- Đánh giá độ chụm
3.5.4. Tỷ lệ đồng vị stronti trong mẫu gạo và trong đất trồng lúa
Để xác định tỷ lệ đồng vị 87Sr/86Sr chúng tôi tiến hành thu tổng cộng 16 mẫu gạo trong nước và 10 mẫu gạo các nước Châu Á khác gồm: Thái Lan (2 mẫu), Hàn Quốc (2 mẫu), Campuchia (2 mẫu), Trung Quốc (2 mẫu), Lào (2 mẫu) cùng với một số mẫu đất được lấy tại mãnh đất trồng lúa (đã thu mẫu lúa và xay xát thành gạo) ở một số tỉnh của Việt Nam như Đồng Tháp, Long An, Hưng Yên, Nghệ An. Kết quả xác định tỷ lệ đồng vị 87Sr/86Sr thu được ở Bảng 3.26 và Bảng 3.27.
Bảng 3.26. Kết quả xác định tỷ lệ đồng vị Sr trong các mẫu gạo Việt Nam (n =4)
STT Ký hiệu mẫu Nơi lấy mẫu 87Sr/86Sr RSD (%)
A1 XT-DT Huyện Cao Lãnh-Đồng Tháp 0,7164 ± 0,0005 0,041 A2 OM-DT Huyện Cao Lãnh-Đồng Tháp 0,7174 ± 0,0006 0,049 A3 HT-VL Huyện Long Hồ-Vĩnh Long 0,7191 ± 0,0003 0,025 A4 Z-CT Huyện Thốt Nốt-Cần Thơ 0,7188 ± 0,0003 0,028 A5 544-TG Huyện Cái Bè-Tiền Giang 0,7147 ± 0,0004 0,036 A6 TL-LA Huyện Cần Giuôc-Long An 0,7144 ± 0,0007 0,057 A7 X-LA Huyện Tân Hưng-Long An 0,7178 ± 0,0006 0,056 A8 SeS-TV Huyện Càng Long-Trà Vinh 0,7171 ± 0,0003 0,026
B1 Q5-NA Huyện Huỳnh Lưu-Nghệ An 0,7283 ± 0,0003 0,028 B2 PC-NA Huyện Huỳnh Lưu-Nghệ An 0,7244 ± 0,0004 0,037 B3 PC-HT Huyện Thạch Hà-Hà Tĩnh 0,7288 ± 0,0004 0,038 B4 X23-HT Huyện Thạch Hà-Hà Tĩnh 0,7261 ± 0,0003 0,028 C1 S6-BN Huyện từ Sơn-Bắc Ninh 0,7122 ± 0,0004 0,034 C2 Si-HY Huyện Văn Lâm-Hưng Yên 0,7098 ± 0,0004 0,034 C3 BH-HY Huyện Văn Lâm-Hưng Yên 0,7100 ± 0,0005 0,045 C4 TAM-DB Huyện Mường Thanh-Điện Biên 0,7101 ± 0,0005 0,047
Từ kết quả phân tích ở Bảng 3.26 và kết quả phân tích phương sai một yếu tố đối với tỷ lệ đồng vị stronti trong các mẫu gạo của Việt Nam và gạo nước ngoài (Phụ lục 1-Bảng 1.3) cho Fexp = 4,47 > FCrit (p = 0,95) = 2,71 và trong các mẫu gạo của ba miền (miền Bắc, miền Trung, miền Nam) của Việt Nam (Phụ lục 1-Bảng 1.4) cho Fexp = 96,09 > FCrit (P = 0,95) = 3,81, nghĩa là tỷ lệ đồng vị 87Sr/86Sr của gạo Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Lào có sự khác nhau và gạo của miền Bắc, miền Trung, miền Nam của Việt Nam cũng có sự khác nhau.
Bảng 3.27. Kết quả xác định tỷ lệ đồng vị Sr trong các mẫu gạo Châu Á (n = 4)
STT Nơi lấy mẫu 87Sr/86Sr RSD (%)
D1 Thái Lan 1 0,7341 ± 0,0004 0,030 D2 Thái Lan 2 0,7324 ± 0,0004 0,038 E1 Hàn Quốc 1 0,7104 ± 0,0005 0,047 E2 Hàn Quốc 2 0,7124 ± 0,0003 0,027 F1 Campuchia 1 0,7122 ± 0,0004 0,038 F2 Campuchia 2 0,7118 ± 0,0005 0,042 G1 Trung Quốc 1 0,7108 ± 0,0006 0,053 G2 Trung Quốc 2 0,7110 ± 0,0005 0,048 H1 Lào 1 0,7162 ± 0,0005 0,043 H2 Lào 2 0,7158 ± 0,0005 0,046
Với các mẫu gạo Việt Nam (Bảng 3.26), tỷ lệ đồng vị stronti trong 16 mẫu gạo Việt Nam trong khoảng (0,7098-0,7288). Trong đó, các mẫu gạo ở miền Nam trong khoảng (0,7144-0,7191), gạo miền Bắc trong khoảng (0,7098-0,7122). Các mẫu gạo
ở miền Trung (Nghệ An, Hà Tĩnh) trong khoảng (0,7244-0,7288). Như vậy tỷ lệ đồng vị stronti trong gạo ở miền Nam cao hơn gạo miền Bắc, gạo miền Trung cao nhất, cao hơn các mẫu gạo ở miền Nam và miền Bắc Việt Nam. Tỷ lệ đồng vị trong gạo Si của Hưng Yên (0,7098), Tám Hải Hậu của Điện Biên (0,7101) thấp nhất so với các mẫu gạo của Việt Nam. Tỷ lệ đồng vị trong gạo PC 15 của Hà Tĩnh (0,7288), Quy 5 của Nghệ An (0,7283) cao nhất so với các mẫu gạo của Việt Nam. Dựa trên việc so sánh tỷ lệ đồng vị stronti trong gạo ở ba miền (miền Bắc, miền Nam, miền Trung) có thể dự đốn gạo có tỷ lệ đồng vị cao là gạo được thu hoạch ở miền Trung.
Với các mẫu gạo Châu Á (Bảng 3.27), tỷ lệ đồng vị stronti của 2 mẫu gạo Thái Lan trong khoảng (0,7324-0,7341). Tỷ lệ đồng vị của 2 mẫu gạo Hàn Quốc, 2 mẫu gạo Campuchia, 2 mẫu gạo Trung Quốc nằm trong khoảng (0,7104-0,7124). Mẫu gạo của Lào (0,7158-0,7162) cao hơn mẫu gạo của Hàn Quốc, Campuchia và Trung Quốc. Kết quả xác định tỷ lệ đồng vị trong mẫu gạo của Trung Quốc thì phù với cơng trình trước đó của Oda Hisao, Kawasaki Akira [47]. Như vậy trong các mẫu gạo thí nghiệm (gạo Việt Nam và gạo một số nước Châu Á khác), gạo có tỷ lệ đồng vị stronti cao nhất là gạo Thái Lan.
Từ kết quả phân tích tỷ lệ đồng vị 87Sr/86Sr ở Bảng 3.26 cho thấy có sự biến đổi tỷ lệ đồng vị stronti trong các mẫu gạo trong nghiên cứu này. Do đó tỷ lệ đồng vị stronti cung cấp những thông tin khá đặc trưng để đánh giá nguồn gốc của gạo, gạo ở một số tỉnh miền Nam (Đồng Tháp, Long An, Vĩnh Long, Cần Thơ, Tiền Giang, Trà Vinh) có tỷ lệ đồng vị 87Sr/86Sr trong khoảng (0,7144-0,7191), gạo ở một số tỉnh miền Bắc (Hưng Yên, Điện Biên, Bắc Ninh) trong khoảng (0,7100-0,7122), gạo ở các tỉnh của miền Trung (Nghệ An, Hà Tĩnh) trong khoảng (0,7100-0,7122).
Từ kết quả phân tích phương sai một yếu tố đối với tỷ lệ đồng vị 87Sr/86Sr trong đất trồng lúa ở ba miền (miền Bắc, miền Nam, miền Trung) của Việt Nam (Phụ lục 1-Bảng 1.6) cho Fexp = 15,01 > FCrit (P = 0,95) = 5,79, nghĩa là tỷ lệ đồng vị 87Sr/86Sr trong đất ở miền Bắc, miền Nam, miền Trung có sự khác nhau. Kết quả phân tích ở Bảng 3.28 cho thấy tỷ lệ đồng vị stronti trong đất trồng lúa ở miền Nam gồm Đồng
Tháp, Long An (0,7279-0,7306) cao hơn miền Bắc gồm Hưng Yên (0,7271-0,7272) và miền Trung (Nghệ An) có tỷ lệ đồng vị stronti cao nhất (0,7320-0,7322). Độ lệch chuẩn của các kết quả phân tích trong khoảng (0,027%-0,088%).
Bảng 3.28. Kết quả xác định tỷ lệ đồng vị Sr trong mẫu đất trồng lúa (n = 4)
STT Kí hiệu
mẫu Vị trí lấy mẫu
87Sr/86Sr RSD (%) 2 DT3 Huyện Cao Lãnh-Đồng Tháp 0,7281 ± 0,0006 0,049 3 DT4 Huyện Cao Lãnh-Đồng Tháp 0,7283 ± 0,0007 0,061 4 LA1 Huyện Cần Giuột-Long An 0,7296 ± 0,0007 0,056 5 LA2 Huyện Tân Hưng-Long An 0,7306 ± 0,0005 0,041 9 HY1 Huyện Văn Lâm-Hưng Yên 0,7271 ± 0,001 0,088 10 HY2 Huyện Văn Lâm-Hưng Yên 0,7273 ± 0,0004 0,033 11 NA1 Huyện Huỳnh Lưu-Nghệ An 0,7320 ± 0,0007 0,062 12 NA2 Huyện Huỳnh Lưu-Nghệ An 0,7322 ± 0,0009 0,078
Như vậy kết quả xác định tỷ lệ đồng vị stronti trong các mẫu gạo và mẫu đất ở miền nam (Đồng Tháp, Long An) đều cao hơn miền Bắc (Hưng Yên). Tỷ lệ đồng vị stronti trong các mẫu gạo và mẫu đất ở miền Trung (Nghệ An) cao hơn miền Bắc và miền Nam. Như vậy tỷ lệ đồng vị stronti trong gạo và trong đất trồng lúa có mối tương quan với nhau. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp kết quả nghiên cứu của Oda Hisao và Kawasaki Akira, tỷ lệ đồng vị stronti trong gạo có mối tương quan với tỷ lệ đồng vị stronti trong đất, đá và khơng phụ thuộc vào điều kiện canh tác như phân bón [48].