Khái quát về tình hình kinh tế xã hội huyện Thanh Ba

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn sinh học bằng bài toán nhận thức theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 50)

2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Ba đã đánh giá sát tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, đề ra nhiều chủ trương, biện pháp lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện mang lại hiệu quả thiết thực. Ngay từ đầu nhiệm kỳ, do tác động của suy thoái kinh tế, sức ép lạm phát khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Trước tình hình đó, huyện đã có nhiều chính sách và các biện pháp nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn đối với các doanh nghiệp và thực hiện kịp thời công tác khuyến công nên sản xuất công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp, xây dựng của huyện có bước phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 5,7%. Hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ, thương mại ổn định và ngày càng phát triển, đáp ứng được nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trong huyện. Đặc biệt, phát triển nông, lâm nghiệp – thủy sản luôn được huyện quan tâm và coi đó là lĩnh vực quan trọng. Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về phát triển chương trình nơng nghiệp trọng điểm, đồng thời chỉ đạo rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch ngành nông, lâm nghiệp – thủy sản và phát triển các vùng nguyên liệu; chú trọng mở rộng diện tích lúa lai chất lượng cao và đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Nhờ đó, 5 năm qua, sản xuất nơng, lâm nghiệp – thủy sản có tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm theo giá trị tăng thêm đạt 5,71%; năng suất cây lương thực bình quân đạt 53 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực bình

quân đạt 42.700 tấn/năm. Hơn thế, mơ hình cánh đồng mẫu lớn được triển khai ở Thanh Ba đã mang lại hiệu quả tích cực. Đây là một trong những giải pháp quan trọng, lâu dài để đưa sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững theo hướng sản xuất hàng hóa.

Giai đoạn 2010 – 2015, huyện Thanh Ba đã xác định xây dựng kết cấu hạ tầng giao thơng, thủy lợi, kiên cố hóa trường học là 1 trong 3 khâu đột phá, do đó, Đảng bộ huyện đã tập trung chỉ đạo cải tạo, nâng cấp hệ thống đường giao thông. Hiện tỷ lệ cứng hóa đường giao thơng của huyện là 53,8%. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất trường, lớp học, các thiết chế văn hóa, các dự án điện nơng thơn được đầu tư xây dựng, tu bổ phục vụ nhu cầu của nhân dân trong huyện. Tổng số vốn đầu tư trong 5 năm qua là 5.735 tỷ đồng (tăng 3.413 tỷ so với nhiệm kỳ trước). Nhờ tích cực huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư, sau 5 năm triển khai chương trình xây dựng nơng thơn mới, trung bình huyện đạt 11,1 tiêu chí, tăng 6 tiêu chí so với năm 2010. Trong đó, xã Đơng Thành đã được cơng nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2014. Phấn đấu trong năm 2015, huyện Thanh Ba có thêm 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Song song với những thành tựu về kinh tế, lĩnh vực văn hóa – xã hội của huyện cũng có bước phát triển khá. Quy mơ, mạng lưới trường, lớp học được duy trì ổn định. Hằng năm, tồn bộ học sinh hồn thành chương trình tiểu học, số học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hàng năm đều tăng. Mạng lưới y tế từ huyện đến cơ sở được củng cố và tăng cường, chất lượng khám chữa bệnh ngày một tiến bộ, góp phần nâng cao sức khỏe cho bà con nhân dân trên địa bàn. Các chương trình giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động được quan tâm và đạt kết quả tốt. Trong 5 năm, đã có hơn 10.000 lượt lao động được giải quyết việc làm, trong đó xuất khẩu hơn 1.000 lao động, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

Có thể khẳng định, những kết quả về kinh tế - xã hội của Thanh Ba đã thể hiện năng lực lãnh đạo của Đảng bộ huyện trong nhiệm kỳ qua. Trong quá

trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu đề ra, Đảng bộ huyện luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao trình độ chun mơn và lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Từ 2010 – 2015 đã cử 16 cán bộ đi học cao cấp lý luận chính trị, 345 cán bộ đi học trung cấp lý luận chính trị, 5 cán bộ đi học cao học… Toàn Đảng bộ hiện có 6.800 đảng viên sinh hoạt tại 48 chi, Đảng bộ cơ sở. Trung bình hằng năm có trên 75% tổ chức cơ sở Đảng đạt trong sạch, vững mạnh, khơng có tổ chức cơ sở Đảng yếu kém.

2.1.2. Tình hình phát triển giáo dục

2.1.2.1. ội ngũ CBQL – GV

Trong những năm gần đây sự nghiệp giáo dục huyện Thanh Ba có những bước phát triển cả về quy mô, chất lượng và cơ sở vật chất.

Đội ngũ cán bộ , giáo viên được chuẩn hố, trình độ chun mơn nghiệp vụ được nâng cao. Công tác bồi dưỡng CBQL, GV được thực hiện thường xuyên với nhiều hình thức và nội dung phong phú, phù hợp với đối tượng. Sở GD và ĐT cũng tạo điều kiện cho GV đi đào tạo chuẩn hoá và trên chuẩn.

2.1.2.2. C sở vật hất, quy mô tr ờng, p

Cơ sở vật chất của các trường từng ngày được bổ sung các trang thiết bị hiện đại, cảnh quan được xây dựng khoa học, xanh mát. Tất cả các phòng học đã được nâng cấp và đang hướng tới chuẩn hoá, hiện đại hoá; năm học 2015- 2016 đã được xây dựng mới, sửa chữa một số phòng học đã cũ, xây mới nhà điều hành, cải tạo phòng truyền thống, phịng máy tính, mua thêm các hóa chất, dụng cụ, tranh ảnh phục vụ các môn học thực nghiện,...

Hiện nay 2 trường THPT trong huyện đã được trang bị phịng máy vi tính để tăng cường dạy môn tin học và hướng nghiệp dạy nghề trong nhà trường, phòng học ngoại ngữ. Tuy nhiên việc sử dụng phòng máy cũng như các trang thiết bị hỗ trợ trong dạy và học chưa thực sự hiệu quả.

2.1.2.3. Vài nét về tr ờng HP h nh B , huy n h nh B , tỉnh Phú họ

Tháng 11 năm 1965, Trường cấp III Thanh Ba (nay là trường THPT Thanh Ba) được thành lập theo quyết định của UBND tỉnh Phú Thọ. Năm học đầu tiên trường chỉ có 04 lớp (02 lớp 8, 02 lớp 9) với 224 học sinh và 15 thầy, cô giáo, cán bộ nhân viên. Ra đời giữa lúc đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh bắn phá ác liệt Miền Bắc nên trường phải sơ tán nhiều nơi trong địa bàn hai xã Yên Nội và Ninh Dân. Sau khi kết thúc chiến tranh, đất nước thống nhất trường trở về đóng trên địa bàn xã Ninh Dân, huyện Thanh Ba cho đến nay. Trải qua 48 năm xây dựng và trưởng thành, cơ sở vật chất ban đầu chỉ là mái nhà tranh, vách đất, đến nay trường đã khang trang đầy đủ khn viên thống đãng, sạch đẹp. Trường đã đào tạo gần 2 vạn học sinh có đủ tài, trí bổ sung nhân lực cho xã hội, ở các cấp ngành từ Trung ương đến địa phương, nhiều thế hệ học sinh trưởng thành từ mái trường đã và đang đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học kĩ thuật quân sự của đất nước. Tất cả các chỉ tiêu giáo dục đều ổn định ở mức cao và có bước phát triển so với những năm học trước. Trong những năm gần đây, Trường THPT Thanh Ba liên tục được công nhận là trường tiên tiến xuất sắc và có nhiều thành tích nổi bật được khen thưởng. Năm học 2004 - 2005 trường được UBND tỉnh Phú Thọ tặng cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua khối THPT, được nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng ba. Từ năm học 2008 - 2009 đến năm học 2012 - 2013 nhà trường liên tục được UBND tỉnh Phú Thọ công nhận danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” và được Bộ giáo dục và đào tạo tặng bằng khen . Có thể thấy 48 năm một chặng đường đầy gian nan thử thách. Biết bao khó khăn đã vượt qua để xây dựng nên mái trường THPT Thanh Ba hiện nay. Với truyền thống của mình, thầy và trị trường THPT Thanh Ba, thế hệ hôm nay phát huy những thành quả đã đạt được.

2.1.2.4. Vài nét về tr ờng HP Y n Kh , huy n h nh B , tỉnh Phú họ

Trường THPT Yển Khê tuyển sinh trên địa bàn 8 xã miền núi của huyện Thanh Ba. Tỷ lệ học sinh con hộ nghèo và cận nghèo chiếm trên 40%;

học sinh con gia đình sống bằng nghề nơng chiếm 94%, đời sống kinh tế rất khó khăn nên việc chăm lo đầu tư cho con em học tập còn hạn chế. Là trường ra đời muộn hơn so với các trường trong khối THPT trên địa bàn huyện Thanh Ba, Trường THPT Yển Khê gặp nhiều khó khăn như một số bộ mơn thiếu giáo viên, cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học hạn chế. Đây chính là trở ngại trong việc thu hút học sinh khá, giỏi thi vào trường, dẫn đến chất lượng đầu vào một số năm thấp. Bên cạnh đó, một bộ phận cha mẹ học sinh, phải đi làm ăn xa để mưu sinh nên chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em mình. Năm năm trở về trước, trường THPT Yển Khê chỉ có 10 phịng học cấp 4, còn lại là khu đất trống, cỏ dại mọc đầy nằm chờ dự án đầu tư xây dựng. Sau đó, UBND tỉnh quyết định xây mới nhà hai tầng với 10 phịng học nhằm xóa bỏ tình trạng học 2 ca của thầy, trò Yển Khê. Cơ sở vật chất tối thiểu phục vụ cho hoạt động dạy và học: phòng học, bàn ghế học sinh, bàn ghế phòng hội đồng sư phạm, nhà ở cho cán bộ, giáo viên, nhân viên cũng được tăng cường và nâng cấp. Để tạo điều kiện cho công tác giảng dạy, phục vụ nhu cầu học tập của học sinh, trường đã làm tốt cơng tác xã hội hóa, mọi nguồn lực được huy động cho đầu tư cơ sở vật chất như mua sách tham khảo, mua mới bàn ghế, sửa nhà tập thể cho giáo viên, làm đường đi trong khuôn viên trường, xây mới tường rào để đảm bảo an ninh. Hiện trường có 50 máy vi tính, 7 máy chiếu… riêng nhà lớp học bộ môn đang tiếp tục xây dựng, cố gắng hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm học mới. Tuy nhiên, để đạt trường chuẩn Quốc gia, cơ sở vật chất của trường còn thiếu rất nhiều hạng mục như thư viện, phòng học ngoại ngữ, kho thiết bị…

2.2. Thực trạng hoạt động dạy học môn Sinh học theo định hƣớng phát triển năng lực học sinh trung học phổ thông

2.2.1. Thực trạng xác định mục tiêu dạy học

Thực trạng xác định mục tiêu dạy học ở các trường THPT trên địa bàn huyện Thanh Ba được thể hiện tại bảng 2.8 dưới đây:

Bảng 2.1. Mức độ xác định mục tiêu dạy học

TT Tiêu chí Mức đánh giá (%) Tốt TB Yếu X Xếp thứ bậc

1 Nhận biết 36 (30) 69 (57,5) 15 (12,5) 120 1,22 1 2 Thông hiểu 35 (29,2) 65 (54,2) 20 (16,6) 120 1,13 2 3 Vận dụng 27 (22,5) 81 (67,5) 12 (10) 120 1,08 3 4 Vận dụng cao 21 (17,5) 75 (62,5) 24 (20) 120 1,02 4

Xác định mục tiêu dạy học ở mức “Nhận bi t” và “ hông hi u” tuy được các ý kiến đánh giá ở mức cao nhất trong các tiêu chí, song vẫn đạt ở mức trung bình . Thực trạng trên là do một số GV trong q trình giảng dạy HS cịn lơ là việc xác định mục tiêu của bài học, chưa chú trọng việc thực hiện mục tiêu bài học là hình thành cho các em những điều gì? Chưa quen với việc xác định mục tiêu một cách cụ thể, chi tiết, rõ ràng của từng bài học nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu giáo dục chung của giáo dục THPT.

Xác định mục tiêu dạy học ở mức “Vận ng o” đạt mức thấp nhất. Nội dung này thể hiện tinh thần đổi mới dạy học trong bối cảnh hiện nay, chuyển từ dạy học truyền đạt kiến thức cho học sinh sang dạy học nhằm hình thành năng lực cho học sinh. Nhưng ở các trường THPT trên địa bàn huyện Thanh Ba lại chưa chú trọng và đẩy mạnh.

2.2.2. Thực trạng xác định trọng tâm bài học môn sinh học của giáo viên

Dạy học bám sát mục tiêu bài học là một yêu cầu có bản của quá trình dạy học. Quá trình lên lớp phải được thiết kế, xây dựng sao cho người học được trang bị những kiến thức, kỹ năng ở mức độ mà mục tiêu bài học đề ra. Như vậy mục tiêu bài học là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, soạn bài, chuẩn bị giáo án lên lớp của GV, giúp GV có định hướng nhất định, không làm nội dung bài học bị dàn trải hay bị chệch hướng ... Qua khảo sát cho thấy tuy dạy học bám sát mục tiêu bài học là quan trọng nhưng đa số GV chưa chú trọng điều này, thể hiện ở tỷ lệ chỉ có 62,5 % GV thực hiện một cách thường xuyên.

Với câu hỏi: Mức độ nhận biết kiến thức trọng tâm bài học đối với thầy cơ giáo như thế nào?

a. Bình thường b. Khó khăn c. Rất khó khăn Qua khảo sát với 16 GV tác giả thu được kết quả:

Bảng 2.2. Mức độ nhận biết kiến thức trọng tâm bài học

STT Mức độ Tỷ lệ nhận biết

SL %

1 Bình thường 12 75,0 2 Khó khăn 5 31,25 3 Rất khó khăn 3 18,75

Từ kết quả trên cho thấy khó khăn trong việc xác định trọng tâm bài học trong SGK hiện nay của GV đã phần nào ảnh hưởng đến việc đảm bảo dạy kiến thức trọng tâm cơ bản cho HS. Việc xác định chưa rõ hoặc chưa đúng kiến thức trọng tâm sẽ khiến cho giờ học chưa hiệu quả, không đảm bảo mục tiêu dạy học, ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục nói chung.

2.2.3. Thực trạng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn sinh học

Trong thực tế một số GV Sinh học vẫn chưa thực sự thấm nhuần tính cấp thiết, tầm quan trọng, bản chất và cách thức đổi mới PPDH Sinh học, hiểu biết về cơ sở lý luận, thực tiễn của đổi mới PPDH còn chưa sâu sắc. Phần nhiều các thầy, cô vẫn tập trung truyền thụ kiến thức theo hình thức thuyết trình, xen kẽ hỏi đáp, hầu như khơng thể phát huy tính tích cực, tự giác ở học sinh, từ đó khơng kích thích tư duy HS làm sự tiếp thu kiến thức diễn ra một chiều, thụ động.

Hình thức tổ chức dạy học cịn đơn điệu, dạy học lý thuyết trên lớp là chủ yếu. Các hình thức dạy học cá nhân, ngồi lớp trong môi trường tự nhiên chưa được thực hiện, hoặc thực hiện chưa có hiệu quả. Việc tạo động cơ học tập đúng đắn cho HS và các hình thức khen thưởng, động viên người học chưa được GV quan tâm một cách thích đáng. Nhìn chung giờ học Sinh học chưa mang lại nhiều hứng thú cho HS. Khảo sát sự đánh giá của 16 GV về hiệu quả của các PPDH môn Sinh học tác giả thu được kết quả:

Bảng 2.3. Đánh giá của GV về hiệu quả của các PPDH môn Sinh học

STT Phương pháp dạy học

Mức độ

Hiệu quả Ít hiệu quả Khơng hiệu quả

SL % SL % SL % 1 Thuyết trình 16 100 0 0 0 0 2 Đàm thoại 12 75 4 25 0 0 3 Thực hành 4 25 12 75 0 0 4 Ngoại khoá 10 62.5 6 37.5 0 0 5 DH theo nhóm 8 50 8 50 0 0 6 Sử dụng BTNT 4 25 4 50 8 25

Khảo sát 420 HS về một số PPDH mà thầy cô giáo thường xuyên sử dụng trong giờ học, tác giả thu được kết quả:

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát học sinh về phương pháp dạy học

STT Phương pháp dạy học

Mức độ sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn sinh học bằng bài toán nhận thức theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện thanh ba, tỉnh phú thọ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)