Những nghiên cứu về dân chủ

Một phần của tài liệu Luận án Hồ Thị Nhâm (Trang 29 - 31)

Cơng trình nghiên cứu Các mơ hình dân chủ trên thế giới, thuộc Đề tài KX.10. của tác giả Ngơ Huy Đức [19]. Trước hết, tác giả phân tích về thuật ngữ dân chủ và mối quan hệ với tự do. Tác giả cho rằng khái niệm “dân chủ” và “tự do” như vậy liên quan mật thiết vì đều xuất phát từ cùng một câu hỏi: “tơi/chúng ta có được/phải làm tất cả những điều tôi yêu/ghét”. Tuy nhiên, vấn đề đã phức tạp hơn ta tưởng vì lợi ích và “tự do cá nhân” không phải khi nào cũng rõ, hiển nhiên và trùng

hợp và do vậy, có thể dùng 2 tiêu chí phân loại các mơ hình dân chủ, đó là: đại diện đúng lợi ích của nhân dân (tức tập thể các cá nhân) và đại diện lợi ích đúng của nhân dân.

Cuốn sách “Dân chủ, độc tài và phát triển”của tác giả Hồ Sỹ Quý [61]. Chương đầu tác giả phân tích những vấn đề cấp thiết về lý luận. Chương II của cuốn sách đề cập đến các chế độ dân chủ và độc tài trên thế giới cùng với những vấn đề về phương diện phát triển. Những tư liệu vô cùng phong phú, vừa chi tiết, cụ thể vừa chắt lọc, điển hình của các chế độ xã hội ở Venezuela, Brasil, Peru, Chile, Nicaragua, Thái Lan, Philippine, Xinhgapo, Đài Loan, Hàn Quốc và ở Liên Xô thời Stalin. Chương III của cuốn sách bàn về một số vấn đề thực tiễn - về cái giá phải trả của tình trạng mất dân chủ; về dân chủ hóa theo phương thức từ trên xuống; về trình độ tiếp nhận dân chủ của xã hội; về vấn đề độc tài sáng suốt. Cuốn “Các đoàn thể

nhân dân với việc bảo đảm dân chủ ở cơ sở hiện nay” của Phan Xuân Sơn [65].

Cuốn “Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở trên thế

giới và ở Việt Nam” của Đào Trí Úc, Trịnh Đức Thảo và Vũ Cơng Giao [72]. Cuốn

sách này trình bày một loạt vấn đề về lý luận, thực tiễn và các mơ hình tổ chức thực hiện dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở trên thế giới và Việt Nam. Đề xuất những quan điểm, giải pháp hồn thiện khn khổ pháp luật và các cơ chế bảo đảm dân chủ trực tiếp và dân chủ cơ sở ở nước ta trong thời gian tới. Cuốn “Dân chủ ở cơ sở qua

kinh nghiệm của Thụy Điển và Trung Quốc” của Vũ Văn Hiền [23]. Với độ dày gần

300 trang, tác giả đã phân tích khá rộng những nội dung về dân chủ ở cơ sở của cả hai quốc gia, trong đó kinh nghiệm của Trung Quốc được trình bày cụ thể hơn cả. Cuốn “Dân chủ và dân chủ ở cơ sở nông thơn trong tiến trình đổi mới” của Hồng Chí Bảo [5]. Trong cuốn sách này, tác giả đã luận giải về tầm quan trọng của dân chủ và dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là dân chủ cơ sở ở nông thôn nước ta hiện nay; những hạn chế, yếu kém trong quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở thời gian qua và những giải pháp khắc phục. Cuốn “Về một số xu hướng chính trị chủ yếu trên thế

giới hiện nay” của Lê Minh Quân [59]. Sách gồm 9 chương, tập trung phản ánh

trị chủ yếu trên thế giới từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX đến nay. Ở Chương 4: Dân chủ hoá xã hội ở các nước hiện nay: tác giả đã trình bày về sự hình thành những giá trị dân chủ mới trong điều kiện của nền kinh tế tri thức hiện nay; q trình dân chủ hóa ở các nước hiện nay và một xu hướng chính trị hiện đại ở các nước đó là xây dựng nhà nước pháp quyền và xã hội công dân. Cuốn “Dân chủ

và tập trung dân chủ - lý luận và thực tiễn” của Nguyễn Tiến Phồn [56]. Tác giả

đã phân tích rõ những thành tựu và hạn chế, thậm chí là những sai lầm trong nhận thức và thực hiện công cuộc xây dựng nền dân chủ XHCN ở các nước XHCN nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

Một phần của tài liệu Luận án Hồ Thị Nhâm (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w