Gợi mở trong đối thoại xã hộ

Một phần của tài liệu Luận án Hồ Thị Nhâm (Trang 137 - 142)

Dân chủ là một quá trình “cùng nhau làm chủ”, nên đối thoại xã hội trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội là vô cùng cần thiết để xây dựng nền dân chủ. Kinh nghiệm từ Bắc Âu cho thấy tầm quan trọng của sự đối thoại, sự đồng thuận quốc gia trong hình thành lý tưởng và mục tiêu xã hội. Khơng có lý tưởng xã hội và mục tiêu xã hội, sẽ khơng có hành động để xây dựng xã hội. Sự đồng thuận đó có được là nhờ nhiều yếu tố, trong đó có vai trị của đối thoại dân chủ, vai trò của sự hợp tác giữa các cá nhân trong xã hội hiện đại. Về vấn đề quan hệ cá nhân và xã hội, các nước Bắc Âu đã chứng minh sự hợp tác xã hội, bao gồm cả sự hợp tác lẫn nhau giữa cả người lao động và người quản lý. Khái niệm về sự hợp tác giữa các cá nhân thể hiện trong "mơ hình Bắc Âu" có liên quan đến mơi trường địa lý đặc biệt và truyền thống lịch sử của Bắc Âu, cách thức để phối hợp các mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, gợi mở cho chúng ta trong xây dựng một xã hội hài hịa XHCN. Trong q trình xây dựng xã hội Bắc Âu, họ theo đuổi khái niệm "Nhà của dân"

và trên cơ sở đó, hình thành mục tiêu chung để theo đuổi của toàn xã hội. Bất kể đảng cầm quyền nào lên nắm quyền, bất kể tình hình kinh tế thay đổi như thế nào, định hướng giá trị này luôn được tuân thủ trong sự phát triển xã hội. Ở đây, xây dựng xã hội khơng phải là một mục tiêu có thể đạt được bởi nhà nước từ trên xuống, mà đòi hỏi sự tham gia và tương tác của tất cả các tầng lớp xã hội. Trong trật tự xã hội dân chủ, sự tham gia tích cực của người dân vào các vấn đề xã hội và chính trị là nội dung cốt lõi của việc thúc đẩy xây dựng xã hội. Kinh nghiệm của Bắc Âu cũng cho thấy chìa khóa để xây dựng xã hội nằm trong việc nuôi dưỡng con người, bao gồm việc định hình ý tưởng, hành vi và mối quan hệ xã hội của họ, đặt trọng tâm vào việc chuyển đổi lối sống của người dân thơng qua các chính sách xã hội.

Mơ hình Bắc Âu cũng cho thấy đối thoại trong lao động là một đặc điểm nổi bật. Ở đây, cả người lao động lẫn người sử dụng lao động đều được tổ chức có hiệu quả để thực hiện các quyền hợp pháp, kết hợp với mức độ ảnh hưởng và sự tập trung cao của cơng đồn, từ đó tạo cơ sở để tham vấn chính trị được diễn ra thành cơng giữa các nhóm lợi ích khác nhau. Chính phủ từ lâu đã tham gia vào việc thể chế hố quan hệ lao động. Nhà nước/chính phủ, đại diện cho lợi ích cơng cộng, tham gia và can thiệp vào cơ chế đàm phán này như là điều phối viên về các quyền lợi khác nhau để đảm bảo hoạt động cho cơ chế đàm phán ba bên. Trong quá trình đàm phán, chính phủ trở thành yếu tố chính để đảm bảo rằng cơ chế này vẫn tiếp tục duy trì ngay cả khi lợi ích của cả hai bên khơng đạt được, hoặc các cuộc đàm phán bị phá vỡ hay không bền vững. Hệ thống phúc lợi Bắc Âu cũng chính là sự tương tác giữa nhà nước, công dân và các giai cấp, sự tương tác này đóng một vai trị quan trọng trong nỗ lực xã hội hoá của xã hội Bắc Âu. Nó bao gồm nhiều yếu tố, như các yếu tố chính trị (quản lý nhà nước, dân chủ ở địa phương, v.v..), các yếu tố kinh tế (cơng nghiệp hóa, đơ thị hố, biến động chu kỳ kinh tế, việc làm và thất nghiệp v.v..) cũng như các yếu tố lịch sử và văn hố (truyền thống dân tộc, tính tự chủ của người dân, v.v...). Trong số đó, ý tưởng của người dân, cơ chế chính trị và giai cấp là nội dung cốt lõi. Ở Bắc Âu, tổ chức cơng đồn, hiệp hội sử dụng lao động, các phòng thương mại và các tổ chức xã hội dân sự khác phát triển tích cực,

độc lập với quyền lực nhà nước, nó cũng có thể gia nhập vào tiến trình chính trị, có ảnh hưởng lớn đến các quyết sách chính trị. Các tổ chức xã hội dân sự đóng một vai trị chính trị và kinh tế độc đáo trong nền KTTT và tạo ra một cơ chế đối thoại, truyền thơng, phối hợp và hợp tác giữa chính phủ và xã hội. Xã hội có cơ chế phối hợp giữa xã hội dân sự và các đảng chính trị cùng sự đối thoại của chính phủ, để làm cho các mâu thuẫn thường xuyên được giải quyết. Sự mở rộng các kênh giao tiếp trong xã hội là điều kiện thuận lợi để tránh cho xã hội những khủng hoảng đột ngột có thể xẩy ra.

Trong mơ hình Bắc Âu, các tổ chức xã hội đóng vai trị chính trị và kinh tế quan trọng, trên cơ sở đó, các nhóm lợi ích khác nhau đạt được lợi ích cân bằng trong khuôn khổ pháp lý của sự tư vấn và đối thoại. Sự phát huy đầy đủ vai trò của các tổ chức xã hội trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội, trên cơ sở lợi ích và nhu cầu của các nhóm khác nhau với kênh pháp lý thơng thống để gặp gỡ và trao đổi, nên có thể khai thác được những điểm ưu việt của các tổ chức này. Khi xã hội lắng nghe được những tiếng nói khác nhau, các mâu thuẫn sẽ giảm dần và thúc đẩy sự hòa hợp xã hội. Khả năng tạo ra những thỏa hiệp ý thức hệ và hình thành các liên minh bầu cử với các đảng chính trị khác nhau có thể được xem như là một nét đặc trưng của thành công xã hội ở Scandinavia. Sự thành công của các Đảng DCXH ở Scandinavia phần nào là kết quả của khả năng "thể chế hóa các cơ chế hợp tác giữa các nhóm xã hội" thơng qua cách tiếp cận với việc

hoạch định chính sách, một sự sắp xếp cho phép các chính phủ DCXH có thể cai trị một cách hiệu quả ngay cả khi họ chỉ là thiểu số.

Ở Việt Nam, dân chủ là một mục tiêu quan trọng trong hệ mục tiêu mà chúng ta xây dựng. Để dân chủ hóa thành cơng, đã có nhiều phương pháp, cách thức được đưa ra. Tuy nhiên, dân chủ khơng phải là tiến trình có tính “một chiều” mà cần có sự tương tác, đối thoại thường xuyên từ việc xây dựng các thể chế đối thoại trong quan hệ giới chủ - người lao động, trong quan hệ giữa công dân - nhà nước và quan hệ cơng dân - cơng dân. Vì vậy, kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo từ mơ hình Bắc Âu là:

Trong quan hệ giữa công dân - nhà nước: Để phát huy DCXH chủ nghĩa,

Đảng Cộng sản Việt Nam ln nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa Nhà nước với nhân dân, trong đó, trước hết là Nhà nước bảo đảm thực hiện đầy đủ các quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Trong tư duy lý luận của Đảng ta, vấn đề không dừng lại ở quan niệm về DCXH chủ nghĩa, mà điều quan trọng hơn là tiếp tục thực hành, phát huy dân chủ, nghĩa là phải tạo được bước chuyển căn bản từ nhận thức đến hành động. Để đạt được mục tiêu xây dựng xã hội thực sự dân chủ, Đại hội XII xác định rõ:

Tiếp tục phát huy DCXH chủ nghĩa, bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Dân chủ phải được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Bảo đảm để nhân dân tham gia ở tất cả các khâu của quá trình đưa ra những quyết định liên quan đến lợi ích, cuộc sống của nhân dân [16, tr.38].

Hơn nữa, Nhà nước cũng đã có những cơ chế và các biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vơ trách nhiệm, lộng quyền, xâm phạm quyền dân chủ của công dân; đồng thời, phê phán những biểu hiện dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức. Tuy vậy, dân chủ cịn là làm sao để dân có tiếng nói, có diễn đàn, có mơi trường để thể hiện quan điểm của mình. Sự gần dân, hiểu dân, không ngừng đối thoại với nhân dân phải là một nguyên tắc quan trọng. Sự đối thoại dân chủ đặt ra ở đây là phải thực chất, tránh hình thức và phải thực hành thường xun. Trong đó, sự tiếp cận thơng tin và minh bạch thông tin cho nhân dân là một kênh quan trọng cho sự tin tưởng để cùng đối thoại có hiệu quả.

Trong mối quan hệ cơng dân - cơng dân: Ở Bắc Âu, cơng dân có mơi trường

sâu rộng cho việc thực hiện quyền làm chủ. Đối với Việt Nam, chúng ta hiện có Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội, đồng thời cũng có các tổ chức, các hiệp hội, số lượng ngày càng tăng của Hội đồng nghĩa với vai trò, ảnh hưởng của các hội trong đời sống xã hội Việt Nam cũng ngày càng lớn. Tuy nhiên, hoạt động của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội còn nhiều bất cập. Vấn

đề đặt ra hiện nay là đổi mới hiệu quả mơ hình tổ chức và phương thức hoạt động của Mặt trận và các đồn thể chính trị - xã hội, mối quan hệ giữa sự lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ Mặt trận, các tổ chức thành viên và tính đại diện lợi ích của các thành viên Mặt trận, các thành viên của các tổ chức chính trị - xã hội. Do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức, cá nhân, cũng như các tổ chức thành viên được thành lập trên cơ sở tự nguyện. Mặt trận và các tổ chức thành viên trên thực tế thực hiện chức năng kép: dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ chính trị nhất định, vừa đồng thời đại diện cho lợi ích của các thành viên, nhân dân. Nhưng q trình hoạt động trên thực tế khơng thể tránh khỏi những xung đột lợi ích trong những vấn đề, sự việc cụ thể mà khơng dễ để phân định. Khi đó Mặt trận và các tổ chức thành viên sẽ đứng về phía nào, bảo vệ lợi ích cho ai. Cũng liên quan đến khía cạnh này, xung đột lợi ích cũng có thể xảy ra khi Mặt trận và các tổ chức thành viên thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội đối với Đảng và Nhà nước. Ngồi ra, chúng ta cũng cần tích cực tạo điều kiện cho các kênh liên lạc thơng suốt, hướng dẫn, khuyến khích và hỗ trợ sự tham gia đầy đủ các cuộc thảo luận về công tác quản lý các vấn đề cơng của nhiều loại hình tổ chức xã hội. Phát huy đầy đủ mơi trường cho các tổ chức xã hội khác nhau, tôn trọng sinh hoạt dân chủ của nhân dân, tạo hành lang pháp lý vững chắc để đảm bảo nhu cầu đối thoại dân chủ cho nhân dân, vừa tránh được việc lợi dụng tự do dân chủ cho những mục đích chính trị khác.

Trong lĩnh vực lao động, kinh nghiệm Bắc Âu cho thấy, quan hệ ba bên được

thực hiện tốt và hiếm khi xẩy ra các hành động cơng nghiệp (industrial action) (đình cơng, biểu tình). Ở nước ta, mặc dù giai cấp cơng nhân được coi là có sứ mệnh lịch sử lớn lao nhưng cuộc sống của cơng nhân hiện nay cịn nhiều khó khăn, cịn nhiều cuộc đình cơng xẩy ra. Trong nhiều năm, các cuộc đình cơng và ngừng việc tập thể có xu hướng giảm mạnh, nhưng đến năm 2017 lại tăng lên. Năm 2017 cả nước đã xảy ra 314 cuộc đình cơng trên địa bàn 36 tỉnh, thành phố (tăng 28 cuộc so với cùng kỳ năm 2016) [78]. Nguyên nhân dẫn đến ngừng việc tập thể chủ yếu liên quan đến tiền lương và tiền thưởng tết như: các doanh nghiệp nợ lương, không chi trả thưởng

tết hoặc chi trả thưởng tết ít hơn cam kết, thưởng tết khơng cơng bằng cho các đối tượng khác nhau. Đình cơng và ngừng việc tập thể ảnh hưởng đến trật tự, an ninh chính trị, an toàn xã hội, ảnh hưởng tới thu nhập của người lao động và ảnh hưởng tới cả doanh nghiệp. Những giải pháp để giảm đình cơng, ngừng việc tập thể hiện đang tập trung vào tuyên truyền; chăm lo lợi ích người lao động; xây dựng các lực lượng nịng cốt để nắm bắt tình hình tư tưởng của người lao động; cùng phối hợp với các lực lượng, đặc biệt là lực lượng hòa giải. Ở đây đặt ra vấn đề cần gia tăng đối thoại xã hội trong lao động, tăng cường vai trị của cơng đồn cũng như sự vai trị của nhà nước để giảm thiểu các tranh chấp trong quan hệ lao động. Đặc biệt, vai trị của cơng đồn cần được phát huy thực chất, tránh hình thức. Cơng đồn phải có sự độc lập, có tiếng nói của mình, nhất là ở những doanh nghiệp ngồi nhà nước. Có như vậy, chất lượng đối thoại trong lao động mới đạt hiệu quả, giảm thiểu tối đa những xung đột, bất đồng. Đối thoại thành cơng khơng chỉ là biểu hiện của tình trạng chất lượng nền dân chủ mà cịn góp phần tạo dựng sự hợp tác xã hội, tạo sự đồng thuận xã hội.

Một phần của tài liệu Luận án Hồ Thị Nhâm (Trang 137 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w