Đặc điểm của mơ hình dân chủ xã hội ở Bắc Âu

Một phần của tài liệu Luận án Hồ Thị Nhâm (Trang 76 - 81)

Mơ hình DCXH ở Bắc Âu có những đặc điểm cơ bản là:

(1) Dân chủ. Đã là một mơ hình dân chủ, dĩ nhiên mơ hình DCXH ở Bắc Âu

cũng sẽ có đặc điểm của một mơ hình dân chủ để phân biệt với Quân chủ hay Quả

đầu. Tuy nhiên, dân chủ ở đây không chỉ là “đi bầu” và các thiết chế bầu cử trung

lập. Nền dân chủ Bắc Âu luôn được đánh giá là những nền dân chủ đầy đủ (full democracy) (Xem Phụ lục 1). Đó là nền "dân chủ thực sự", tức trên cơ sở của tri thức và trách nhiệm xã hội. Và vì vậy, ngồi các thiết chế tối thiểu (bầu tự do, ủy ban độc lập, v.v.) thì bản thân các thiết chế khác nhằm hướng tới việc "giáo dục dân chủ" (thúc đẩy tham gia các tổ chức xã hội, công dân) là những thiết chế quan trọng.

(2) Nhà nước can thiệp, thuế cao và phân phối bình đẳng. Khác với DCTD,

nhấn mạnh yếu tố "tự do cá nhân"; nhà nước DCXH nhấn mạnh yếu tố "bình đằng xã hội" và do vậy có khuynh hướng can thiệp mạnh hơn khâu tái phân phối (vì mục

tiêu là "bình đẳng xã hội" về chính các điều kiện thực tế). Tuy nhiên, cũng khác với các nước XHCN, các nhà nước DCXH cơng nhận sở hữu tư nhân, và nhìn vấn đề bất bình đẳng nằm ở khâu "phân phối" chứ không phải "sở hữu". Các nước này cũng chấp nhận các dùng thể chế cơ bản về dân chủ chinh trị (như toàn dân bỏ phiếu đồng thuận về việc phân phối lại này).

Các quốc gia Bắc Âu thường áp dụng chính sách bình đẳng hóa thu nhập, đó là sử dụng thuế thu nhập lũy tiến để cân bằng mức thu nhập và tiêu dùng giữa các tầng lớp xã hội thông qua phân phối lại. Kết quả của phúc lợi cao và thuế cao như vậy đưa đến sự thịnh vượng chung. Theo Chỉ số Phát triển con người do Chương trình Phát triển Liên Hợp quốc công bố, hệ số Gini của các quốc gia Bắc Âu nằm trong số các quốc gia có khoảng cách thu nhập nhỏ nhất.

Chính sách phúc lợi cao được nhà nước phân phối lại thông qua thuế cao. Thuế thu nhập cá nhân của các quốc gia này thường là 30% -50% và thuế của người thu nhập cao thậm chí lên tới 70% -80%. Hầu hết các loại thuế này được sử dụng cho phúc lợi của người dân. Thuế cao ở hầu hết các lĩnh vực như thu nhập, VAT, thừa kế, bất động sản, v.v..

Bảng 2.2: Thuế thu nhập cận biên ở Mỹ và các nước Scandinavia năm 2015

Nước Thuế (%)

Đan Mạch 60,4

Na Uy 39

Thuỵ Điển 56,9

Mỹ 46,3

Nguồn: Kyle Pomerleau. https://taxfoundation.org/how-scandinavian- countries-pay-their-government-spending [141]

Thuế cao cũng nhận được sự đồng thuận trong nhân dân. Đa phần người dân Bắc Âu hài lịng với mức thuế này vì họ tin tưởng rằng, chính phủ sẽ sử dụng thuế để phục vụ lại cho người dân một cách hợp lý nhất. Một cuộc khảo sát năm 2016 được thực hiện bởi Sifo, một công ty nghiên cứu thị trường Thụy Điển cho thấy, cơng chúng có quan điểm tích cực về cơ quan Thuế Thụy Điển, hài lịng cao với dịch vụ cơng và sự đóng góp cho xã hội từ thuế.

(3) Phúc lợi toàn diện trên nền tảng hệ tư tưởng DCXH. Trong các loại hình

phúc lợi của Esping-Andersen, Thụy Điển, Đan Mạch, Na Uy và Phần Lan được phân loại là các nhà nước phúc lợi DCXH. Mơ hình này dựa trên khái niệm phổ quát và bình đẳng xã hội, và có các đặc điểm thể chế như thuế cao và hiệu ứng phân phối lại cao.

Bắc Âu với đặc tính phúc lợi tồn diện trên nền tảng hệ tư tưởng DCXH. Nguyên tắc chỉ đạo của hệ tư tưởng của Đảng DCXH là dân chủ chính trị, dân chủ kinh tế, DCXH và dân chủ quốc tế, với 3 cốt lõi giá trị chính là tự do, bình đẳng, đồn kết (tình huynh đệ). Nó ủng hộ việc sử dụng một cách tiếp cận dần dần và tiến bộ đối với hịa bình.

Các quốc gia Bắc Âu là các quốc gia phúc lợi nổi tiếng. Các khoản trợ cấp phúc lợi khác nhau rất phức tạp, quy mô lớn và nhiều. Phúc lợi để chi trả hầu hết cho các khoản trợ cấp cho trẻ em, trợ cấp nghỉ ốm, bảo hiểm y tế, trợ cấp nhà ở, trợ cấp thất nghiệp và bảo hiểm hưu trí. Giáo dục miễn phí tại các trường tiểu học, trung học cơ sở và đại học. Có một chính sách chăm sóc tồn diện cho tất cả các nhóm dễ bị tổn thương, nhóm yếu thế trong xã hội (như người thất nghiệp và người ốm đau, tàn tật). Ví dụ, nếu nhân viên bị ốm hơn một tháng, người sử dụng lao động sẽ trả 85% tiền lương. Trong một năm, nhà nước sẽ trả 75% tiền lương. Mỗi lần khám, người bệnh chỉ cần trả phí đăng ký. Chi phí điều trị và y tế được người sử dụng lao động và nhà nước chi trả. Người thất nghiệp sẽ được nhận 75% mức lương trung bình hàng năm và nhận trợ cấp thất nghiệp một năm sau đó, như mức lương trung bình của nhân viên. Chính sách phúc lợi tốt tưởng như sẽ kìm hãm động lực lao động của người dân nhưng ngược lại, đạo đức xã hội và đạo đức công việc của người dân Bắc Âu rất mạnh mẽ, vì vậy sức sống của các chính sách phúc lợi khơng bị suy giảm, năng suất lao động trong xã hội vẫn được duy trì.

Có thể nói, điểm đặc biệt nhất của mơ hình Bắc Âu DCXH là sự tích hợp hữu cơ của hệ thống KTTT với quyền sở hữu tư nhân, với phúc lợi cao và thuế cao. Điều này thực sự rất độc đáo. Bởi lẽ, một mặt, Bắc Âu tuân thủ hệ thống kinh tế chính của CNTB và phát triển mạnh mẽ quyền sở hữu tư nhân. Mặt khác, nó khác với các nước tư bản khác ở chỗ hệ thống an sinh và phúc lợi công cộng lớn. Nhấn

mạnh vào lĩnh vực sản xuất, nhưng cũng đặc biệt nhấn mạnh trong tái phân phối thu nhập. Cách thức này đem lại sự giàu có và hiệu quả kinh tế, cũng đồng thời đem lại sự công bằng xã hội, tránh được những khiếm khuyết của CNTB truyền thống, điều này góp phần hình thành truyền thống bình đẳng, thỏa hiệp và hợp tác trong lịch sử Bắc Âu. Cựu chủ tịch của Đảng DCXH Thụy Điển, Bran Ting từng cho rằng Thụy Điển là một "quốc gia thỏa hiệp", cho rằng Đảng DCXH nhấn mạnh tinh thần hỗ trợ lẫn nhau, hợp tác mạnh mẽ. Khái niệm này luôn là triết lý cầm quyền của Đảng DCXH Bắc Âu. Và được chuyển thành mục tiêu quản trị, được tóm tắt là sự kết hợp giữa cạnh tranh và hợp tác.

Bằng cách thực hành dân chủ kinh tế xã hội, loại bỏ sự khác biệt giai cấp và mọi bất bình đẳng xã hội và kinh tế, tinh thần "bình đẳng hóa”, chăm sóc, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau xuyên suốt toàn xã hội, Bắc Âu đã đạt được nhiều thành công, xã hội dân chủ Bắc Âu trở nên hài hịa, dân chủ, hịa bình, cơng bằng, ổn định, thịnh vượng và văn minh.

Tiểu kết chương 2

Dân chủ là vấn đề đa diện, đa chiều nhưng nhìn chung, từ nguyên của dân chủ vẫn là “Cai trị của người dân”, nhân dân là chủ thể gốc của quyền lực. Cách thức làm chủ của người dân và sự lựa chọn quốc gia làm cho các mơ hình dân chủ khác nhau. Với những mơ hình dân chủ cho đến nay, CNXHDC là mơ hình đã trải qua những biến đổi lịch sử. CNXHDC là lý thuyết đa nguyên được hình thành từ nhiều nguồn gốc, lý thuyết. Mặc dù có một số tư tưởng tiến bộ nhất định về tự do, dân chủ, đoàn kết, nâng cao đời sống cho một bộ phận người lao động và có sự phê phán CNTB ở một số luận điểm nhất định, tuy nhiên bản chất của CNXHDC là để thực hiện một số cải cách trong phạm vi CNTB. Từ vai trò lịch sử, CNXHDC ở các nước tư bản chủ nghĩa như là để “chữa lành” những căn bệnh của CNTB: Trong đó có sự tồn tại của lĩnh vực kinh tế sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa; trong lĩnh vực chính trị là đa đảng, dân chủ nghị viện, tam quyền phân lập và hệ thống chính trị tư bản chủ nghĩa; chủ trương đa nguyên trong lĩnh vực tư tưởng.

Trong thời hiện đại, DCXH tồn tại khơng chỉ như một hình thức lý thuyết mà cịn là một hình thức thực tế. Sự tồn tại lâu dài của Đảng DCXH ở nhiều nước tư bản phương Tây đã có tác động sâu sắc đến các q trình chính trị của thế giới đương đại. Thời điểm thịnh suy của nó ở các quốc gia là khác nhau, nhưng nó ln điều chỉnh để thích ứng, và trên thực tế cho đến nay nó đã thực hiện điều chỉnh nhiều lần. Điều chỉnh là cần thiết để tồn tại nhưng điều chỉnh cũng làm tính chất của DCXH khơng ngừng biến đổi theo một xu hướng rất rõ rệt là ngày càng xích lại gần với CNTD hơn, đặc biệt là từ Con đường thứ ba. Việc xích lại gần với CNTD hơn, phát triển song tồn với CNTB cũng đồng nghĩa với việc ngày càng rời xa những mục tiêu đặt ra ban đầu.

Chương 3

Một phần của tài liệu Luận án Hồ Thị Nhâm (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w