Định hướng giáo dục Bắc Âu là “Thành công của mỗi người được quyết
định bằng tài năng và đam mê của chính họ chứ khơng phải vị trí xã hội hay tiềm lực kinh tế”. Các giá trị hoặc mục tiêu phát triển của giáo dục Bắc Âu mang
đậm tính dân chủ, bình đẳng, sự tiến bộ và chủ nghĩa thực dụng.
Hệ thống giáo dục ở các nước Bắc Âu gần như là miễn phí, kể cả giáo dục đại học. Chức năng giáo dục hướng tới cá nhân mà còn hướng tới xã hội.Trọng tâm nhấn mạnh đầu tiên là thực hiện giáo dục bắt buộc và có tính phổ qt, điều này không chỉ là tiền đề cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế, mà cịn được cả xã hội nhìn nhận là rất quan trọng.
Trong giáo dục Bắc Âu, phải kể đến điển hình là giáo dục của Phần Lan - một trong những hệ thống giáo dục tốt nhất trên thế giới. Các hiệp hội giáo viên Phần Lan được coi là rất mạnh, họ được trao quyền tự chủ lớn, được tự do trong phương pháp sư phạm, tài liệu dạy học và tổ chức chương trình. Chương trình giảng dạy mà chính phủ đưa ra chỉ là hướng dẫn chung. Quan trọng vẫn là sự tin tưởng giữa cơ quan giáo dục và nhà trường. Giáo dục Phần Lan mô tả ý tưởng truyền thống của giáo dục cho tất cả mọi người, khơng phân biệt đẳng cấp xã hội, khả năng, giới tính hay dân tộc, với triết lý “Mỗi đứa trẻ đều đặc biệt, mỗi
học sinh là một thiên tài”. Không bài tập về nhà, hạn chế thi cử, tăng giờ chơi
nhưng chất lượng sinh viên vẫn được xếp thứ hạng cao trên thế giới, đó là một “nghịch lý“ nhưng cần học hỏi về nền giáo dục Phần Lan. Nhiều trường học
Phần Lan đã chấp nhận quan điểm của Dewey về giáo dục dân chủ bằng cách tăng cường tiếp cận học sinh ra quyết định về cuộc sống của chính họ và học tập ở trường. Mơ hình giáo dục Phần Lan cho thấy cần phát huy tính tự chủ, dân chủ trong giáo dục, chú trọng phát triển toàn diện con người, sản phẩm đầu ra chú trọng đến kỹ năng nhiều hơn là kiến thức và lý thuyết.
Giáo dục Phần Lan không cung cấp cho chúng ta một mơ hình đất nước lý tưởng cho giáo dục. Khi nghiên cứu hệ thống giáo dục Phần Lan, chúng ta cũng khơng thể sao chép tất cả, vì sự tác động của văn hóa và lối sống đến giáo dục là rất lớn. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, làm thế nào để giáo viên được cá nhân hóa việc phát triển giảng dạy, được tin tưởng, sử dụng quyền tự chủ, thúc đẩy động lực học tập của học sinh, nâng cao sự giác ngộ nghề nghiệp, định hướng các giá trị học tập cho trẻ…, là những kinh nghiệm quan trọng cần tham khảo cho nền giáo dục Việt Nam hiện nay.
Trong tiến trình dân chủ hóa của một quốc gia, dân trí dân chủ đóng một vai trị quan trọng. Dân trí ảnh hưởng đến năng lực, hành vi làm chủ. Giáo dục và dân chủ, dân trí dân chủ trở thành vấn đề quan trọng hiện nay. Trước xu thế tồn cầu hóa và tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, giáo dục trên thế giới cũng như giáo dục Việt Nam đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ. Việc chuyển đổi của giáo dục sẽ kéo theo yêu cầu phải đổi mới quản trị nhà trường. Nguyên lý phát triển một chương trình giáo dục ở cả bậc phổ thơng và đại học đều xuất phát từ nền tảng: thứ nhất là triết lý giáo dục, thứ hai là bối cảnh xã hội trong nước, bối cảnh xã hội quốc tế, bối cảnh người học. Việt Nam cũng thể hiện tinh thần học hỏi, hội nhập trong giáo dục ở các Nghị quyết quan trọng có liên quan đến lĩnh vực này. "Trong quá trình đổi mới, cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới; kiên quyết chấn chỉnh những nhận thức, việc làm lệch lạc" [48, tr.2].
Giáo dục Việt Nam thời gian qua đã có sự nâng cao hơn về chất lượng. Cụ thể như: năm 2015, Việt Nam xếp thứ 8 trong bảng xếp hạng PISA về giáo dục (môn Khoa học). Trong Báo cáo “Tăng trưởng thông minh hơn: Học tập và Phát triển
khẳng định, 7 trong số 10 hệ thống giáo dục đổi mới hàng đầu của thế giới nằm ở khu vực Đơng Á - Thái Bình Dương, trong đó Việt Nam có sự phát triển thực sự ấn tượng ở hệ thống giáo dục. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục của Việt Nam hiện nay được đánh giá cịn thấp, cần có những đổi mới, cải cách mạnh mẽ hơn. Vì vậy việc nghiên cứu mơ hình giáo dục Bắc Âu nói chung, Phần Lan nói riêng là vấn đề cần thiết với nước ta.
Việt Nam hiện vẫn còn nhiều rào cản, lạc hậu trong giáo dục…, trong đó, rào cản từ nhiều tư duy khác biệt cùng sự thiếu vắng về một triết lý giáo dục chung là quan trọng. Yếu tố dân chủ, tinh thần khai phóng trong giáo dục cần được đẩy mạnh. Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, khơng nhất thiết phải đóng cửa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới. Nếu như các nước tiên tiến như Mỹ, Đức, Nhật Bản họ đều có những triết lý giáo dục nhất quán (Giáo dục Đức: Nhân bản, thực tiễn. Giáo dục Mỹ: Triết lý “tự do”. Giáo dục Nhật Bản: Giáo dục đạo đức là cốt lõi) thì ở Việt Nam, chúng ta cịn thiếu vắng một triết lý giáo dục rõ ràng.
Trong thời đại của Cách mạng Cơng nghiệp 4.0, trí thơng minh nhân tạo sẽ “tiêu diệt” một nửa lượng công việc hiện tại. Giáo dục 4.0 là một mơ hình giáo dục thơng minh, liên kết chủ yếu giữa các yếu tố Nhà trường - Nhà quản lý - Nhà doanh
nghiệp, tạo điều kiện cho việc đổi mới, sáng tạo và tăng năng suất lao động trong xã
hội tri thức. Do đó, cần phải có một nền giáo dục đào tạo ra nguồn nhân lực có tầm nhìn rộng, khả năng sáng tạo phong phú, nền tảng kiến thức liên ngành vững chắc để chế ngự lại những trí tuệ nhân tạo ấy. Thực tế, nếu phân giáo dục làm 4 giai đoạn là Giáo dục 1.0, Giáo dục 2.0, Giáo dục 3.0, Giáo dục 4.0 trong các khoảng thời gian tương đương với các cuộc cách mạng công nghiệp; theo 8 đặc trưng của giáo dục là Trọng tâm (Focus), Chương trình giáo dục (Curriculum), Cơng nghệ (Technology), Trình độ kỹ thuật số (Digital literacy), Giảng dạy (Teaching), Đảm bảo chất lượng (Quality assurance), Trường học (School) và Đầu ra (Out put), thì
Việt Nam đang ở trình độ rất thấp nếu đối sánh với các tiêu chí đó. Ở đây, kinh nghiệm Nhà trường - Nhà quản lý - Nhà doanh nghiệp của Bắc Âu mà tiêu biểu là Phần Lan và Thụy Điển cần được tham khảo nghiên cứu nghiêm túc để chúng ta có thể bắt kịp với trình độ giáo dục, khoa học với thế giới.
Tiểu kết chương 4
Sẽ khơng có một mơ hình nào có tính hình mẫu hồn hảo để các quốc gia theo đó mà kiến tạo đất nước. Một mơ hình sở dĩ phát triển được hay khơng là do các yếu tố trong đó được tạo dựng và quan trọng là cách thức mà chúng được vận hành. Trong các khía cạnh tích cực của mơ hình Bắc Âu có các lĩnh vực cụ thể, hữu hiệu phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay như: mơ hình đối thoại xã hội, nhất là trong lĩnh vực lao động, thương lượng tập thể để đảm bảo lợi ích của các bên, nhất là trong đảm bảo quyền lợi của người lao động, hạn chế xung đột và đình cơng gây tổn thất cho xã hội. Kinh nghiệm Bắc Âu còn ở việc xây dựng nhà nước thúc đẩy phát triển, chính phủ phục vụ cộng đồng xuất sắc. Ở các nước Bắc Âu, một trong những chức năng quan trọng của chính phủ nằm ở việc cung cấp hàng hố cơng, mang lại những lợi ích có ý nghĩa lớn cho cơng chúng thơng qua việc sắp xếp thể chế thích hợp. Thực tiễn của các nước Bắc Âu cho thấy trong điều kiện KTTT, chính phủ cần đóng vai trị quản lý xã hội và các dịch vụ cơng ngồi vai trị điều tiết và quy định về kinh tế vĩ mô, cung cấp các dịch vụ cơng và hàng hố cơng hiệu quả cho các thành viên trong xã hội. Đây không chỉ là một đảm bảo quan trọng cho việc duy trì ổn định xã hội và thực hiện cơng bằng xã hội, mà cịn là một điều kiện để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Giải quyết chính xác mối quan hệ giữa công bằng và hiệu quả là một vấn đề trọng tâm ở bất kỳ quốc gia và xã hội nào, và các nước Bắc Âu cũng khơng phải là ngoại lệ. Nói chung, trong phân phối, phân phối làm sao để tập trung vào hiệu quả, phân phối thứ cấp cần chú ý đến cơng bằng. Trong mối quan hệ giữa tính cơng bằng và hiệu quả, có thể học hỏi từ nước Bắc Âu, vì thực tiễn nó khơng phải tn theo các điều kiện quốc gia. Công bằng không hợp lý dẫn đến cào bằng lại là một sai lầm trong bài tốn kinh tế. Chính phủ phục vụ cũng là
chính phủ đề cao sự liêm chính, với những cơng chức có đạo đức nghề nghiệp cao. Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình cao khơng chỉ gia tăng chất lượng thể chế mà cịn gia tăng sự tin tưởng của cơng dân vào thể chế. Muốn vậy, chính phủ ln đề cao đối thoại dân chủ, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, tạo môi trường cơ chế làm chủ đich thực cho người dân. Trong đó, tạo dựng sự bình đẳng, nhất là ở góc độ bình đẳng giới cũng đóng một vai trị quan trọng. Ở điểm này, kinh nghiệm của Bắc Âu như một nét son nổi bật.
Kinh nghiệm của Bắc Âu còn rất đáng chú ý trong việc ứng xử với các giá trị văn hóa truyền thống, các yếu tố tự nhiên cũng như khai thác tính tích cực từ các yếu tố đó. Các giá trị truyền thống về dân chủ, tự do, hiệp hội, đối thoại, tạo dựng lòng tin, quản trị và giáo dục…, cho đến nay vẫn được lưu giữ, tạo thành những đặc tính riêng có cho mơ hình này. Việc tạo dựng, ni dưỡng lịng tin cao trong nhân dân giúp họ gia tăng các giá trị tự chủ, đoàn kết và tin tưởng vào chế độ. Bắc Âu cũng cho thấy cách ứng xử với môi trường, qua sự phát triển bền vững và kinh tế xanh.
Mơ hình Bắc Âu, mơ hình Tây Âu, hay mơ hình Đơng Á đều đã có những cách thức hình thành rất riêng. Trong sự phát triển kinh tế và xã hội ngày nay, bất kỳ mơ hình nào cũng có tính tương đối cụ thể. Trong những ngày đầu của sự phát triển của các nước Bắc Âu, họ không đi con đường phát triển của Tây Âu, cũng khơng sao chép mơ hình Hoa Kỳ, mà khám phá cách riêng của họ theo các điều kiện quốc gia riêng. Hiện nay, Hoa Kỳ không phải bắt chước mơ hình phát triển của các nước Bắc Âu, hay các quốc gia tư bản khác cũng khơng bắt chước mơ hình phát triển Bắc Âu. Điều này cho thấy trong việc lựa chọn mơ hình phát triển, chúng ta nên có cách tiếp cận linh hoạt, thay vì sự cứng nhắc của một mơ hình. Đối với mơ hình quốc gia, tham khảo hợp lý là cần thiết nhưng không thể sao chép. Đây là thái độ khoa học và cần thiết của chúng ta trong nghiên cứu về các mơ hình, trong đó có mơ hình Bắc Âu.
Daron Acemoglu và James Robinson từng lập luận trong tác phẩm Why
bại: nguồn gốc của quyền lực, thịnh vượng, và nghèo đói), rằng: chính những
khác biệt về thể chế là nguyên nhân của sự thành công hay không thành công về kinh tế giữa các quốc gia, và chính thể chế làm cho các quốc gia “rất khác nhau dù rất gần nhau”. Ở Bắc Âu, tính độc đáo của mơ hình này khơng chỉ là kết quả của một tập hợp cụ thể các thể chế hoặc lịch sử mà sự tồn tại và thành cơng của mơ hình Bắc Âu cịn được khẳng định dựa trên một truyền thống lâu dài và bền vững của sự hợp tác xã hội, vốn xã hội trên nền tảng của văn hóa đồng thuận. Mặc dù hiện nay, tính bền vững của mơ hình Bắc Âu cịn gây nhiều tranh cãi, mơ hình này cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong xu thế tồn cầu hố, vấn đề thay đổi nhân khẩu học, vấn đề người nhập cư và sự khủng hoảng của DCXH Châu Âu. Tuy nhiên, Bắc Âu vẫn là một mơ hình thành cơng, có nhiều giá trị để các quốc gia tham khảo nghiên cứu, vận dụng phù hợp trong những điều kiện cụ thể của riêng mình, trong đó có Việt Nam.
KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu, tác giả Luận án đi đến một số đánh giá sau đây:
Thứ nhất, DCXH là một dòng lý thuyết - thực tiễn quan trọng, có sức ảnh
hưởng mạnh mẽ trong lịch sử chính trị quan hệ quốc tế. Khởi thủy là những ý tưởng muốn tìm kiếm một con đường khác, những trăn trở để cải tạo xã hội đương thời theo một chu trình khơng có sẵn, nhưng DCXH sau đó lại gây được sự chú ý và có nhiều quốc gia, nhất là khu vực Châu Âu đi theo. Tuy nhiên, nghiên cứu về DCXH, chúng ta cần có quan điểm chính trị vững vàng, khoa học, biện chứng trong đánh giá về DCXH, CNXHDC, cần có thái độ phê phán các quan điểm sai trái xuyên tạc và chống suy thối về tư tưởng chính trị, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa về chính trị. Bởi lẽ hiện nay ở Việt Nam, dân chủ là vấn đề khá nhạy cảm và dễ bị xuyên tạc hay làm sai lệch bản chất. Tuy nhiên, dù có những cách nhìn nhận khác nhau về DCXH, nó vẫn có những ưu điểm nhất định trong việc đề cao một xã hơi tự do, bình đẳng, đồn kết, với những giá trị cho nhân đạo, hịa bình.
Thứ hai, các nước Bắc Âu nổi tiếng với mơ hình của mình và được xem là trị
quốc tốt nhất. Bắc Âu có một lịch sử văn hóa truyền thống độc đáo, một dấu ấn lịch sử của Đảng DCXH rất đậm nét, một thiết kế đất nước mang nặng yếu tố thực dụng…, tất cả làm nên sự thành cơng cho một mơ hình độc đáo và khơng thể bắt chước, ngay cả với các quốc gia phát triển hàng đầu thế giới. Những giá trị về dân chủ, nhất là trong nội hàm của đối thoại xã hội cho thấy chất xã hội và tính dân chủ, điều đó giải thích vì sao Bắc Âu ln dẫn đầu trên các bảng xếp hạng toàn cầu, nhất là về dân chủ và được xem đó là những nền dân chủ đầy đủ. Mơ hình Bắc Âu cịn tiêu biểu ở giá trị của lòng tin xã hội, của một nhà nước thúc đẩy phát triển và một nền giáo dục đề cao dân chủ, bình đẳng, hịa nhập. Mơ hình này hiện nay đang có những biến đổi rất khác so với lý luận ban đầu của DCXH Bắc Âu, và theo xu thế chung là những đặc tính tích hợp nổi bật của CNTD ngày càng biểu hiện rõ hơn.
Thứ ba, thiết kế xã hội của Việt Nam so với Bắc Âu là rất khác biệt, nhưng
chắc chắn Việt Nam vẫn phải nỗ lực trên con đường kiến tạo chung như là một xu thế của thế giới, để vươn lên là một nước giàu mạnh, hiện thực hóa mục tiêu dân
chủ trong hệ mục tiêu xây dựng CNXH của mình. Trong khi thể chế dân chủ ở nước
ta hiện chưa phát triển đúng mức cần thiết. Đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị