Mối liên quan của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa ngôn ngữ và văn hóa nga trường đại học ngoại ngữ đại học quốc gia hà nội đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 89 - 91)

- Về phía đội ngũ cố vấn học tập:

3.3. Mối liên quan của các biện pháp

5 nhóm biện pháp quản lý hoạt động tự học mà tác giả đã nêu ở chƣơng 3 có vai trò hết sức quan trọng nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động tự học theo học chế tín chỉ của sinh viên của trƣờng nói chung hay sinh viên khoa NN&VH Nga nói riêng. Các biện pháp mà tác giả nêu ra chính là các yếu tố khách quan có tác dụng rất lớn để thúc đẩy tính tích cực, chủ động tự học của sinh viên. Mỗi biện pháp có một vai trị, ý nghĩa và tầm quan trọng riêng và trong quá trình vận dụng chúng có mối quan hệ mật thiết gắn bó với nhau, tác động qua lại với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển do vậy các biện pháp đó khơng đƣợc tách rời, độc lập mà chúng có mối quan hệ mật thiết thống nhất với nhau ràng buộc lẫn nhau.

Biện pháp thay đổi nhận thức của giảng viên và sinh viên trƣớc yêu cầu dạy và học theo học chế tín chỉ là biện pháp quan trọng hàng đầu đóng vai trị là nền tảng cho các biện pháp khác bởi vì khi có nhận thức đúng đắn thì mới có thái độ đúng và từ đó mới có hành vi đúng. Vì vậy nếu giảng viên và sinh viên khơng có nhận thức đúng đắn về phƣơng thức đào tạo mới, khơng vƣơn lên thích ứng với hồn cảnh mới thì mọi biện pháp khác đều là vô nghĩa

Đào tạo theo hệ thống tín chỉ địi hỏi cả nhà trƣờng phải có những đổi mới cơ bản về tƣ duy để đáp ứng với yêu cầu chuyển từ đào tạo lấy thầy cô làm trung tâm sang lấy học sinh làm trung tâm. Đây là vấn đề thuộc về tƣ

tƣởng nên không thể một sớm một chiều, do vậy trên con đƣờng chuyển đổi, nhà trƣờng cần có lộ trình và liên tục phù hợp với hồn cảnh cụ thể của mình.

Đào tạo theo tín chỉ là phƣơng pháp đào tạo tiên tiến, vì thế nó địi hỏi sự đổi mới trong phƣơng pháp học, từ cách tiếp cận nội dung sang cách tiếp cận phƣơng pháp. Cái chúng ta cần của sinh viên ngày nay không phải là kiến thức ghi chép đƣợc trong một quyển sách mà thầy đọc cho ghi nhƣ trƣớc kia mà là phƣơng pháp học sáng tạo, để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn. Vì vậy để nâng cao chất lƣợng học tập của sinh viên thì một vai trị rất quan trọng khơng thể thiếu đƣợc đó là hệ thống cố vấn học tập.

Trong hệ thống đào tạo theo tín chỉ, sinh viên phải tự lập kế hoạch học tập tồn khố. Đăng ký khối lƣợng học tập, quyết định sẽ học những mơn nào trong học kỳ có ý nghĩa quan trọng đối với ngƣời học. Đăng ký đúng với năng lực của bản thân sẽ mang lại kết quả học tập tốt, làm cho sinh viên phấn khởi hơn trong học tập. Đăng ký vƣợt quá năng lực có thể dẫn đến kết quả học tập kém làm sinh viên hoang mang, bối rối, ảnh hƣởng trực tiếp đến kỳ học sau và có thể có những sai lầm tiếp trong đăng ký các học phần tiếp theo. Chính vì vậy vai trị của cố vấn học tập là cực kỳ quan trọng. Cố vấn học tập phải là những ngƣời hiểu rõ quy chế, nắm đƣợc năng lực, hoàn cảnh cụ thể của từng sinh viên, tƣ vấn, giúp đỡ các em trong việc đăng ký các môn học

Để nâng cao nhận thức, hình thành động cơ, thái độ học tập đúng đắn thì ngồi sự tích cực từ phía sinh viên thì phải kể đến những giảng viên, những ngƣời trực tiếp tham gia vào quá trình truyền đạt kiến thức, hƣớng dẫn sinh viên phƣơng pháp, kỹ năng tự học. Việc quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên là một trong những biện pháp cần thiết để thông qua các hoạt động đổi mới phƣơng pháp dạy học theo hƣớng lấy ngƣời học làm trung tâm sẽ tích cực hố hoạt động tự học của sinh viên, là tiền đề quan trọng thúc đẩy tính tự giác, tích cực tự học của sinh viên.

Sẽ không thể đổi mới phƣơng pháp dạy - học đƣợc nếu nhƣ khơng có sự hỗ trợ của cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại. Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ đào tạo khi triển khai đào tạo tín chỉ phải đáp ứng đầy đủ và linh hoạt của hệ thống đào tạo này. Tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị là nhiệm vụ cần ƣu tiên trong đào tạo theo tín chỉ.

Cuối cùng để hệ thống đào tạo tín chỉ thành cơng thì cần phải có sự đồng tâm hợp lực của tất cả các thành viên, các đơn vị chức năng trong tồn trƣờng. Vì vậy biện pháp “Phối kết hợp đồng bộ giữa các đơn vị chức năng hƣớng tới hoạt động tự học của sinh viên theo học chế tín chỉ” là một biện pháp không thể bỏ qua. Việc phân cấp quản lý đào tạo cho các đơn vị trong toàn trƣờng cùng tham gia tích cực sẽ tạo nên một luồng gió mới, phát huy cao độ sức mạnh của các phòng ban chức năng, các khoa đào tạo, tổ bộ môn và từng cán bộ, giảng viên thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lƣợng đào tạo và nó nhƣ một chất xúc tác hỗ trợ, thúc đẩy các biện pháp quản lý tự học phát triển.

Tóm lại, mỗi biện pháp mà tác giả đã nêu đều có một vai trị và ý nghĩa riêng nhƣng chúng có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại và thúc đẩy lẫn nhau. Hoạt động quản lý hoạt động tự học sẽ chỉ đạt hiệu quả khi 5 nhóm biện pháp chúng ta biết vận dụng linh hoạt, mềm dẻo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tự học của sinh viên khoa ngôn ngữ và văn hóa nga trường đại học ngoại ngữ đại học quốc gia hà nội đáp ứng yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)