- Đánh giá độ chụm
3.5.3. Tỷ lệ đồng vị stronti trong mẫu cây thuốc và đất trồng cây thuốc
Để xác định tỷ lệ đồng vị 87Sr/86Sr tiến hành thu một số mẫu Nhân Sâm, nấm Linh Chi của Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam, một số mẫu Tam Thất, Ngưu Tất của Trung Quốc, Việt Nam và 11 loại cây thuốc nam khác nhau ở miền Nam (Đồng Tháp) và miền Bắc (Hà Nội) cùng với đất trồng được lấy tại mãnh đất trồng cây thuốc nam (Đồng Tháp, Hà Nội).
Kết quả xác định tỷ lệ 87Sr/86Sr trong các mẫu Nhân Sâm, nấm Linh Chi, Tam Thất, Ngưu Tất và trong các cây thuốc nam và đất trồng cây thuốc nam thu được ở các Bảng 3.23, Bảng 3.24, Bảng 3.25.
Bảng 3.23. Kết quả xác định tỷ lệ đồng vị Sr trong mẫu Nhân Sâm, nấm Linh Chi, Tam Thất, Ngưu Tất (n = 4)
Cây thuốc
Việt Nam Trung Quốc Hàn Quốc
87Sr/86Sr RSD (%) 87Sr/86Sr RSD (%) 87Sr/86Sr RSD (%) Nhân Sâm (1) 0,7124 ± 0,001 0,085 0,7156 ± 0,0006 0,084 0,7219 ± 0,0005 0,046 Nhân Sâm (2) 0,7128 ± 0,0006 0,053 0,7157 ± 0,001 0,034 0,7193 ± 0,0007 0,057 Nấm Linh Chi (1) 0,7121 ± 0,0005 0,045 0,7157 ± 0,0006 0,048 0,7196 ± 0,0006 0,052
Nấm Linh Chi (2) 0,7125 ± 0,001 0,091 0,7159 ± 0,0005 0,041 0,7187 ± 0,001 0,081 Tam Thất 0,7126 ± 0,0006 0,052 0,7156 ± 0,0007 0,063
Ngưu Tất 0,7132 ± 0,0005 0,046 0,7164 ± 0,0005 0,044
Từ kết quả phân tích ở Bảng 3.23 và kết quả phân tích phương sai một yếu tố đối với tỷ lệ đồng vị stronti trong các mẫu Nhân Sâm, nấm Linh Chi, Tam Thất, Ngưu Tất (Phụ lục 1-Bảng 1.1) cho Fexp = 117,34 > Fcrit (p = 0,95) = 3,806, nghĩa là tỷ lệ đồng vị 87Sr/86Sr của Nhân Sâm, nấm Linh Chi (Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam) và Tam Thất, Ngưu tất (Trung Quốc, Việt Nam) có sự khác nhau. Tỷ lệ đồng vị stronti của hai mẫu Nhân Sâm Việt Nam (0,7124; 0,7128), hai mẫu Nhân Sâm Trung Quốc (0,7156; 0,7157), hai mẫu Nhân Sâm Hàn Quốc (0,7193; 0,7219). Như vậy Nhân Sâm Trung Quốc có tỷ lệ đồng vị 87Sr/86Sr cao hơn so với Nhân Sâm của Việt Nam. Nhân Sâm Hàn Quốc có tỷ lệ đồng vị 87Sr/86Sr cao hơn nhiều so với cả Nhân Sâm Trung Quốc và Việt Nam.
Tỷ lệ đồng vị stronti trong hai mẫu nấm Linh Chi Việt Nam (0,7120; 0,7125), hai mẫu nấm Linh Chi Trung Quốc (0,7157; 0,7159), hai mẫu nấm Linh Chi Hàn Quốc (0,7187; 0,7196). Ta thấy nấm Linh Chi Hàn Quốc có tỷ lệ đồng vị 87Sr/86Sr cao hơn nhiều so với Trung Quốc và Việt Nam. Nấm Linh Chi của Trung Quốc lại có tỷ lệ đồng vị stronti cao hơn Việt Nam. Tỷ lệ đồng vị stronti trong mẫu Tam Thất và Ngưu Tất Trung Quốc có tỷ lệ đồng vị stronti (0,7156-0,7164) cao hơn mẫu Tam Thất, Ngưu Tất của miền Bắc Việt Nam (0,7126-0,7132). Độ lệch chuẩn của các kết quả phân tích nằm trong khoảng 0,026% và 0,091%, thấp hơn 0,1% trong hầu hết các trường hợp.
Qua kết quả phân tích tỷ lệ đồng vị stronti trong các mẫu Nhân Sâm, nấm Linh Chi của Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam cho thấy có điểm giống nhau là tỷ lệ đồng vị 87Sr/86Sr trong cả Nhân Sâm và nấm Linh Chi của Hàn Quốc là cao nhất, tiếp đó là Trung Quốc và Việt Nam là nhỏ nhất, điều này có thể giải thích là do Nhân Sâm, nấm Linh Chi phản ảnh điều kiện địa lý của nơi chúng được trồng và phát triển. Kết quả xác định tỷ lệ đồng vị stronti trong các mẫu cây thuốc nam ở miền Bắc (Hà Nội) và Miền Nam (Đồng Tháp) thu được ở Bảng 3.24.
Bảng 3.24. Kết quả xác định tỷ lệ đồng vị Sr trong mẫu cây thuốc nam ở Đồng Tháp và Hà Nội (n =4)
STT Cây thuốc 87Chùa Bộc-Hà Nội TP Cao Lãnh-Đồng Tháp Sr/86Sr RSD (%) 87Sr/86Sr RSD (%) 1 Nhọ Nồi 0,7153 ± 0,0006 0,052 0,7172 ± 0,0004 0,034 2 Nghệ 0,7160 ± 0,0007 0,062 0,7184 ± 0,0005 0,041 3 Mã Đề 0,7126 ± 0,0009 0,076 0,7137 ± 0,0006 0,049 4 Hoàn Ngọc 0,7153 ± 0,0009 0,082 0,7176 ± 0,0009 0,082 5 Cam Thảo Đất 0,7152 ± 0,0005 0,041 0,7177 ± 0,0007 0,057 6 Đinh Lăng 0,7157 ± 0,001 0,084 0,7168 ± 0,0009 0,079 7 Cỏ Hôi 0,7125 ± 0,0004 0,032 0,7163 ± 0,0004 0,035 8 Sống Đời 0,7154 ± 0,0006 0,052 0,7163 ± 0,0006 0,054 9 Thầu Dầu Tía 0,7129 ± 0,0007 0,061 0,7168 ± 0,0005 0,042 10 Thủy Xương Bồ 0,7176 ± 0,0008 0,074 0,7191 ± 0,0006 0,051 11 Trinh Nữ Hoàng Cung 0,7167 ± 0,0005 0,043 0,7182 ± 0,0004 0,037 Từ kết quả phân tích ở Bảng 3.24 cho thấy tỷ lệ đồng vị stronti của các mẫu cây thuốc ở Đồng Tháp (miền Nam) (0,7137-0,7191) hầu hết là cao hơn ở Hà Nội (miền Bắc) (0,7125-0,7176). Ở miền Bắc, mẫu Cỏ Hôi (0,7125) và mẫu Mã Đề (0,7126) có tỷ lệ đồng vị stronti thấp nhất, mẫu Thuỷ Xương Bồ có tỷ lệ đồng vị stronti cao nhất (0,7176). Ở miền Nam, mẫu Mã Đề cũng có tỷ lệ đồng vị stronti thấp nhất, mẫu Thuỷ Xương Bồ có tỷ lệ đồng vị stronti cao nhất. Nếu xét riêng từng loại cây thuốc thì tỷ lệ đồng vị stronti ở miền Nam luôn cao hơn miền Bắc.
Kết quả xác định tỷ lệ đồng vị stronti trong đất trồng cây thuốc (Bảng 3.25) cũng cho thấy, đất Đồng Tháp có tỷ lệ đồng vị tronti cao hơn đất Hà nội. Kết quả phân tích thống kê tỷ lệ 87Sr/86Sr trong mẫu cây thuốc ở Đồng Tháp (miền Nam) và Hà Nội (miền Bắc) cho ׀ttính3,25 = ׀ > tchuẩn = 1,72 và P < 0,05 (Phụ lục 1-Bảng 1.2), tỷ lệ 87Sr/86Sr trong mẫu đất trồng cây thuốc ở Đồng Tháp và Hà Nội cho ׀ttính= ׀ 8,34 > tchuẩn = 3,18 và P < 0,05 (Phụ lục 1-Bảng 1.5), điều đó có nghĩa là tỷ lệ 87Sr/86Sr trong cả mẫu đất và mẫu cây thuốc của Hà Nội (miền Bắc) khác Đồng Tháp (miền Nam), Đồng Tháp có tỷ lệ đồng vị stronti cao hơn ở Hà Nội.
Từ các kết quả xác định tỷ lệ đồng vị stronti trong cây thuốc và đất trồng cây thuốc cho thấy có mối tương quan giữa tỷ lệ đồng vị stronti trong cây thuốc và đất trồng cây thuốc. Điều này có thể giải thích chủ yếu do ảnh hưởng của điều kiện địa chất, vị trí địa lý. Độ lệch chuẩn của các kết quả phân tích nằm trong khoảng (0,034%-0,082%).
Bảng 3.25. Kết quả xác định tỷ lệ đồng vị Sr trong mẫu đất trồng cây thuốc (n =4)
STT Kí hiệu mẫu Nơi lấy mẫu 87Sr/86Sr RSD (%) 1 DT 1 TP Cao Lãnh-Đồng Tháp 0,7279 ± 0,0006 0,054 2 DT 2 TP Cao Lãnh-Đồng Tháp 0,7280 ± 0,0008 0,072
3 HN 1 Chùa Bộc-Hà Nội 0,7267 ± 0,0008 0,067
4 HN 2 Chùa Bộc-Hà Nội 0,7269 ± 0,0004 0,034
5 HN 3 Chùa Bộc-Hà Nội 0,7271± 0,0005 0,045