Những nội dung của văn hóa nhà trường cần xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng sư phạm sóc trăng (Trang 39 - 41)

1.3. Xây dựng văn hóa nhà trườngở trường Cao đẳng Sư phạm

1.3.2. Những nội dung của văn hóa nhà trường cần xây dựng

Việc xây dựng VHNT được dựa trên nhiều nội dung, nhiều yếu tố, song cần đặt nhiều sự chú ý và tập trung vào các giá trị cốt lõi sau:

1.3.2.1. Xây dựng niềm tin và thái độ

Xây dựng một niềm tin và thái độ đúng đắn cho tất cả đội ngũ CBQL, GV và SV trong nhà trường theo triết lí giáo dục chung và riêng của mình.

Mỗi nhà trường có định hướng giáo dục nhân cách SV theo quan điểm giáo dục: giáo dục SV độc lập, mạnh dạn, tự tin, hay giáo dục SV ngoan ngoãn nề nếp theo một khuôn mẫu, hoặc giáo dục SV tự chủ trong cuộc sống và cởi mở trong một cộng đồng hoà hợp, điều này sẽ chi phối đến những yếu tố tiếp sau.

Niềm tin là một sự hỗn hợp độc đáo giữa các thành phần nhận thức, cảm xúc, ý chí, nó có sức mạnh như một sự tất yếu bên trong quy định hành vi cá nhân. Có thể nói bản chất của xây dựng văn hóa là định hướng tư duy. Tiến trình xây dựng và thay đổi VH trong nhà trường là quá trình để người ta tin rằng nên tư duy như thế nào là đúng, là tốt, trên cơ sở niềm tin đó người ta có hành động tương ứng.

Xây dựng thái độ và niềm tin của các thành viên trong nhà trường tạo ra một động lực phấn đấu và đồng thời cũng là cơ sở của việc đánh giá chất lượng giáo dục của nhà trường.

1.3.2.2. Xây dựng hệ thống các chuẩn mực văn hóa trong nhà trường

Xây dựng các chuẩn mực VH giao tiếp ứng xử trong các mối quan hệ trong nhà trường. Trước hết là xây dựng mối quan hệ giữa người với người, tiếp sau là mối quan hệ ứng xử của con người đối với thế giới xung quanh một cách có VH.

Giáo dục VHNT cho SV cần được đặt trong một môi trường GD VH với các hoạt động GD có ý nghĩa, mang tính định hướng. Xây dựng hệ thống chuẩn mực VHNT đóng một vai trị quan trọng và cần thiết được đặt ra trong tương lai sao cho sự du nhập VH ngoại ở thế hệ trẻ nhưng vẫn luôn giữ được bản sắc dân tộc của mình. Ở đây cũng cần xây dựng và truyền đạt phương pháp tiếp nhận VH là có chọn lọc cho các thế hệ mai sau. Cụ thể là:

+ GD đạo đức.

+ GD truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. + GD kỹ năng giao tiếp và VH ứng xử.

Mặt khác, xây dựng VHNT cần hướng vào người học. Đó là:

- Đáp ứng những yêu cầu về quyền của người học cần được xem như yêu cầu sống cịn của VHNT (giá trị an tồn về thể chất và tinh thần, được tôn trọng và được khuyến khích tham gia);

- Tăng cường phát huy sự chủ động, sáng tạo của người học;

- Thúc đẩy sự phát triển tiềm năng của mỗi cá nhân (đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân).

Ba định hướng có tính ngun tắc này cần được quán triệt trên tất cả các khía cạnh của VHNT, cả ở những giá trị vật chất và giá trị tinh thần để VHNT trở nên thân thiết gần gũi và gắn bó với người học.

Xây dựng hệ thống chuẩn mực VH chung và riêng của nhà trường. Đây là một việc làm cần thiết, bởi nó là cơ sở cho việc thiết kế mục tiêu GD mang tính bảo tồn VH dân tộc cũng như nội dung GD VH trong nhà trường. Đồng thời nó đảm bảo cho việc tạo dựng một mơi trường GD có VH mà ở đó “trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy và trị ra trị” và các hoạt động GD có tính định hướng VH. Mọi sự vật hiện tượng đi vào đúng bản chất của nó.

1.3.2.3. Xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn hóa

Quy tắc ứng xử trong trường học là những chuẩn mực, giá trị và hành vi ứng xử văn hóa thơng qua các hoạt động giao tiếp, sinh hoạt, làm việc, học tập…, nhằm điều chỉnh cách thức ứng xử của mọi thành viên trong nhà trường theo thuần phong mỹ tục; tạo môi trường làm việc, học tập thân thiện, hợp tác, trách nhiệm, cởi mở, trung thực, văn minh trong nhà trường.

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “VH là hiểu biết, hiểu biết làm người xử sự, xử thế với bản thân, gia đình, xã hội, thiên nhiên là đẹp đẽ nhất của VH”. Như vậy, để làm tốt công tác xây dựng VHNT, người CBQL cần quan tâm xây dựng các quy tắc giao tiếp, ứng xử với mọi người trong nhà trường, bao gồm các quy tắc ứng xử giữa SV với SV, SV với GV, GV với GV, GV với CBQL, và giữa CBQL với SV… đồng thời chia sẻ kinh nghiệp xây dựng các mố quan hệ ứng xữ có văn hóa trong nhà trường. Người CBQL cần trao đổi với các thành viên trong nhà trường để họ thảo luận, hình thành các quy định, quy tắc ứng xử. Các quy định này tùy thuộc vào điều kiện của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng sư phạm sóc trăng (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)