Quá trình sản xuất sợi được diễn ra như sau:
- Các NVL sẽ được đưa vào máy bông để xé bơng ở kiện ra, loại các tạp chất có trong bơng rồi pha các loại bông lại với nhau. Chuyển bông đi qua hệ thống đường ống.
- Chải thô: Bông đã được xé sau khi qua đây, sẽ được máy loại trừ tạp chất và tạo thành những sợi bông với độ dài nhất đinh được gọi là cúi chải và được xếp vào thùng.
- Chải kỹ, ghép đợt 1: pha trộn các cúi chãi lại với nhau sau đó cho ra 1 cúi ghép tuy nhiên chất lượng sợi chưa đồng đều.
- Chãi kỹ, ghép đợt 2: các sợi cúi chải từ máy ghép đợt 1 được đưa vào máy ghép đợt 2 cho ra 1 cúi ghép với chất lượng cúi đồng đều.
- Sợi thô: Cúi ghép được làm nhỏ lại với kích thước gần bằng chiếc đũa.
- Sợi con: Sợi thô sau khi qua các máy con sẽ được xe, kéo thành những sợi với chỉ số sợi theo yêu cầu công nghệ.
- Máy đánh ống tự động: Ghép nhiều ống sợi con nhỏ thành một ống lớn.
- Đóng gói sản phẩm: Đây là thành phẩm cuối cùng được làm hoàn toàn bằng tay.
2.2.2 Đặc điểm cơng tác kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sợi tại Nhà máy Sợi – Công ty Cổ Phần Dệt May Huế
2.2.2.1 Đặc điểm của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
a) Đặc điểm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất tại Nhà máy là tồn bộ chi phí bỏ ra để phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí sản xuất tại Nhà máy được phân loại theo các yếu tố sau:
- Chi phí nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu chính bao gồm: bông (chủ yếu là nhập khẩu), xơ (mua trong nước) và một số loại sợi khác.
Nguyên vật liệu phụ bao gồm: vòng bi, các loại thép, các loại keo, bàn chải sát, vòng bi, dây đai các loại,..
Nhiên liệu: dầu mazut, dầu diezen, xăng, dầu nhờn, mỡ bôi trơn…
- Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp:
Tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất tại Nhà máy Sợi.
BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số lương trả cho cơng nhân trực tiếp sản xuất.
- Chi phí sản xuất chung bao gồm:
CP công cụ dụng cụ: thước đo, giấy chống ẩm, dây nilon, bơm tiêm,...
CP khấu hao tài sản cố định: các khoản khấu hao TSCĐ tại Nhà máy Sợi.
CP dịch vụ mua ngoài: gồm CP tiền điện, nước,... tại nhà máy Sợi.
CP bằng tiền khác: gồm các CP ngồi các CP kể trên như CP văn phịng phẩm, tiếp khách, hội nghị, cơng tác phí...
b) Đặc điểm giá thành sản phẩm
- Trong các chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm ở cơng ty thì CPNVLTT, CPNCTT sản xuất và CP khấu hao chiếm tỷ trọng lớn.
- Cùng một loại sản phẩm nhưng quy cách và chất lượng khác nhau thì giá thành của chúng cũng khác nhau.
2.2.2.2 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
a) Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
- Để thuận tiện cho việc theo dõi tình hình phát sinh chi phí, kế tốn tập hợp CP theo nơi phát sinh. Do đó, đối tượng tập hợp CPSX ở công ty là từng nhà máy cụ thể.
- Đối tượng tập hợp chi phí trong đề tài khóa luận này là Nhà máy Sợi. b) Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
- Ở cơng ty có 6 đơn vị sản xuất là Nhà máy Sợi, Nhà máy Dệt – Nhuộm và 4 Nhà máy May. Do đó, chi phí phát sinh sẽ được tập hợp theo phương pháp tổng cộng chi phí của một thời kỳ sản xuất theo từng đối tượng phát sinh chi phí.
- Những khoản CPPS không tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng thì được tập hợp chung sau đó phân bổ cho từng đối tượng chịu CP theo tiêu chí phân bổ thích hợp.
2.2.2.3 Đối tượng, kỳ và phương pháp tính giá thành sản phẩm
a) Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Sợi là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quy trình sản xuất cơng nghệ bao gồm sợi các loại.
b) Kỳ tính giá thành sản phẩm
Do đặc điểm chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm nhập kho liên tục nên cơng ty chọn kỳ tính giá thành là tháng.
c) Phương pháp tính giá thành
Phương pháp tính giá thành được sử dụng tại Nhà máy sơi của Công ty là phương pháp tỷ lệ.
2.2.2.4 Trình tự của cơng tác kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
(1) Tập hợp chi phí sản xuất của SP
(2) Tổng hợp chi phí sản xuất
(3) Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang
(4) Tính giá thành SP