Ảnh hưởng của công suất cao tần (RFP)

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ hoá học nghiên cứu phương pháp phân tích tỷ lệ đồng vị 87sr86sr và một số nguyên tố vi lượng trong cây thuốc, gạo và đất góp phần xác định nguồn gốc định cư của chúng (Trang 48 - 50)

- Đánh giá độ chụm

3.1.1.1.Ảnh hưởng của công suất cao tần (RFP)

Kết quả khảo sát sự phụ thuộc của cường độ tín hiệu phép đo (CPS) vào RFP khi xác định đồng vị 87Sr được trình bày từ Hình 3.1 đến Hình 3.4.

Kết quả biểu diễn sự phụ thuộc cường độ tín hiệu phép đo Sr vào RFP khi CGFR = 1,0 L/ph (Hình 3.1) cho thấy cường độ tín hiệu giảm dần khi RFP tăng từ 900 đến 1500 W. Điều này cho thấy với CGFR = 1 L/phút thì cơng suất cao tần từ 900 W trở lên là quá cao, đồng vị stronti được ion hóa khơng chỉ thành ion mang điện tích đơn (M+) mà cịn thành ion mang điện đơi (M++) hoặc ba... làm cho số

lượng ion M+ giảm đi, dẫn đến cường độ tín hiệu phép đo (CPS) giảm. Do vậy cường tín hiệu phép đo đồng vị 87Sr đạt cực đại ở RFP thấp hơn 900W.

Với CGFR = 1,1 L/ph, khi tăng RFP thì cường độ tín hiệu tăng dần do khi RFP tăng (CGFR và Sde cố định) thì khả năng ion hóa mẫu cũng tăng, số lượng ion M+ hình thành tăng, tuy nhiên RFP tăng đến một mức nào đó thì sự tạo thành ion M+ đạt tối ưu tức cường độ tín hiệu đạt cực đại. Nếu tiếp tục tăng RFP thì cường độ tín hiệu Sr lại giảm do lúc này có sự hình thành các dạng ion khác khơng mong muốn với phép đo ICP-MS, nên hiệu suất tạo ion M+ giảm. Điểm cực đại của đường cong ứng với giá trị tối ưu của RFP. Đường cong phổ với SDe từ 4,5 đến 8,5 thì cực đại RFP nằm trong khoảng từ 1000 đến 1100 W.

Khi CGFR = 1,2 L/ph (Hình 3.3), sự phụ thuộc của cường độ tín hiệu phép đo Sr vào RFP cũng tương tự như trên (Hình 3.2), chỉ khác ở điểm cực đại của các đường cong có sự dịch chuyển về phía phải theo chiều tăng RFP. Do trong trường hợp này CGFR tăng làm lượng mẫu đưa vào vùng plasma cũng tăng nên công suất RFP cần phải tăng. Từ đồ thị ở Hình 3.2 và Hình 3.3 cho thấy cực đại của các đường cong ở CGFR = 1,2 L/ph đều lớn hơn ở CGFR = 1,1 L/ph do lượng mẫu đưa vào tăng sẽ có số lượng M+ tăng.

Với CGFR = 1,3 L/ph (Hình 3.4) khi tăng RFP thì cường độ tín hiệu phép đo Sr cũng tăng và đạt cực đại ở vùng RFP lớn hơn 1500 W. Trường hợp này cũng tương tự như các trường hợp trên khi CGFR tăng tức lượng mẫu đưa vào tăng nên công suất RFP cũng phải tăng.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sỹ hoá học nghiên cứu phương pháp phân tích tỷ lệ đồng vị 87sr86sr và một số nguyên tố vi lượng trong cây thuốc, gạo và đất góp phần xác định nguồn gốc định cư của chúng (Trang 48 - 50)