Nâng cao nhận thức của các thành viên trong nhà trường về sự cần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng sư phạm sóc trăng (Trang 89 - 91)

3.2. Biện pháp quản lí xây dựng văn hóa nhà trườngở trường Cao đẳng Sư

3.2.1. Nâng cao nhận thức của các thành viên trong nhà trường về sự cần

cần thiết phải quản lí xây dựng văn hóa nhà trường

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Đây là biện pháp nhằm giúp cho đội ngũ CBQL, CBGV và SV trong nhà trường có nhận thức một cách đầy đủ hơn, toàn diện hơn và ý nghĩa, vai trò của VHNT, sự cần thiết phải xây dựng VHNT và quản lí xây dựng VHNT, tạo sự thống nhất và phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các phịng, khoa, tổ chun mơn và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường về sự cần thiết phải quản lí xây dựng VHNT. Làm cho mỗi thành viên ý thức được rằng chính họ là một thành tố tạo nên những giá trị văn hóa đặc trưng của nhà trường, từ đó mỗi cá nhân sẽ tự giác hơn, tích cực tham gia vào công tác xây dựng VHNT một cách khoa học và hiệu quả.

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Để thực hiện mục tiêu trên, nhà trường cần phải thành lập ban phụ trách công tác xây dựng văn hóa nhà trường bằng cách lập kế hoạch, thiết kế nội dung thực hiện để tham mưu với Hiệu trưởng về những vấn đề có liên quan đến cơng tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống cho tồn thể cán bộ, công nhân viên và sinh viên của trường, cũng như đề ra những giải pháp nhằm tăng cường công tác đảm bảo chất lượng dạy và học, tăng cường cơng tác quản lí nề nếp của sinh viên.

Tuyên truyền thông qua các cuộc hội thảo, chuyên đề về công tác xây dựng VHNT. Tổ chức các sự kiện, cuộc thi tìm hiểu về VHNT, về VH ứng xử, VH giao tiếp của toàn thể các thành viên trong nhà trường, đẩy mạnh tuyên truyền lồng ghép vào các chương trình, hoạt động, phong trào của Cơng đồn, Đồn Thanh niên, Hội Sinh viên.

Đồng thời lồng ghép các nội dung tuyên truyền về VHNT vào nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo tinh thần của Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị.

Nhà trường cũng đưa nội dung này vào công tác thi đua khen thưởng và đánh

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

Thành lập một Ban xây dựng văn hóa nhà trường, phân cơng cho một phó hiệu trưởng làm Trưởng ban và các thành viên bao gồm lãnh đạo phòng Tổ chức cán bộ, phịng Cơng tác học sinh, sinh viên, phòng Thanh tra, Cơng đồn, Đồn Thanh niên, Hội Sinh viên.

Ban hành quyết định kèm theo quy định nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Ban xây dựng văn hóa nhà trường, xây dựng bộ công cụ làm nội dung tuyên truyền về VHNT theo từng tháng, học kỳ và cả năm học.

Hàng năm mở một lớp đòa tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức về công tác xây dựng VHNT, các phịng, khoa, tổ có xây dựng kế hoạch đảm bảo nề nếp làm việc, giảng dạy, xây dựng nếp sống văn minh

Đưa các nội dung về tầm nhìn, sứ mạng, các giá trị cốt lõi, các chuẩn mực ứng xử lên website, facebook của trường. Lựa chọn những địa điểm phù hợp để treo các nội dung về sứ mạng của nhà trường để tuyên truyền rộng rãi đến tất cả những thành viên trong trường.

Xây dựng nội dung liên quan đến VHNT và lấy ý kiến đóng góp của tồn thể cán bộ, giảng viên, cơng nhân viên và sinh viên của trường.

Đảng ủy nhà trường xây dựng kế hoạch quán triệt các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, Xây dựng Nghị quyết nhằm khẳng định vai trò của công tác xây dựng VHNT, phối hợp với các cơ sở, chuyên gia có nhiều am hiểu VHNT triển khai các nội dung xây dựng VHNT cho toàn thể cán bộ, giảng viên, công nhân viên và sinh viên của trường.

Chú trọng đến vấn đề về đạo đức, chuẩn mực nhà giáo, giúp cho cán bộ giảng viên, sinh viên nâng cao ý thức cá nhân trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, học tập và hoạt động nghề nghiệp.

Đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống, đặc trưng của nhà trường. Giao cho Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên phụ trách các hoạt động này thông qua các hội thi, hội trại và các hoạt động nhằm tăng cường sự đoàn kết trong tập thể.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

Lãnh đạo nhà trường và cán bộ quản lí cần có kế hoạch, chương trình cụ thể cho từng hoạt động, thơng qua đó giúp các thành viên trong nhà trường nắm rõ trách nhiệm của mình trong cơng tác xây dựng VHNT.

Tạo điều kiện để tất cả các lực lượng trong nhà trường đặc biệt là giảng viên và sinh viên. Đồng thời đảm bảo tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và tài lực cho các hoạt động.

Thường xuyên tổ chức các các đợt kiểm tra, đánh giá để nắm được nhận thức của cán bộ, công nhân viên và sinh viên, đánh giá tinh thần trách nhiệm khi tham gia các hoạt động của các thành viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng sư phạm sóc trăng (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)