Đặc điểm nội dung môn Sinh học trong chương trình giáo dục phổ thơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn sinh học bằng bài toán nhận thức theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 29 - 34)

1.3. Đặc điểm chương trình Sinh học trung học phổ thông

1.3.1. Đặc điểm nội dung môn Sinh học trong chương trình giáo dục phổ thơng

phổ thông

Sinh học là một mơn học tự chọn trong nhóm mơn Khoa học tự nhiên ở cấp trung học phổ thông. Sinh học được xây dựng, phát triển trên nền tảng các thành tựu của nhiều ngành khoa học: hóa học, vật lý, toán học, y – dược học,…vì vậy, bản thân nội dung sinh học đã tích hợp các lĩnh vực khoa học đó. Sự tiến bộ và thành tựu của các ngành khoa học đó thúc đẩy sự tiến bộ của Sinh học đồng thời Sinh học cũng hỗ trợ các ngành khoa học đó trong cơng tác nghiên cứu, thực nghiệm.

Sinh học là khoa học thực nghiệm, vì vậy phương pháp đặc trưng của dạy học môn học này nhằm phát huy hết năng lực tìm tịi, khơi gợi cảm hứng khám phá thế giới sống thơng qua các thí nghiệm, các giờ thực địa.

Trong mơn Sinh học có nhiều tình huống, điều kiện để tổ chức HS học tập trải nghiệm vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày, vì thế giới sinh vật gần gũi với HS.

Khoa học sự sống là lĩnh vực có nhiều đổi mới, liên tục cập nhật các thành tựu được phát minh trong lĩnh vực sinh học là nhờ tích hợp nhiều tiến bộ nhanh chóng của các ngành khoa học, cơng nghệ và kỹ thuật trong các lĩnh vực khác.

Sinh học không chỉ đơn thuần là mô tả mà đã là một môn học thực nghiệm dựa trên các nguyên lý sinh học cơ bản và thực tế là sự nâng cao ứng dụng giữa lý thuyết và cơng nghệ hiện đại. Việc này địi hỏi nội dung dạy học của môn Sinh học cần giảm lượng kiến thức có tính mơ tả để qua đó kích thích HS tích cực tìm hiểu, vận dụng các kiến thức sinh học có tính ngun lí và ứng dụng thực tế cao.

Để việc tìm hiểu đi sâu vào kiến thức sinh học theo định hướng trên mà không làm HS mất phương hướng, nặng nề về khối lượng kiến thức, chương trình được thiết kế bằng các chủ đề mang tính khái quát và dành sự quan tâm đặc biết để tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực, khả năng tư duy, trong đó chú ý tổ chức các hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển toàn diện nhận thức của học sinh. Cách tổ chức hoạt động trong giờ học nhằm tạo hứng thú để có nhiều HS lựa chọn mơn Sinh học, mơn học mà từ đó có mối liên hệ mật thiết với các lĩnh vực công nghệ mũi nhọn cần nhiều nhân lực có chất lượng cao cho xã hội hiện đại.

Chương trình quan tâm đặc biệt tăng cường hoạt động thực hành, ứng dụng thực tiễn và các hoạt động thực nghiệm để tìm hiểu về cơng nghệ sinh học; kết hợp với kiến thức có s n trên lớp với một số buổi ngoại khóa trong khi đi thực địa ở các mơi trường tự nhiên, xã hội.

Giáo dục phát triển bền vững và gắn với cuộc sống hàng ngày của HS: CT chú trọng giúp HS phát triển năng lực thích ứng trong một xã hội biến đổi không ngừng; năng lực cùng chung sống và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.

Nội dung Sinh học góp phần phát triển ở HS năng lực gắn khoa học với cuộc sống. Quan tâm tới những nội dung gần gũi với cuộc sống hàng ngày của HS; tăng cường vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn, giúp HS thấy được Sinh học vừa gần gũi, thiết thực với cuộc sống con người, vừa là lĩnh vực hứa hẹn nhiều thành tựu về lý thuyết và công nghệ hiện đại trong bối cảnh của cách mạng Cơng nghiệp 4.0.

Mơn Sinh học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung cốt lõi và năng lực chuyên môn. Môn Sinh học phát triển ở học sinh năng lực tìm hiểu tự nhiên, cụ thể là năng lực sinh học, bao gồm các thành phần là năng lực nhận thức kiến thức sinh học, năng lực tìm tịi, khám phá tự nhiên dưới góc độ sinh học và năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn thơng qua việc hệ thống hố, củng cố kiến thức, phát triển kĩ năng và giá trị cốt lõi của sinh học ở giai đoạn giáo dục cơ bản. Chương trình mơn Sinh học giúp học sinh tiếp tục tìm hiểu các khái niệm, quy luật sinh học làm cơ sở khoa học cho việc ứng dụng tiến bộ sinh học, nhất là tiến bộ của công nghệ sinh học vào thực tiễn đời sống; trên cơ sở đó học sinh định hướng được ngành nghề để tiếp tục học và phát triển sau trung học phổ thơng.

Mục tiêu khái qt đó được cụ thể hố trong mục tiêu môn học ở các lớp 10, 11, 12. Cụ thể là: học hết chương trình sinh học lớp 10, 11, 12 cùng với các cụm chuyên đề học tập, học sinh tìm hiểu được sâu hơn các tri thức sinh học cốt lõi, các phương pháp nghiên cứu và ứng dụng sinh học, các ngun lí và quy trình cơng nghệ sinh học thơng qua các chủ đề: sinh học tế bào; sinh học phân tử; sinh học vi sinh vật; sinh lí thực vật; sinh lí động vật;

di truyền học; tiến hoá và sinh thái học. Nghiên cứu sâu nội dung các chủ đề đó, học sinh có thể tự xác định được các ngành nghề phù hợp để lựa chọn học tiếp sau trung học phổ thông, đồng thời phát triển các năng lực chung và năng lực tìm tịi khám phá thế giới sống.

1.3.2. Vai trị của bài tốn nhận thức trong tổ chức dạy học Sinh học phát triển năng lực học sinh

Bài toán nhận thức trong nội dung dạy học vừa là mục đích vừa là nội dung, vừa là phương pháp dạy học, vì sử dụng bài tốn nhận thức để tổ chức dạy học, học sinh sẽ chiếm lĩnh kiến thức qua đó hình thành và phát triển năng lực khám phá khoa học:

+ Theo quan niệm triết học: Bài toán nhận thức vừa là điểm xuất phát vừa là phương tiện, là sản phẩm trung gian trước khi con người nhận thức được sự vật, hiện tượng khách quan. Bài toán nhận thức là điểm xuất phát, là phương tiện nhận thức sự vật, hiện tượng vì nó là tình huống có vấn đề mà con người có thể chưa từng biết về cái đó mà lại có nhu cầu nhận biết về kiến thức đó. Là điểm xuất phát vì con người bắt đầu tư duy từ thởi điểm xuất hiện vấn đề cần khám phá; là phương tiện vì trong bài tốn nhận thức đã chứa đựng logic giữa cái đã biết và cái chưa biết, lơ - gic đó định hướng tìm tịi, khám phá cái chưa biết, là sản phẩm trung gian của quá trình nhận thức vì trước một tình huống khách quan con người phải phát hiện, diễn đạt thành vấn đề thì mới có định hướng tiến tới tiếp theo. Để nhận thức ra sự vật, hiện tượng đó, chúng ta phải quan sát, phân tích tổng hợp sử dụng trí tuệ từ đó tìm ra thao tác tư duy hợp lý coi BTNT là sản phẩm trung gian, là cầu nối trước khi con người nhận ra sự vật, hiện tượng khách quan. Trước khi đi đến khái niệm hồn chỉnh thì người học phải giải quyết được hàng loạt bài toán cụ thể để tạo ra dấu hiệu chung và dấu hiệu chưa biết để rồi từ bài toán cụ thể để tạo ra dấu hiệu chung và dấu hiệu chưa biết để rồi từ bài tốn đó hiểu được khái niệm cần lĩnh hội.

+ Theo quan niệm lô - gic: BTNT là cơng cụ tổ chức q trình biến đổi tri thức thành nhận thức lơ - gic. Trong bài toán nhận thức chứa đựng cái đã biết và cái chưa biết làm cho bài tốn cơ đọng và lơ - gic nhất để tìm ra đáp án bài toán. Nếu xác lập được mối quan hệ giữa biết và chưa biết nó sẽ xây dựng được bài tốn nhận thức có tính khái qt cao, chứa đựng dung tích truyền tải thơng tin cao và có khả năng kích thích tư duy trừu tượng và cụ thể, tạo cho HS có ý thức lĩnh hội kiến thức đạt kết quả cao nhất.

+ Theo quan niệm giáo dục học: BTNT là phạm trù của lý luận dạy học bao gồm 5 giá trị cơ bản:

- Có sự gia cơng chu đáo bằng cách điều chỉnh giữa cái đã biết và cái chưa biết phù hợp với mục đích dạy học.

- BTNT phải được thiết kế dựa trên các thơng tin đã có trong thực tiễn để từ đó biến đổi những nhận thức đơn lẻ thành các nhận thức mang tính hệ thống bên trong sự vật, hiện tượng.

- BTNT là cơ sở để tổ chức hóa hoạt động người học để tác động vào hai hành vi s n có của người học và tận dụng tối ưu hành vi đã có thể xây dựng hành vi mới.

+ Các khái niệm sinh học, quy luật sinh học trong nhận thức sinh học là mơ hình ngơn ngữ, mơ hình lơ - gic về thế giới sống được các nhà khoa học, xây dựng nên, là công biến đổi sự kiện rời rạc thành mơ hình ngơn ngữ tạo thành sản phẩm lơ gíc để phục vụ lại cho nhân loại tìm hiểu, cải biến thế giới sống. Mỗi BTNT có nhiều mức độ biểu hiện ở số lượng và chất lượng các ẩn số chứa đựng bên trong giả thiết và kết luận. Việc giải bài tốn đó phụ thuộc vào năng lực nhận thức của mỗi cá thể cho nên trong dạy học việc sử dụng BTNT đúng trình độ, số lượng, thời lượng sẽ tạo cơ hội phân hóa người học một cách tối ưu.

Trong quá trình dạy học mỗi bài học phải hướng tới một chủ đề. Nội dung chủ đề đó được mã hóa trong bài tốn nhận thức để khi dạy học có thể tổ

chức học sinh tìm tịi qua một q trình lơ – gic sẽ phát hiện ra kiến thức mới. Người học tự mình chiếm lĩnh kiến thức, tự mình rèn luyện được năng lực nhận thức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn sinh học bằng bài toán nhận thức theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 29 - 34)