Đánh giá chung thực trạng quản lí xây dựng VHNT tại trường Cao đẳng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng sư phạm sóc trăng (Trang 84 - 88)

phạm Sóc Trăng

2.5.1. Những mặt ưu điểm

Trong những năm gần đây, sự quan tâm của Đảng và nhà nước và của ngành Giáo dục đến cơng tác xây dựng văn hóa nhà trường đã có nhiều thay đổi, bằng các Nghị quyết chỉ đạo của Đảng, các chính sách của Nhà nước, và ngành Giáo dục có rất nhiều nội dung đề cập đến xây dựng và phát triển văn hóa trong đó có văn hóa nhà trường.

Khi khảo sát thực trạng VHNT ở trường CĐSP Sóc Trăng cá nhân tơi đã nhận được sự hưởng ứng và thực hiện tích cực từ phía giảng viên, cán bộ quản lí và các em sinh viên. Điều đó phản ánh sự nhận thức phần lớn đều mong muốn xây dựng một mơi trường văn hóa tích cực, lành mạnh trong nhà trường.

Đa số các thành viên trong nhà trường đều chấp hành khá tốt các nội quy, quy định của nhà trường, có ý thức, trách nhiệm trong giảng dạy, làm việc và học tập. Từ đó các thành viên trong nhà trường luôn hỗ trợ nhau, nhằm đem lại sự thành công trong các mặt công tác của nhà trường.

Đặc biệt với vai trò là người đứng đầu, Hiệu trưởng nhà trường đã dành nhiều thời gian, cơng sức xây dựng một tập thể đồn kết, vững mạnh, Hiệu trưởng luôn tạo

điều kiện tốt để Cơng đồn, Đồn Thanh niên, Hội Sinh viên thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình trong các hoạt động phong trào, nhằm góp phần xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, tích cực trong tồn trường.

Khi bàn về vấn đề xây dựng VHNT, tôi nhận được phản hồi từ các thành viên trong nhà trường xác định đây là việc làm có tính cấp thiết, đánh giá cao vấn đề nghiên cứu, tạo mọi điều kiện, hỗ trợ tôi nghiên cứu vấn đề này.

2.5.2. Những mặt hạn chế

Việc xây dựng VHNT ở trường CĐSP Sóc Trăng theo nghiên cứu của tác giả, đây là một vấn đề mới đối với nhà trường, chưa có nghiên cứu một cách tổng thể và tồn diện về xây dựng VHNT, và nhìn chung chưa có một văn bản nào mang tính pháp lí từ các cấp lãnh đạo để hướng dẫn và chỉ đạo công tác xây dựng VHNT trong hệ thống ngành Giáo dục và Đào tạo.

Nhà trường chưa lập được kế hoạch xây dựng VHNT, chưa xác định được những giá trị cốt lõi về VH của nhà trường, chưa có quy định về xây dựng VHNT nên cơng tác quản lí xây dựng VHNT chưa được CBQL, GV và SV ý thức đầy đủ tầm quan trọng của VHNT đối với chất lượng đào tạo và thương hiệu của nhà trường.

Nhà trường chưa xác định rõ đâu là những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng VHNT và quản lí xây dựng VHNT.

2.5.3. Nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, khi môi trường làm việc trong một nhà trường có tính đa dạng về nguồn gốc xuất thân hay trình độ học vấn dường như sẽ xuất hiện mâu thuẫn là làm giảm đi các giá trị văn hóa mà các thành viên trong nhà trường đang cố gắng xây dựng và gìn giữ. Do đó khi xây dựng VHNT nếu khơng xem xét khía cạnh này, chính tiêu chí sẽ là rào cản cho sự đổi mới, hợp tác và hội nhập.

Việc nghiên cứu xây dựng VHNT chưa có một cách nhìn sâu sắc, tổng quan. Hơn nữa, xây dựng VHNT ở trường CĐSP Sóc Trăng càng khó khăn hơn khi nội dung vừa mang nét chung, song phải có tính đặc thù của trường.

Nhận thức một cách đầy đủ về VHNT của CBQL, CBGV và các em sinh viên của trường không phải là nhiều. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu thực trạng cũng gặp một số khó khăn nhất định, phải tìm ra những biện pháp thích hợp mới thu được kết quả chính xác và khách quan.

Văn hóa thường tiềm ẩn, khó thấy nên việc đánh giá văn hóa hiện tại và xác định những yếu tố văn hóa nào cần thay đổi là cực kỳ khó khăn, dễ gây nhầm lẫn vì các chủ thể văn hóa vốn đã hịa mình vào nền văn hóa đương đại, khó nhìn nhận một cách khách quan sự tồn tại của những hạn chế và những mặt trái, mặt tiêu cực cần thay đổi. Nhưng trong thực tiễn nhìn chung nhà trường chưa có sự nghiên cứu, khảo sát thực trạng tại trường trước đây để xác định VHNT đang ở đâu, mức độ nào, để từ đó có kế hoạch phát triển VHNT. Chưa có sự thống nhất về mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức giáo dục VHNT.

Một số cán bộ, giảng viên, cơng nhân viên cịn rất thụ động, thiếu gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ dược giao, một số giảng viên chưa có ý thức giữ gìn tác phong, chuẩn mực đạo đức của nhà giáo. Một số SV chưa có ý thức cao trong việc chấp hành nội quy, quy định về nề nếp, chưa thấy được vai trị của cá nhân trong cơng tác xây dựng VHNT, còn nhiều hạn chế, yếu kém trong giao tiếp, ứng xử, tác phong trong sinh hoạt, trong ăn mặc.

Sự phối hợp giữa nhà trường và các tổ chức đoàn thể trong các hoạt động còn thiếu sự thống nhất về nội dung và phương pháp thực hiện để thể hiện sự hiện diện của VHNT trong các hoạt dộng phong trào.

Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật cịn lỏng lẻo, chưa có biện pháp mạnh nhằm răn đe những thành viên vi phạm.

Một số SV chưa có sự quan tâm, giám sát chặt chẽ từ phía gia đình.

Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ thiết thực cho giảng dạy, học tập và sinh hoạt cịn hạn chế. Kiến trúc xây dựng và khơng gian mơi trường tự nhiên chưa được hài hịa.v.v...Vì vậy khi xác định nội dung để tiến hành xây dựng VHNT là việc làm hết sức khó khăn.

Kết luận chương 2

Trong chương 2, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát thực trạng xây dựng VHNT và quản lí xây dựng VHNT trên các bình diện theo cơ sở lí luận dã xác định ở chương 1.

Việc xây dựng VHNT ở trường CĐSP Sóc Trăng theo kết quả nghiên cứu, đây là một vấn đề mới đối với nhà trường, chưa có nghiên cứu một cách tổng thể và tồn diện về xây dựng VHNT, và nhìn chung chưa có một văn bản nào mang tính pháp lí từ các cấp lãnh đạo để hướng dẫn và chỉ đạo công tác xây dựng VHNT trong hệ thống ngành Giáo dục và Đào tạo.

Nhà trường chưa lập được kế hoạch xây dựng VHNT, chưa xác định được những giá trị cốt lõi về VH của nhà trường, chưa có quy định về xây dựng VHNT nên cơng tác quản lí xây dựng VHNT chưa được CBQL, GV và SV ý thức đầy đủ tầm quan trọng của VHNT đối với chất lượng đào tạo và thương hiệu của nhà trường.

Việc nghiên cứu thực trạng xây dựng và quản lí xây dựng VHNT ở CĐSP Sóc Trăng tạo cơ sở, tiền đề cho việc đề xuất một số biện pháp xây dựng VHNT, góp phần thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÍ XÂY DỰNG VĂN HĨA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SÓC TRĂNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng sư phạm sóc trăng (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)