Nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa nhà trườngở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng sư phạm sóc trăng (Trang 34 - 39)

1.3. Xây dựng văn hóa nhà trườngở trường Cao đẳng Sư phạm

1.3.1. nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa nhà trườngở

1.3.1. Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Cao đẳng Sư phạm trường Cao đẳng Sư phạm

1.3.1.1. Vai trị của văn hóa nhà trường

VHNT có tác động đến hầu hết mọi khía cạnh của nhà trường, VHNT quyết định đến việc các thành viên trong nhà trường cùng tập trung vào mục tiêu chung, cam kết và nổ lực cho mục tiêu đó. VHNT giúp các thành viên xác định và xây dựng cam kết cho mỗi cá nhân và của nhà trường đối với các giá trị cốt lõi. Một nhà trường có nền văn hóa tích cực sẽ góp phần quan trong vào việc cải thiện hiệu quả làm việc trong nhà trường.

Về góc độ tổ chức, VHNT được coi như một mẫu thức cơ bản, tạo ra một mơi trường quản lí ổn định, giúp cho nhà trường có thể thích nghi để phù hợp với mơi trường bên ngồi và tạo ra được sự hịa hợp mội trường bên trong. Một tổ chức có nền văn hóa mạnh sẽ hội tụ được cái tốt, cái đẹp cho xã hội. VHNT sẽ giúp cho nhà trường thực sự trở thành trung tâm của văn hóa giáo dục, là nợi hội tụ sức mạnh trí

tuệ và lòng nhân ái trong xã hội, góp phần quan trọng tạo sản phẩm giáo dục toàn diện.

Tác giả Phạm Quang Huân cho rằng, VHNT có năm vai trị cốt yếu sau Phạm Quang Huân, (2007):

Thứ nhất, VH là một thứ tài sản lớn và quyết định sự trường tồn của một

tổ chức. VH có vai trị vơ cùng quan trọng với nhà trường, hơn bất kỳ tổ chức nào, tính văn hóa là tính chất đặc thù của nhà trường.

Thứ hai, VHNT tạo động lực làm việc cho các thành viên trong nhà trường.

Động lực sư phạm được tạo nên từ nhiều tố, trong đó VHNT là một loại động lực vơ hình nhưng lại có sức mạnh vơ cùng to lớn. VHNT giúp các thành viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản chất của các cơng việc mình làm.

Thứ ba, VHNT hỗ trợ điều phối và kiểm soát hành vi của cá nhân bằng các

chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc và bằng dự luận, truyền thuyết do những thế hệ con người trong tổ chức xây dựng nên.

Thứ tư, VHNT hạn chế tiêu cực và xung đột. VHNT giúp các thành viên trong

nhà trường thống nhất về cách nhận thức vấn đề, cách đánh giá, lựa chọn, định hướng và hành động.

Thứ năm, VHNT giúp nâng cao chất lượng hoạt động của nhà trường. VHNT

ảnh hưởng nhiều chiều tới chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục trong nhà trường theo hướng phát triển con người tồn diện. Nó ảnh hưởng rõ rệt đến cách suy nghĩ, cảm nhận và hành động của mỗi thành viên trong nhà trường, do đó có thể nâng cao hoặc cản trở động cơ, kết quả dạy - học của người học.

VHNT giúp xác định và xây dựng cam kết của nhà trường đối với các giá trị cốt lõi. Nếu những nghi lễ, truyền thống, lễ kỉ niệm tạo ra tình cảm cộng đồng, nhân viên, SV và cộng đồng đó sẽ xác định với nhà trường và cam kết với những giá trị cốt lõi và các mối quan hệ ở đây. Đồng thời, VHNT tích cực làm tăng động lực làm việc. Khi nhà trường công nhận những thành quả, giá trị của những nỗ lực và cổ vũ cho những cam kết, cán bộ nhân viên cảm thấy có thêm động lực để làm việc chăm chỉ, cải tiến và ủng hộ sự thay đổi. Nếu một nhà trường có bối cảnh khơng rõ ràng về mục đích, thiếu một tầm nhìn có khả năng truyền cảm hứng tới mọi người, ít

các buổi lễ mừng thành quả, nhân viên sẽ biểu hiện thiếu năng lượng trong suốt quá trình làm việc. Ngồi ra, VHNT tích cực góp phần quan trọng cải thiện hiệu quả và năng suất làm việc trong nhà trường. CBGV và SV thành cơng hơn trong một mơi trường văn hóa mà ở đó ni dưỡng sự nỗ lực làm việc, cam kết với những giá trị đến cuối cùng, chú ý giải quyết các vấn đề và tập trung vào việc học tập của tất cả SV.

Từ những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến người dạy và người học, văn hóa có tác động lớn đến chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường. Một nền văn hóa tốt chính là một chương trình đào tạo ngầm trực tiếp tác động đến chất lượng hoạt động của nhà trường. Đối với trường Cao đẳng Sư phạm - nơi đào tạo ra những thầy giáo, cô giáo tương lai để phục vụ cho các bậc học Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở thì VHNT tích cực sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện nhân cách của sinh viên. VHNT lài cái nôi tạo động lực học tập và phấn đấu rèn luyện chuyên môn và tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho người học.

1.2.1.2. Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường đến các lực lượng giáo dục trong nhà trường

* Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường đến Hiệu trưởng và cán bộ quản lí nhà trường

Người hiệu trưởng vừa là người quản lí, vừa là người lãnh đạo trong nhà trường. Điều đó có nghĩa là người hiệu trưởng phải đảm nhận hai chức năng: chức năng lãnh đạo và chức năng quản lí. Hai chức năng này được hiểu như hai mặt của một đồng tiền. Vì vậy, quản lí và lãnh đạo ln tồn tại song hành với nhau, nó tích hợp trong một nhà quản lí. Hiệu trưởng có vai trị quyết định và chi phối sự phát triển của VHNT.

Hiệu trưởng xây dựng VHNT, tuy nhiên trong mối quan hệ ngược lại thì VHNT giúp hiệu trưởng phải biết rằng người hiệu trưởng phải là người lãnh đạo gương mẫu, phải là tấm gương sáng cho cán bộ, giảng viên, nhân viên và sinh viên noi theo.

Hiệu trưởng hình thành văn hóa thơng qua rất nhiều các hoạt động tương tác hàng ngày với đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên, phụ huyn, sinh viên và cộng đồng.

Hiệu trưởng luôn chú ý đến nhu cầu của các thành viên trong nhà trường, rèn luyện kỹ năng biết lắng nghe và biết thấu hiểu, nuôi dưỡng bầu khơng khí tâm lí cởi mở, đồn kết, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau.

Hiệu trưởng cần các lập cơ chế đánh giá, thi đua khen thưởng đung người, đúng việc, cơng bằng và hợp lí.

Phong cách lãnh đạo dân chủ, tăng cường đối thoại, phân công công việc phù hợp, giao trách nhiệm rõ ràng.

Tiêu chuẩn lựa chọn và sa thải nhân viên.

Hiệu trưởng xác định các đặc trưng và chia sẻ tầm nhìn, sứ mệnh của nhà trường.

Ngoài ra, VHNT còn ảnh hưởng đến đội ngũ cán bộ quản lí các phịng chức năng, các khoa, tổ chuyên mơn. Đây chính là đội ngũ thực hiện sự phân cấp quản lí của hiệu trưởng trường Cao đẳng Sư phạm. Đối với đội ngũ này thì VHNT tạo nên một mơi trường thuận lợi để họ trực tiếp quản lí là thực hiện các quyết định của hiệu trưởng. VHNT cũng đưa ra các quy định chuẩn mực đạo đức mà người cán bộ quản lí cần thực hiện, chính vì vậy VHNT là khung tiêu chuẩn để đánh giá hoạt động quản lí của người cán bộ quản lí trong nhà trường.

* Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường đến đội ngũ cán bộ giảng viên

Đối với đội ngũ CBGV, VHNT thúc đẩy sự sáng tạo cá nhân, tạo nên sự đồn kết, tình thương yêu giữa các thành viên và cùng phấn đấu, hợp tác vì mục tiêu chung của nhà trường. Hơn ai hết, CBGV là người trực tiếp tham gia hoạt động dạy học và đào tạo và chính CBGV là những người ảnh hưởng trực tiếp đến nhân cách của người học. Vì vậy, nhà trường rất cần đến những nhà giáo khơng những có kiến thức chuyên môn vững vàng mà cịn phải có hiểu biết sâu rộng về cuộc sống và về văn hóa xã hội.

Ảnh hưởng của VH tích cực đến CBGV được thể hiện qua hai nội dung cơ bản sau:

Khuyến khích mối quan hệ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau giữa các GV:

- GV cảm thấy thoải mái dễ dàng thảo luận về những vấn đề hay khó khăn mà họ đang gặp phải.

- GV sẵn sàng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn. - GV tích cực trao đổi phương pháp và kỹ năng giảng dạy. - GV quan tâm đến công việc của nhau.

- GV cùng hợp tác với lãnh đạo nhà trường để thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Tạo bầu khơng khí tin cậy thúc đẩy GV quan tâm đến chất lượng và hiệu quả giảng dạy:

- Bầu khơng khí cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau tạo động lực để GV quan tâm cải tiến nâng cao chất lượng dạy học.

- Cải thiện thành tích giảng dạy và học tập của trường.

* Ảnh hưởng của văn hóa nhà trường đến sinh viên

Đối với sinh viên, VH tạo nên giá trị đạo đức và có vai trị điều chỉnh hành vi của sinh viên. Khi được giáo dục và đào tạo trong một mơi trường vắn hóa và thấm nhuần hệ giá trị văn hóa, sinh viên sẽ dần hình thành được những hành vi chuẩn mực và hơn nữa là niềm tin nội tâm sâu sắc vào các giá trị tốt đẹp, từ đó khao khát cống hiến và sống có lí tưởng.

VHNT cịn giúp sinh viên hình thành khả năng thích nghi với xã hội và có thái độ, nhận thức đúng đắn với nghề nghiệp trong tương lai. Một sinh viên có văn hóa thì trong con người của sinh viên ấy hội tụ đầy đủ những giá trị đạo đức căn bản, đó là đức tín khiêm tốn, thật thà, lễ độ, yêu thương con người, sống có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và với xã hội. Do vậy, dù có bất ngờ gặp những tình huống khó khăn và có thể chưa từng biết đến nhưng nếu vận dụng những hiểu biết về văn hóa để điều tiết hành vi một cách hợp lí, các em có thể kịp thời tự điều chỉnh hành vi ứng xử cho phụ hợp với hồn cảnh một cách hài hịa.

Trước hết, VHNT tích cực sẽ tác động đến sinh viên, tạo ra một môi trường học tập có lợi nhất cho sinh viên. Môi trường này kích thích được sự chủ động,

tạo động lực cho người học, khiến người học thực sự hứng thú và nỗ lực để đạt được kết quả học tập tốt nhất.

- SV thoải mái, vui vẻ, ham học;

- SV được thừa nhận, được tơn trọng, cảm thấy mình có giá trị; - SV thấy rõ trách nhiệm của mình;

- SV tích cực khám phá, tích cực tương tác với GV, nhóm bạn; - SV nỗ lực đạt thành tích học tập và rèn luyện tốt nhất.

Ngồi ra, VHNT cịn tạo ra môi trường thân thiện cho SV. Trong môi trường

nhà trường thân thiện, SV cảm thấy gắn bó với trường, lớp, thích thú với việc đến trường. Mơi trường thân thiện đảm bảo được các yêu cầu cơ bản đó như:

- An tồn, cởi mở, hợp tác, chia sẻ;

- Chấp nhận các hoàn cảnh khác nhau của SV; - Khuyến khích SV bày tỏ quan điểm cá nhân;

- Xây dựng mối quan hệ ứng xử tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau giữa thầy và trò.

Ngồi ra, VHNT góp phần hình thành nên những nét phẩm chất, tính cách riêng, được đánh giá là phù hợp và có giá trị cho SV của nhà trường. Theo đó, SV ở các trường khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau được hình thành do quá trình tiếp nhận các ảnh hưởng từ môi trường nhà trường các em theo học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí xây dựng văn hóa nhà trường ở trường cao đẳng sư phạm sóc trăng (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)