tham gia khảo nghiệm trước khả năng biến những dự định chính đáng thành hiện thực trong việc quản lí xây dựng văn hóa nhà trườngở trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng. Vì vậy, muốn thực hiện thành công các biện pháp mà luận văn này đề xuất, Lãnh đạo Nhà trường, cán bộ quản lí các phịng khoa, tổ, chun mơn, giảng viên, sinh viên, các tổ chức đồn thể phải có sự cố gắng cao, cùng nhau xây dựng một bầu khơng khí vui vẻ, thân thiện, hợp tác và phù hợp với văn hóa ứng xử, giao tiếp có chừng mực trong mơi trường sư phạm một cách khoa học và một cách văn minh, văn hóa.

Trong q trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của đất nước hiện nay. Trường Cao đẳng Sư phạm cũng từng bước xây dựng chuẩn đầu ra cho các chương trình đào tạo, muốn đạt được kết quả tốt trong quá trình tổ chức hoạt động dạy và học nhà trường cần tổ chức quản lí xây dựng văn hóa nhà trường nhằm mục đích tạo ra một bầu khơng khí làm việc thật tốt, một không gian học tập tốt. Từ đó tác giả luận văn khảo sát và kiểm nghiệm các mặt đạt được và chưa đạt được trong q trình quản lí xây dựng văn hóa nhà trường nên đã đề ra các biện pháp “Nâng cao nhận thức của các thành viên trong nhà trường về sự cần thiết phải quản lí xây dựng VHNT”; “Lập kế hoạch quản lí xây dựng VHNT”. “Tổ chức thực hiện kế hoạch quản lí xây dựng VHNT”.“Chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lí xây dựng VHNT”. “Kiểm tra, giám sát và đánh giá trong thực hiện kế hoạch quản lí xây dựng VHNT”.“Tạo lập mơi trường, điều kiện để quản lí xây dựng văn hóa nhà trường”.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1.1. Về lí luận

Xây dựng VHNT quản lí xây dựng VHNT là một nhiệm vụ quan trọng, là một trong những nội dung có ý nghĩa lớn về mặt lí luận và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo.

Để làm tốt cơng tác xây dựng VHNT quản lí xây dựng VHNT cần xác định nội dung, hình thức và phương pháp xây dựng VHNT; các khái niệm cơ bản có liên quan, nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của VHNT và cơng tác quản lí xây dựng VHNT. Tất cả thành viên trong nhà trường cần có nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, vai trò, ảnh hưởng của VHNT đến chất lượng đào tạo, đến hoạt động giảng đạ và học tập. Từ đó, xác định những điểm mạnh, điểm yếu, những bất cập cần khắc phục và xác định nhu cầu, nguyện vọng của từng cá nhân để có những tác động phù hợp nhằm phát huy hết công suất của mỗi thành viên trong hoạt động xây dựng VHNT.

1.2. Về thực tiễn

- Tác giả đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng về xây dựng VHNT và quản lí xây dựng VHNT ở trường CĐSP Sóc Trăng. Từ đó, rút ra những nhận định chung, đặc biệt là những hạn chế như: Nhà trường chưa lập được kế hoạch xây dựng VHNT, chưa xác định được những giá trị cốt lõi về VH của nhà trường, chưa có quy định về xây dựng VHNT nên cơng tác quản lí xây dựng VHNT chưa được CBQL, GV và SV ý thức đầy đủ tầm quan trọng của VHNT đối với chất lượng đào tạo và thương hiệu của nhà trường. Nhà trường chưa xác định rõ đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng VHNT và quản lí xây dựng VHNT. Các hạn chế này

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng sư phạm sóc trăng (Trang 100 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)