Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng sư phạm sóc trăng (Trang 49 - 52)

1.5.2.1. Giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc

Giá trị văn hóa truyền thống là những giá trị thuộc về tư tưởng, lối sống, chuẩn mực thái độ, hành vi được cộng đồng thừa nhận và duy trì, gìn giữ qua các thế hệ. VHNT luôn gắn với các đối tượng là cán bộ, giảng viên và sinh viên - đây là những nhóm đối tượng cụ thể trong xã hội, là cộng đồng người, nhà trường là một xã hội thu nhỏ chịu ảnh hưởng chi phối của khái niệm rộng hơn là văn hóa quốc gia, văn hóa dân tộc. Các giá trị VH truyền thống tác động đến VHNT theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực. Những giá trị truyền thống tốt như tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tôn sư trọng đạo.v.v... Những giá trị truyền thống lạc hậu, bảo thủ, không phù hợp với bối cảnh, tình hình hiện nay như: tư tưởng cục bộ, bình quân chủ nghĩa... sẽ tạo ra lực cản cho sự phát triển, cho việc xây dựng một nền văn hóa hiện đại trong nhà trường.

1.5.2.2. Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Điều kiện kinh tế - xã hội có ảnh hưởng, tác động đến việc hình thành, xây dựng các giá trị văn hóa, trong đó có VHNT. Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn đấy mạnh thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường đã tác động đặt ra những yêu cầu mới đối với việc xây dựng văn hóa nói chung và văn hóa nhà trường nói riêng. Vì vậy, khi xây dựng VHNT phải chú ý đến những yếu tố này.

1.5.2.3. Sự phát triển của công nghệ thông tin

Thông qua công nghệ thông tin khoảng cách giữa con người với con người như được rút ngắn lại. GD là lĩnh vực chịu nhiều tác động từ sự bùng nổ của cơng nghệ thơng tin. Trong đó, mặt tích cực đó là nó giúp cho chúng ta cải tiến các phương tiện dạy học, cũng như khai thác các tiện ích mà cơng nghệ thơng tin và mang lại cho giáo dục. Tuy nhiên, cũng chính từ sự phát triển của cơng nghệ thông

tin cũng mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của GD nói chung và đặc biệt là ảnh hưởng nhiều đến VHNT do sự du nhập tràn lan và thiếu kiểm soát của các trang mạng xã hội. Vì vậy khi xậy dựng VHNT nhà quản lí cận biết cách khai thác tiệt để những tiện ích của cơng nghệ thông tin, đồng thời ngăn chặn, đẩy lùi những mặt trái mà lĩnh vực này gây ra.

Kết luận chương 1

Trong bối cảnh hội nhập và tồn cầu hóa hiện nay, việc xây dựng và quản lí xây dựng VHNT có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo.

Từ chỗ tổng quan vấn đề nghiên cứu, đề tài xác định nội dung cần nghiên cứu ở chương 1, tác giả luận văn đã xác định các khái niệm cơ bản của đề tài như: văn hóa, văn hóa nhà trường, văn hóa tổ chức, xây dựng văn hóa nhà trường, quản lí xây dựng văn hóa nhà trường.

Từ chỗ nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của VHNT, nội dung VHNT, hình thức và phương pháp xây dựng VHNT, tác giả luận văn đi sau vào nội dung quản lí xây dựng VHNT, đó là: Lập kế hoạch xây dựng VHNT; Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng VHNT; Chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch xây dựng VHNT; Kiểm tra, giám sát và đánh giá kế hoạch xây dựng VHNT. Đồng thời, xem xét các yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng đến cơng tác quản lí xây dựng VHNT.

Đây là cơ sở lí luận làm nền tảng để tác giả luận văn, khảo sát, đánh giá thực trạng quản lí xây dựng VHNT ở trường CĐSP Sóc Trăng ở chương 2.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÍ XÂY DỰNG VĂN HĨA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SÓC TRĂNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng sư phạm sóc trăng (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)