Quản lí xây dựng văn hóa ở trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng sư phạm sóc trăng (Trang 42 - 47)

1.4.1. Mục tiêu và ý nghĩa của việc quản lí xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Cao đẳng Sư phạm trường Cao đẳng Sư phạm

Quản lí xây dựng VHNT ở trường Cao đẳng Sư phạm nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo mà Nghị quyết 29-NQ/TW,

ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ ra mục tiêu đổi mới đối với giáo dục đại học đó là: Tập trung đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học”. Các định hướng đổi mới quả lí các trường ĐH, CĐ có mối quan hệ chặt chẽ với việc xây dựng VHNT, đặc biệt là đối với các trường đào tạo ngành sư phạm. Vì thế, nâng cao hiệu quả quản lí xây dựng VHNT dẽ đáp ứng được yêu cầu đổi mới GDĐH và đổ mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Hiệu quả của việc xây dựng VHNT ở trường Cao đẳng Sư phạm phụ thuộc vào nhiều yếu tố và yếu tố quan trọng nhất chính là quản lí cơng tác này. Vì xây dựng VHNT ở trường Cao đẳng Sư phạm phụ thuộc vào việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá kết quả của việc xây dựng VHNT, nếu khơng quản lí tốt cơng tác xây dựng VHNT thì hiệu quả của việc xây dựng VHNT sẽ có nhiều hạn chế. Trên thực tế các trường thực hiện tốt việc xây dựng VHNT thì có thể thấy được sự phát triển rất mạnh mẽ ở trường đó. Cịn đối với các trường thiếu sự quan tâm đến công tác xây dựng VHNT thì ở đó chúng ta sẽ nhìn thấy sự chậm tiến bộ và phát triển không được bền vững.

Trong quá trình triển khai xây dựng VHNT ở trường Cao đẳng Sư phạm sẽ nảy sinh các vấn đề khó khăn, bất cập và cần được tháo gỡ từ trong nhận thức của các thành viên về sự cần thiết của việc xây dựng VHNT đến cách thức xây dựng, vai trò của chủ thể quản lí… Vì thế, để giải quyết những khó khăn, bất cập trong q trình triển khai xây dựng VHNT ở trường Cao đẳng Sư phạm thì việc làm đầu tiên và cốt yếu nhất phải là nâng cao hiệu quả quản lí xây dựng VHNT. Khi cơng tác xây dựng VHNT được quản lí một cách chặt chẽ và hiệu quả thì những khó khăn, bất cập trong quá trình xây dựng VHNT ở trường Cao đẳng Sư phạm sẽ được giải quyết triệt để.

1.4.2. Nội dung quản lí xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng Cao đẳng Sư phạm Sóc Trăng

Dựa vào chức năng của quản lí, xây dựng VHNT ở trường Cao đẳng Sư phạm gồm các nội dung quản lí sau:

1.4.2.1. Lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường

Lập kế hoạch, xác định rõ mục tiêu, yêu cầu, nội dung và phương pháp xây dựng VHNT phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường là việc làm đầu tiên cho hoạt động quản lí xây dựng VHNT của người CBQL.

Việc lập kế hoạch cần căn cứ vào cơ sở pháp lí, tình hình thực tiễn của nhà trường, nắm bắt được thực trạng về VH của nhà trường để từ đó xác định những ưu điểm để phát huy và những hạn chế, bất cập để để xử lí. Điều này là cần thiết cho quá trình xây dựng cũng như quản lí xây dựng VHNT. Ngồi ra, việc lập kế hoạch cho công tác xây dựng VHNT cũng là hướng để lựa chọn phương tiện, biện pháp thực hiện để đạt được các mục tiêu đề ra trong suốt quá trình xây dựng VHNT.

Trên cơ sở kế hoạch hoạt động của nhà trường và kế hoạch xây dựng VHNT, các tổ chức đoàn thể, các lực lượng giáo dục trong nhà trường xây dựng chương trình hành động cho tổ chức và tất cả thành viên sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình của từng đơn vị, từng cá nhân. Điều quan trọng là khi lập kế hoạch Hiệu trưởng phải là người ký duyệt và chịu trách nhiệm cao nhất về nội dung kế hoạch đề ra, để kế hoạch xây dựng VHNT có đầy đủ tính pháp lí. Kế hoạch xây dựng VHNT vừa là điều kiện cần và đủ để tiến hành xây các hoạt động xây dựng VHNT vừa là công cụ để người CBQL của nhà trường làm căn cứ để đánh giá các hoạt động trong nhà trường.

Khi tiến hành lập kế hoạch xây dựng VHNT ở trường Cao đẳng Sư phạm cần nắm rõ các bước theo một quy trình như sau:

Bước 1: Nghiên cứu, chọn lựa và dự kiến nội dung để để vào kế hoạch, đây là giai đoạn tìm kiếm thơng tin có liên quan đến việc xây dựng VHNT.

Bước 2: Xác định mục tiêu của việc xây dựng VHNT, cần phải xác định mục tiêu thật rõ ràng và cụ thể.

Bước 3. Phân tích các nguồn lực để tiến hành việc xây dựng VHNT bao gồm: nhân lực, vật lực, tài lực và tin lực.

Bước 4. Xây dựng phương án hành động để đạt các mục tiêu đề ra trong quá trình xây dựng VHNT.

Bước 5: Soạn thảo kế hoạch xây dựng VHNT, gửi cho các thành viên trong nhà trường góp ý, thơng qua và đưa kế hoạch vào thực hiện.

1.4.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường

Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng VHNT nhằm hiện thực hóa các mục tiêu, yêu cầu, nội dung mà kế hoạch đề ra. Để tổ chức triển khai tốt các hoạt động nhằm xây dựng VHNT cần có sự sắp xếp, phân phối các nguồn lực một cách hợp lí, phân cơng nhiệm vụ và giao trách nhiệm rõ ràng cho tất cả các lực lượng trong nhà trường từ việc phân cơng giao nhiệm vụ cho các đồn thể, các phòng chức năng, các khoa, tổ chuyên môn đến đội ngũ giảng viên, nhân viên và sinh viên trong toàn trường. Đồng thời trong quá trình thực hiện việc xây dựng VHNT theo kế hoạch cần có sự thống nhất, phối hợp nhịp nhàng giữa các đơn vị và các thành viên để đạt được hiệu quả tốt nhất.

VHNT xuất hiện trong mọi hoạt động của nhà trường, hình thành nên các nếp văn hóa như: văn hóa quản lí, văn hóa giảng dạy và tư vấn, văn hóa học tập và chia sẻ, văn hóa cộng đồng và giao tiếp, văn hóa ăn mặc…nên khi tổ chức các hoạt động xây dựng VHNT cần phải linh hoạt lồng ghép vào tất cả các hoạt động và triển khai thực hiện một cách thường xuyên, liên tục.

1.4.2.3. Ban Giám hiệu chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường

Chỉ đạo là một chức năng trong quản lí mang tính chất điều hành, điều khiển các hoạt động diễn ra trong thực tế. Chỉ đạo bao gồm cả việc hướng dẫn thực hiện các công việc, sự phối hợp giữa các đơn vị, khuyến khích, động viên các thành viên trong nhà trường thực hiện đúng theo nội dung, chương trình để đạt được mục tiêu đề ra.

VHNT mang tính bao trùm, vừa mang tính cá nhân lại vừa mang tính tập thể nên việc chỉ đạo xây dựng VHNT cần được tiến hành khéo léo, tế nhị, tránh mệnh lệnh, sử dụng quyền lực. Để đạt được hiệu quả cao trong công tác chỉ đạo xây dựng VHNT ngồi sự phân cơng, phân nhiệm cho từng cá nhân, tập thể thì cịn phải chú ý vào sự phối hợp giữa các thành viên các đơn vị cùng thực hiện công việc. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng VHNT cần kịp thời ngăn chặn, phòng

ngừa các sai phạm và đồng thời thúc đẩy sự tích cực, tự giác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các thành viên.

1.4.2.4. Kiểm tra, giám sát và đánh giá kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường

Kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng cơng cơng tác quản lí nhà trường. Quản lí mà khơng có sự kiểm tra, đánh giá xem như là khơng quản lí. Hoạt động kiểm tra, đánh giá diễn ra trong suốt quá trình từ lúc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện đến việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch đã đề ra. Để tổng kết một giai đoạn thực hiện xây dựng VHNT thì giai đoạn kiểm tra, đánh giá cưới cùng là cực kỳ quan trọng trong đó có sự kiểm tra thường xuyên với kiểm tra theo định kỳ. Kiểm tra, đánh giá sẽ giúp cho nhà quản lí thấy được những kết quả, những hạn chế cũng như nguyên nhân của kết quả và hạn chế đó, từ đó tiến hành các giải pháp để khắc phục.

Ngồi ra, thơng qua kiểm tra, đánh giá nhà quản lí phải khéo léo xây dựng động lực cho các thành viên. Vì kiểm tra, đánh giá là nhằm vào việc ghi nhận những nổ lực của các thành viên để kịp thời biểu dương, khích lệ và đồng thời ngăn chặn, phòng ngừa và đánh giá, rút kinh nghiệm những cá nhân sai phạm nhằm thúc đẩy sự tự giác hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời, kiểm tra, đánh giá cịn giúp nhà quản lí kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung để công tác xây dựng VHNT được ổn định và đạt được những kết quả tốt nhất.

1.4.3. Vai trò của Hiệu trưởng trong việc xây dựng văn hóa nhà trường

Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lí các hoạt động của nhà trường, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, cơng nhận. Hiệu trưởng có vai trò quyết định/chi phối sự phát triển VHNT:

- Tư duy phát triển giáo dục của người hiệu trưởng ảnh hưởng đến VHNT; - Hiệu trưởng có vai trị quan trọng trong việc hình thành các chuẩn mực, các giá trị cốt lõi, niềm tin;

- Sự quan tâm, chú ý của hiệu trưởng đến cái gì…sẽ ảnh hưởng chi phối VHNT;

- Hiệu trưởng xác định, tập hợp tạo lập hệ thống giá trị cốt lõi của trường; - Hiệu trưởng xác định các đặc trưng và chia sẻ tầm nhìn.

Vì vậy để quản lí tốt q trình xây dựng VHNT yêu cầu người hiệu trưởng cần: - Hiệu trưởng phải là người lãnh đạo gương mẫu, luôn là tấm gương sáng cho CB, GV và SV noi theo;

- Hiệu trưởng hình thành VHNT thơng qua hàng trăm hoạt động tương tác hàng ngày với CB, GV, và SV và cộng đồng;

- Chú ý đến nhu cầu của CB, GV và nhu cầu của SV;

- Hiệu trưởng xác lập cơ chế đánh giá, thi đua khen thưởng (đúng người, đúng việc);

- Phong cách lãnh đạo dân chủ, tăng cường đối thoại, cùng tham gia, phân công trách nhiệm rõ ràng;

- Khả năng biết lắng nghe của hiệu trưởng ni dưỡng bầu khơng khí tâm lí cởi mở, tin cậy, tơn trọng lẫn nhau ở nơi làm việc;

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí xây dựng VHNT ở trường Cao đẳng Sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng sư phạm sóc trăng (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)